Đất đai là một trong những thành tố có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng trong thực tiễn đời sống của mỗi người. Nó có tầm ảnh hưởng to lớn đến đời sống người dân, cũng như sự phát của đất nước. Liên quan đến đất đai có rất nhiều vấn đề phát sinh. Một trong số đó là việc xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp. Dưới đây là bài phân tích về mẫu đơn xin xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp mới nhất
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp mới nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-
…..ngày…..tháng….năm….
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TẠM
Kính gửi: ……
1. Tên chủ đầu tư:
– Người đại diện: ……Chức vụ: ……
– Địa chỉ liên hệ: ………
– Số nhà: ………
– Phường (xã): …………
– Tỉnh, thành phố: ………
– Số điện thoại:…………
2. Địa điểm xây dựng:
–Lô đất số: ……Diện tích ……m2
–Tại:………đường ………
–Phường (xã) ………Quận (huyện) ………
– Tỉnh, thành phố ………
– Nguồn gốc đất: ……
3. Nội dung xin phép xây dựng tạm:
– Loại công trình: …….Cấp công trình: ……
– Diện tích xây dựng tầng 1: ……m2; tổng diện tích sàn: ……m2.
– Chiều cao công trình: ………..m; số tầng: ……
4. Đơn vị hoặc người thiết kế:
– Địa chỉ: ………
– Điện thoại: …………
5. Tổ chức, cá nhân thẩm định thiết kế (nếu có):
– Địa chỉ: ……… Điện thoại: …
– Giấy phép hành nghề (nếu có): ……Cấp ngày: ………
Phương án phá dỡ (nếu có): ………
Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: ………..tháng.
Tôi xin cam kết làm theo đúng giấy phép được cấp và tự dỡ bỏ công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch theo thời gian ghi trong giấy phép được cấp. Nếu không thực hiện đúng cam kết tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
NGƯỜI LÀM ĐƠN
2. Nguyên tắc sử dụng đất đai:
– Điều 6
+ Thứ nhất, các đối tượng thực hiện sử dụng đất phải đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
+ Thứ hai, trong quá trình sử dụng đất phải tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
+ Thứ ba, người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Một trọng những nguyên tắc mang tính chất trọng tâm trong quá trình sử dụng đất là người sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích. Mục đích sử dụng đất thực chất là là cách thức mà Nhà nước phân loại đất đai và yêu cầu người quản lý phải tuân thủ các quy định khi giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Với từng loại đất khác nhau sẽ có mục đích sử dụng khác nhau. Người sử dụng đất phải tuân thủ việc sử dụng đất đúng mục đích. Trong trường hợp sử dụng đất sai với mục đích, cá nhân, tổ chức sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
– Mục đích sử dụng đất của đất nông nghiệp là để canh tác, trồng trọt (sản xuất sản phẩm nông nghiệp. Theo quy định tại Điều 10 Luật đất đai 2013, đất nông nghiệp được chia nhỏ theo nhiều mục đích sử dụng như sau:
+ Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm.
+ Đất trồng cây lâu năm.
+ Đất dùng để chăn nuôi.
+ Đất rừng phòng hộ.
+ Đất rừng đặc dụng.
+ Đất rừng sản xuất.
+ Đất nuôi trồng thủy sản, làm muối.
Như vậy, đất nông nghiệp được sử dụng với mục đích là để sản xuất nông nghiệp, mọi hoạt động sử dụng trái với mục đích sử dụng trên là không được phép.
3. Điều kiện xin xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp:
Muốn được xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp, cá nhân, tổ chức sử dụng đất phải tuân thủ đảm bảo những điều kiện nhất định sau đây:
– Thứ nhất, công trình xây dựng nhà tạm đó phải nằm trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch điểm dân cư nông thôn.
– Thứ hai, công trình xây dựng nhà tạm phải phù hợp với mục đích sử dụng đất, mục đích đầu tư.
– Thứ ba, công trình xây dựng nhà tạm phải đảm bảo an toàn cho công trình, và các công trình lân cận.
– Thứ tư, công trình xây dựng nhà tạm phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường, phòng cháy chữa cháy, hạ tầng kỹ thuật, phải có hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông,…
– Thứ năm, hồ sơ thiết kế của công trình nhà tạm phải đáp ứng quy định.
– Thứ sáu, việc xây dựng nhà tạm phải phù hợp với quy mô công trình và thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
– Thứ bảy, chủ đầu tư phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng tạm hết hạn và không yêu cầu bồi thường đối với phần công trình phát sinh.
– Thứ tám, đối với giấy phép xây dựng tạm chỉ cấp cho từng công trình, nhà ở riêng lẻ, không cấp theo giai đoạn và dự án.
Có thể thấy, Nhà nước đã đưa ra những quy định tương đối cụ thể và rõ ràng về những quy định xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp. Như đã phân tích, mục đích sử dụng đất nông nghiệp là sản xuất, mà người sử dụng đất phải sử dụng đúng với mục đích của đất đai. Do đó, nếu không thuộc những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định, người sử dụng đất sẽ không thể xây dựng trên đất nông nghiệp.
Thực tế, nhà tạm là những ngôi nhà, dự án, công trình được xây dựng tạm thời trên đất nông nghiệp vào những mục đích nhất định, thường là phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp chỉ được cấp phép trong thời gian ngắn, không cấp theo giai đoạn và dự án. Những quy định này nhằm mục đích bảo vệ nguyên tắc của Nhà nước và pháp luật về việc sử dụng đúng mục đích sử dụng đất. Bởi nếu cho xây dựng bừa bãi, không đúng loại đất, sẽ gây ra sự bất ổn trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước; đồng thời, nó khiến trật tự xã hội không được ổn định.
4. Thủ tục xin xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp:
Xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp là trường hợp đặc biệt trong công tác sử dụng và quản lý đất đai. Do đó, khi đảm bảo đáp ứng những điều kiện của luật về xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp, các cá nhân, tổ chức có nhu cầu phải tiến hành theo những thủ tục nhất định.
4.1. Hồ sơ xin xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp:
Hồ sơ xin xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp cần đảm bảo đầy đủ các giấy tờ như sau:
– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Bản trích đo bản đồ địa chính (nếu chuyển mục đích một phần thửa)
– Bản vẽ thiết kế xin phép xây dựng công trình (2 bản chính).
Chỉ khi đảm bảo đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ như trên, người sử dụng đất mới có thể nộp lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xin xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp. Những giấy tờ trong hồ sơ xin xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp để Nhà nước xem xét xem người sử dụng đất có đảm bảo các điều kiện để xây dựng nhà tạm hay không.
4.2. Quy trình xin xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp:
Quy trình xin xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp cần phải đảm tuân thủ theo quy trình gồm các bước cụ thể sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép xây nhà tạm trên đất nông nghiệp
Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền
Người sử dụng đất có nhu cầu xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp cần phải gửi hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện. Đối với những nơi chưa có bộ phận 1 cửa, bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và môi trường.
Bước 3: Các cơ quan nhà nước tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và xem xét hồ sơ của người có yêu cầu. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và trao phiếu nhận cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc không hợp lệ thì các bộ phận tiếp nhận có trách nhiệm
Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ tài chính
Cá nhân sẽ thực hiện đóng thuế theo quy định của Nhà nước.
Bước 5: Trả kết quả
Trong vòng không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; các cơ quan chức có thẩm quyền sẽ trả kết quả cho người dân. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian trả kết quả không quá 25 ngày.