Khi sinh viên đã hoàn thành chương trình học đại học và cần xác nhận tốt nghiệp trong thời gian chưa được cấp bằng đại học, sinh viên có thể làm đơn gửi đến trường nhằm xin xác nhận tốt nghiệp. Vậy mẫu đơn xin xác nhận tốt nghiệp có nội dung và hình thức ra sao, có những lưu ý gì khi soạn thảo mẫu đơn?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin xác nhận tốt nghiệp trường đại học là gì, mục đích của mẫu đơn là gì?
Mẫu đơn xin xác nhận tốt nghiệp trường đại học là văn bản được sinh viên lập ra để xin được xác nhận tốt nghiệp trường đại học, nội dung đơn nêu rõ nội dung xin xác nhận, thông tin người làm đơn…
Mục đích của đơn xin xác nhận tốt nghiệp trường đại học:
2. Mẫu đơn xin xác nhận tốt nghiệp trường đại học:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————————
…, ngày … tháng … năm .…
ĐƠN XIN XÁC NHẬN TỐT NGHIỆP
Kính gửi: – Hiệu trưởng trường (1)……..
– Phòng Đào tạo trường ……………
Tôi là: (2)………….. Ngày sinh:…………..
CMND số ………… cấp ngày ………… tại …………..
Hộ khẩu thường trú: ………
Số điện thoại: ……… Email: ……………
Tôi làm đơn này xin nhà trường xác nhận nội dung sau:
Tôi đã được Hiệu trưởng trường …………… cấp Bằng cử nhân với nội dung sau:
Ngành học: …………
Năm tốt nghiệp: ………
Xếp loại tốt nghiệp: ………
Hình thức đào tạo: ………
Lý do xin xác nhận: ………
Kính mong các phòng ban tạo điều kiện và phản hồi sớm cho tôi.
Tôi chân thành cảm ơn!
Nội dung xác nhận của Phòng Đào tạo
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Ghi rõ tên trường đại học mà sinh viên theo học;
(2) Người viết đơn ghi rõ thông tin của mình: họ và tên, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, số điện thoại;
(3) Lý do xin xác nhận.
4. Những quy định về chương trình học yêu càu tại trường đại học:
4.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với mỗi trình độ của giáo dục đại học:
Được quy định tại Điều 7 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT
1. Khối lượng học tập của chương trình đào tạo, của mỗi thành phần hoặc của mỗi học phần trong chương trình đào tạo được xác định bằng số tín chỉ.
– Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá;
– Đối với hoạt động dạy học trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện tối thiểu 15 giờ giảng hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận trong đó một giờ trên lớp được tính bằng 50 phút.
2. Khối lượng học tập tối thiểu của một chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam, cụ thể như sau:
– Chương trình đào tạo đại học: 120 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành;
– Chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7: 150 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành; hoặc 30 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành;
– Chương trình đào tạo thạc sĩ: 60 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành;
– Chương trình đào tạo tiến sĩ: 90 tín chỉ với người có trình độ thạc sĩ, 120 tín chỉ với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành.
3. Khối lượng học tập tối thiểu đối với các chương trình đào tạo song ngành phải cộng thêm 30 tín chỉ, đối với chương trình đào tạo ngành chính – ngành phụ phải cộng thêm 15 tín chỉ so với chương trình đào tạo đơn ngành tương ứng.
4.3. Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo:
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo như sau:
1. Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo:
– Phải thể hiện rõ vai trò của từng thành phần, học phần, sự liên kết logic và bổ trợ lẫn nhau giữa các thành phần, học phần đảm bảo thực hiện mục tiêu, yêu cầu tổng thể của chương trình đào tạo;
– Phải thể hiện rõ đặc điểm và yêu cầu chung về chuyên môn, nghề nghiệp trong lĩnh vực, nhóm ngành ở trình độ đào tạo, tạo điều kiện thực hiện liên thông giữa các ngành và trình độ đào tạo; đồng thời thể hiện những đặc điểm và yêu cầu riêng của ngành đào tạo;
– Phải quy định rõ những thành phần chính yếu, bắt buộc đối với tất cả người học; đồng thời đưa ra các thành phần bổ trợ, tự chọn để người học lựa chọn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân;
– Phải định hướng được cho người học đồng thời đảm bảo tính mềm dẻo, tạo điều kiện cho người học xây dựng kế hoạch học tập cá nhân theo tiến độ và trình tự phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân.
2. Mỗi thành phần, học phần của chương trình đào tạo phải quy định mục tiêu, yêu cầu đầu vào và đầu ra, số tín chỉ và nội dung, đặc điểm chuyên môn; đóng góp rõ nét trong thực hiện mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
3. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo đại học và chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7:
– Giáo dục đại cương bắt buộc bao gồm các môn lý luận chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng – an ninh theo quy định hiện hành;
– Đối với các chương trình đào tạo song ngành, ngành chính – ngành phụ, chương trình đào tạo cần được cấu trúc để thể hiện rõ những thành phần chung và những phần riêng theo từng ngành;
– Đối với chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7, yêu cầu khối lượng thực tập tối thiểu 8 tín chỉ.
4. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo thạc sĩ:
– Định hướng nghiên cứu: khối lượng nghiên cứu khoa học từ 24 đến 30 tín chỉ, bao gồm 12 đến 15 tín chỉ cho luận văn, 12 đến 15 tín chỉ cho các đồ án, dự án, chuyên đề nghiên cứu khác;
– Định hướng ứng dụng: thực tập từ 6 đến 9 tín chỉ; học phần tốt nghiệp từ 6 đến 9 tín chỉ dưới hình thức đề án, đồ án hoặc dự án.
5. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo tiến sĩ:
– Tối thiểu 80% nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ;
– Tối đa 16 tín chỉ các học phần, môn học bắt buộc hoặc tự chọn đối với đầu vào trình độ thạc sĩ;
– Tối thiểu 30 tín chỉ các học phần, môn học bắt buộc hoặc tự chọn đối với đầu vào trình độ đại học.