Tầng hầm là không gian phổ biến khi xây nhà trong đô thị vì giải quyết được chỗ đậu xe và hệ thống kỹ thuật, cũng như chống ẩm khá tốt cho tầng trệt và tăng diện tích sử dụng hữu ích. Vậy muốn xây dựng tàng hầm thì cần làm đơn như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin xây dựng tầng hầm là gì?
Mẫu đơn xin xây dựng tầng hầm là mẫu đơn với các nội dung và thông tin về việc xây dựng tầng hầm gửi đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
Mẫu đơn xin xây dựng tầng hầm là mẫu đơn được lập ra với mục đích gửi đế cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt để xin được xây dựng tầng hầm
2. Mẫu đơn xin xây dựng tầng hầm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……., ngày…tháng…năm……
Đơn xin xây dựng tầng hầm
Kính gửi: – Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/huyện……
–Bộ xây dựng………
– Thông tư số …/……/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng.
Tôi tên là:…………. Sinh ngày:………
Số CMND/CCCD:…………
Nơi cấp:………………….. cấp ngày……tháng……năm……
Tại:…………..
Địa chỉ thường trú:……
Địa chỉ hiện tại:………
Số điện thoại:……
Lý do viết đơn:
Muốn được xin cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng nhà ở có thiết kế tầng hầm. Cụ thể như sau:
Tên chủ hộ:………
Địa chỉ liên hệ:……
Số nhà:………………đường……………phường (xã)…………
Tỉnh, thành phố:………
Số thiện thoại:………………..
Địa điểm xây dựng:……
Lô đất số:………. diện tích ……………..m2
Tại:……
Phường (xã)……. quận (huyện)………..
Tỉnh, thành phố:………
Nội dung của giấy cấp phép
– Cấp công trình:……
– Diện tích xây dựng tầng 1:……… m2
Tổng diện tích sàn:……. m2
Chiều cao công trình:………….m
Tầng 1:………..m2
Tầng 2: :…………m2
Tầng hầm:……. …….m2
Dự kiến thời gian hoàn thành công trình:…………..tháng
Cam kết tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Xét thấy, Khoản 1 Điều 56
“ Điều 56. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng
1. Dự án đầu tư xây dựng phải được thẩm định trước khi quyết định đầu tư……… “
Tôi kính đề nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh……… tiến hành công tác thẩm định dự án đầu tư. Sau đó cấp giấy phép xây dựng để tôi có thể nhanh chóng triển khai kế hoạch xây dựng nhà ở
Tôi cam kết những thông tin trên là hoàn toàn chính xác, trung thực và bản thân hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin này.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm đơn xin xây dựng tầng hầm:
– Ghi thông tin cá nhân đầy đủ:
+ Tôi tên là:…Sinh ngày:……
+ Số CMND/CCCD:…
+ Nơi cấp:….. cấp ngày……tháng……năm……
Tại:……
Địa chỉ thường trú:………
Địa chỉ hiện tại:……
Số điện thoại:………
– Trình bày nội dung
Tôi tên là:… Sinh ngày:……
Số CMND/CCCD:……..
Nơi cấp:…….. cấp ngày……tháng……năm……
Tại:………
Địa chỉ thường trú:……
Địa chỉ hiện tại:…
Số điện thoại:………
– Lưu ý viết rõ thời gian dự kiến hoàn thành
4. Thông tin pháp lý liên quan về xin xây dựng tầng hầm:
Tại Luật xây dựng quy định một số nội dung như:
Về Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng quy định:
– Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của từng địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với quốc phòng, an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu.
– Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.
– Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.
– Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.
– Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
– Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ các điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình xây dựng và công việc theo quy định của Luật này.
– Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.
– Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng.
Quy định về Chủ đầu tư như sau:
– Chủ đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án hoặc khi phê duyệt dự án.
– Tùy thuộc nguồn vốn sử dụng cho dự án, chủ đầu tư được xác định cụ thể như sau:
+ Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng;
+ Đối với dự án sử dụng vốn vay, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân vay vốn để đầu tư xây dựng;
+ Đối với dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng dự án, hợp đồng đối tác công tư, chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thỏa thuận thành lập theo quy định của pháp luật;
+ Dự án không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này do tổ chức, cá nhân sở hữu vốn làm chủ đầu tư.
+ Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, người quyết định đầu tư dự án giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực làm chủ đầu tư; trường hợp không có Ban quản lý dự án thì người quyết định đầu tư lựa chọn cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện để làm chủ đầu tư.
– Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đối với Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng như sau:
– Dự án đầu tư xây dựng phải được giám sát, đánh giá phù hợp với từng loại nguồn vốn như sau:
+ Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng theo nội dung và tiêu chí đánh giá đã được phê duyệt;
+ Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá về mục tiêu, sự phù hợp với quy hoạch liên quan, việc sử dụng đất, tiến độ đầu tư xây dựng và bảo vệ môi trường.
– Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng vốn nhà nước, vốn đóng góp của cộng đồng và vốn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước phải thực hiện giám sát của cộng đồng. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại khu vực xây dựng tổ chức thực hiện giám sát của cộng đồng.
– Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Quy định về Thẩm định dự án đầu tư xây dựng như sau:
– Dự án đầu tư xây dựng phải được thẩm định trước khi quyết định đầu tư.
– Hồ sơ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng gồm:
+
+ Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;
+ Các tài liệu, văn bản có liên quan.
– Nội dung thẩm định dự án theo quy định tại Điều 58 của Luật Xây dựng
Căn cứ vào các nội dung trong quy định của luật xây dựng 2014 có thể thấy muốn xây dựng nói chung và xin xây dựng tầng hầm nói riêng đều phải dựa trên quy định của pháp luật để đảm bảo không vi phạm các quy định và an toàn trong xây dựng, muốn xin xin xây dựng tầng hầm thì cần đề đạt đơn lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về việc cung cấp mẫu đơn xin xây dựng tầng hầm, hướng dẫn làm đơn xin xây dựng tầng hầm, ngoài ra cung cấp thêm các thông tin pháp lý liên dựa trên quy định của Luật xây dựng 2014.