Khi người dân sản xuất, canh tác trên đất nông nghiệp sẽ phát sinh nhu cầu xây dựng chuồng trại trên đất. Vây, tự ý xây dựng chuồng trại trên đất nông nghiệp có được không? Trường hợp nào phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin xây dựng chuồng trại trên đất nông nghiệp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc
—————-
…,ngày …tháng…năm…
ĐƠN XIN XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI
Số: …/ĐXXDCT
Kính gửi: Văn phòng đăng kí đất đai cấp….
– Căn cứ vào Luật xây dựng của nước CHXNCN Việt Nam
– Căn cứ Thông tư 02/2015/TT/BTNMT
1. Tên chủ đầu tư: …..
– Người đại diện:…..Chức vụ: …..
– Địa chỉ liên hệ: …..
2. Địa điểm tiến hành xây dựng
– Lô đất số: …..Diện tích:…
– Nằm tại địa chỉ: …..
– Có nguồn gốc đất là: …..
3. Nội dung xin giấy phép xây dựng nhà tạm
– Loại công trình muốn xây dựng: …..
– Lý do xây dựng: …..
– Cấp công trình: …..
– Diện tích xây dựng: …..
– Chiều cao công trình: …..
4. Đơn vị hoặc cá nhân chịu trách nhiệm thiết kế:
– Tên đơn vị/ cá nhân: …..
– Địa chỉ: …..
– Số điện thoại: …..
– Email liên hệ: …..
5. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thẩm định thiết kế
– Tên đơn vị/ cá nhân: …..
-Giấy phép hành nghề: …..
– Địa chỉ: …..
– Số điện thoại: …..
– Email liên hệ: …..
Nội dung viết đơn: …..
Do đó căn cứ các điều:…..
Tôi mong muốn được cấp phép để xây dựng chuồng trại chăn nuôi phát triển kinh tế .
Tôi xin cam kết mọi thông tin trong đơn này là chính xác. Tôi sẽ thực hiện, làm theo những gì được quy định bởi pháp luật và giấy phép được cấp. Nếu không thực hiện đúng cam kết, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Đồng thời tháo dỡ công trình khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.
Tôi chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
2. Xây dựng chuồng trại trên đất nông nghiệp có phải xin phép?
2.1. Những trường hợp phải đăng ký biến động đất đai:
Đăng ký biến động đất đai là thủ tục bắt buộc trong một số trường hợp được quy định tại Khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013, theo đó:
– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản mong muốn đổi tên và đáp ứng đủ điều kiện để được phép đổi tên;
– Trên thực tế đất có sự thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất thì phải làm thủ tục đăng ký biến động đất;
– Theo thời gian sử dụng có sự phát sinh thêm tài sản gắn liền trên đất như xây thêm nhà, công trình được cho phép thì Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;
– Người dân có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
– Thời hạn sử dụng đất có sự thay đổi ví dụ nhà nước gia hạn thêm thời gian sử dụng đất;
– Nhà nước chuyển đổi hình thức nhà nước thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này;
– Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;
– Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;
– Khi xảy ra tranh chấp đất đai, đã thực hiện thủ tục hòa giải tại Uỷ ban nhân dân xã và đạt được thỏa thuận thì thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;
– Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;
– Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.
2.2. Quy định về việc xây dựng chuồng trại trên đất nông nghiệp:
Theo pháp luật Đất đai, nhà nước quy định nghĩa vụ chung của người sử dụng đất: Đất phải được sử dụng đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đảm bảo quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, và bảo vệ công trình công cộng trong lòng đất. Nếu người dân muốn sử dụng đất khác với mục đích sử dụng đất ban đầu thì phải xin phép và làm thủ tục biến động đất.
Tuy nhiên, có những trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép nhưng phải làm thủ tục đăng kí biến động sử dụng đất: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 02/2015/TT/TT-BTNMT được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động là: Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác ví dụ chuyển đất trồng cây sang đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm.
Như vậy, nhà nước giao đất nông nghiệp cho người dân sử dụng để phục vụ mục đích canh tác, trồng trọt, chăn nuôi là cho phép sử dụng đất đó để hỗ trợ việc sản xuất thì không bị pháp luật nghiêm cấm. Đương nhiên, việc xây dựng chuồng trại, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo đúng tính chất, mục đích sử dụng đất theo quy định pháp luật, việc xây dựng sản xuất không được gây ảnh hưởng lớn đến những người xung quanh và đảm bảo vệ sinh môi trường..
Trên thực tế, có những hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng lán trại, chuồng trại nuôi nhốt động vật hoang dã hoặc những loài động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ mà nhà nước quy định. Hoặc người dân tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất như chuyển đất nông nghiệp thành đất nhà ở,… Những việc làm này là trái với pháp luật khi bị phạt xử phạt vi phạm hành chính thậm chí là bị truy tố trách nhiệm hình sự. Hành động tự phát này cũng một phần cho thấy việc quản lý, quy hoạch đất chưa chặt chẽ và còn nhiều lúng túng.
2.3. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai:
Bước 1. Người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất thì cần chuẩn bị một bộ hồ sơ, gồm có:
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư số
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).
Bước 2: Nơi tiếp nhận
Cách 1: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ người dân có thể nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
Cách 2: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai quận/huyện nơi có bất động sản đó. Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Bước 3: Trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận vào Đơn đăng ký; xác nhận mục đích sử dụng đất vào Giấy chứng nhận; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có); trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
3. Mức phạt khi không thực hiện đăng ký biến động đất đai:
Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, quy định xử phạt sẽ có mức áp dụng riêng cho từng khu vực tại nông thôn hay tại đô thị:
– Tại khu vực nông thôn:
Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định tại các điểm a, b, h, i, k và i khoản 4 Điều 95 của
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động;
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động.
– Mức phạt tại khu vực đô thị:
Không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Ngoài việc bị xử phạt hành chính về mức tiền theo quy định thì khi có hành vi vi phạm Cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người đang sử dụng đất trong các trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
–
– Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
– Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính.