Trong trượng hợp mà bưu điện không thể hoạt động ở địa điểm này nữa mà phải đổi địa điểm hoạt động thì cần thực hiện việc xác nhận việc thời điểm chuyển bưu điện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin xác nhận thời điểm chuyển bưu điện là gì?
Bưu chính Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư có trách nhiệm áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn bưu chính gồm an toàn đối với thư, bưu phẩm, bưu kiện và đối với nhân viên; an toàn đối với mạng bưu chính công cộng và mạng chuyển phát. Người sử dụng dịch vụ có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định của Bưu chính Việt Nam và của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư về an toàn bưu chính và an ninh thông tin.
Đơn xin xác nhận thời điểm chuyển bưu điện là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền xác nhận thời điểm mà chủ thể này thực hiện việc chuyển bưu điện đối với một hoặc một số hàng hóa, thư từ,… xác định nào đó.
Đơn xin xác nhận thời điểm chuyển bưu điện thể hiện mong muốn của cá nhân, tổ chức gửi tới cơ quan có thẩm quyền đề nghị xác nhận thời điểm chuyển bưu điện.
2. Mẫu đơn xin xác nhận thời điểm chuyển bưu điện:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN XIN XÁC NHẬN THỜI ĐIỂM CHUYỂN BƯU ĐIỆN
Kính gửi: -Bưu điện/Công ty …
Ông … – Giám đốc bưu điện/công ty …
(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền)
Tên tôi là: … Sinh năm: …
Chứng minh nhân dân số: … do CA … cấp ngày…/…./……
Hộ khẩu thường trú: …
Hiện đang cư trú tại: …
Số điện thoại liên hệ: …
(Nếu là tổ chức thì trình bày thông tin sau:
Công ty: …
Địa chỉ trụ sở: …
Giấy đăng ký doanh nghiệp số: … do Sở kế hoạch và đầu tư … cấp ngày…/…/…..
Hotline: …. Số Fax (nếu có): …
Người đại diện theo pháp luật: …. Sinh năm: …
Chức vụ: …
Chứng minh nhân dân số: … Do CA… cấp ngày…/…./……
Nơi thường trú: ….
Hiện đang cư trú tại: …
Số điện thoại liên hệ: …
Căn cứ đại diện: …)
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan/công ty/Ông/Bà/… sự việc sau:
Tôi là: … (tư cách làm đơn, như, cá nhân sử dụng dịch vụ … của Quý cơ quan/công ty/Ông/Bà…. vào ngày …/…/… để chuyển… tới…(1)
(Phần này, bạn trình bày hoàn cản dẫn đến việc bạn làm đơn, ví dụ, bạn đã tiến hành làm văn bản và gửi văn bản này qua bưu điện để yêu cầu một chủ thể nào đó thực hiện nghĩa vụ của bản thân nhưng chủ thể này lại không thừa nhận việc này, do vậy, bạn cần có xác nhận về thời điểm đã gửi văn bản này của bưu điện để chứng minh việc bạn đã có văn bản yêu cầu người này thực hiện nghĩa vụ trước đó…)
Và vì những lý do sau: …
(Bạn đưa ra lý do để thuyết phục bên xác nhận rằng đề nghị của bạn là hợp lý, hợp pháp để người này thực hiện việc xác nhận cho bạn)
Tôi làm đơn này kính đề nghị Quý cơ quan/công ty/Ông/Bà… xác nhận thời điểm chuyển bưu kiện số: …, cụ thể, thông tin của bưu kiện như sau:
Người gửi: …
Địa chỉ cư trú: …
Số điện thoại liên hệ: …
Người nhận: …
Địa chỉ cư trú: …
Số điện thoại liên hệ: …
Người nhận: …
Loại bưu phẩm: …
Khối lượng: …
Thời điểm gửi bưu kiện: … giờ … phút ngày … tháng … năm …
Thời điểm nhận bưu kiện: …giờ….phút ngày… tháng….. năm …
(Bạn đưa ra các thông tin mà bạn cần xác nhận)
Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước Quý cơ quan/công ty/Ông/Bà/… về tính trung thực của những thông tin này.
Kính mong Quý cơ quan/công ty/Ông/Bà/… xem xét và xác nhận thời điểm đã gửi bưu kiện mà tôi đã nêu trên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Kèm theo đơn này, tôi xin gửi kèm những văn bản, tài liệu sau (nếu có): … (bạn nêu rõ tình trạng, số lượng văn bản gửi kèm)
Xác nhận của……………
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin xác nhận thời điểm chuyển bưu điện chi tiết nhất:
-Kính gửi: -Bưu điện/Công ty … -Ông … – Giám đốc bưu điện/công ty … (Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền)
-(1) Phần này, bạn trình bày hoàn cản dẫn đến việc bạn làm đơn, ví dụ, bạn đã tiến hành làm văn bản và gửi văn bản này qua bưu điện để yêu cầu một chủ thể nào đó thực hiện nghĩa vụ của bản thân nhưng chủ thể này lại không thừa nhận việc này, do vậy, bạn cần có xác nhận về thời điểm đã gửi văn bản này của bưu điện để chứng minh việc bạn đã có văn bản yêu cầu người này thực hiện nghĩa vụ trước đó…
4. Một số quy định về bưu điện:
Theo Nghị định 157 /2014/NÐ – CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về bưu chính
Tại Điều 21: Điều kiện kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư
1.Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện nêu tại khoản 2, khoản 3 Điều 21 được kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Doanh nghiệp được kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư nằm ngoài phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng tại điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định 157 /2014/NÐ – CP.
Thư là thông tin trao đổi dưới dạng văn bản được đóng gói, dán kín, có khối lượng đơn chiếc không quá hai kilôgram (2kg) và có địa chỉ nhận. Những chỉ dẫn chung về nơi nhận cũng được coi là địa chỉ nhận.
2.Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư trong nước:
a) Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
b)Có phương án kinh doanh khả thi, đạt hiệu quả kinh tế, mang lại lợi ích cho xã hội;
c)Có kinh nghiệm tối thiểu 5 năm trong lĩnh vực bưu chính hoặc chuyển phát;
d)Có các biện pháp, điều kiện cần thiết đảm bảo an toàn và an ninh thông tin;
đ)Đạt kết quả kinh doanh tốt đối với trường hợp phải thử nghiệm cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của Bộ Bưu chính, Viễn thông.
3.Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư quốc tế:
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm b, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 21, tổ chức cá nhân khi kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư quốc tế, còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
a)Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Pháp luật Việt Nam, trừ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài trong doanh nghiệp liên doanh kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư trên cơ sở đề xuất của Bộ Bưu chính, Viễn thông và Bộ kế hoạch và Đầu tư.
b)Có thỏ thuận với đối tác nước ngoài để chuyển phát thư ra nước ngoài, nhận thư từ nước ngoài về phát tại Việt Nam.
c)Có kinh nghiệm tối thiểu 5 năm trong lĩnh vực bưu chính quốc tế, chuyển phát quốc tế.
4.Bộ Bưu chính, Viễn thông quyết định các trường hợp phải thử nghiệm dịch vụ trước khi cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư
Như vậy, được kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép thì doanh nghiệp cần đáp ứng các Điều kiện sau: được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Có phương án kinh doanh khả thi, đạt hiệu quả kinh tế, mang lại lợi ích cho xã hội; Có kinh nghiệm tối thiểu 5 năm trong lĩnh vực bưu chính hoặc chuyển phát; Có các biện pháp, điều kiện cần thiết đảm bảo an toàn và an ninh thông tin; Ngoài ra thì doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Pháp luật Việt Nam, trừ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài trong doanh nghiệp liên doanh kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư trên cơ sở đề xuất của Bộ Bưu chính, Viễn thông và Bộ kế hoạch và Đầu tư.
Tại Điều 23. Hồ sơ và thủ tục cấp phép
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm:
a) Đơn đề nghị cấp phép của doanh nghiệp;
b) Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp;
d) Đề án cung cấp dịch vụ;
đ) Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ; bảng giá cước; mẫu hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ hoặc chứng từ, vận đơn; nguyên tắc và mức bồi thường;
e) Báo cáo kết quả thử nghiệm(đối với trường hợp có yêu cầu thử nghiệm)
2. Bộ Bưu chính, Viễn thông thực hiện cấp hoặc từ chối cấp giấy phép trong thời hạn không quá 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp từ chối, Bộ Bưu chính, Viễn thông phải có văn bản giải thích lý do.
Tại Điều 24:Sửa đổi, bổ sung, cấp giấy phép mới
1.Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư phải đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép khi có sự thay đổi về nội dung của giấy phép đã được cấp.
Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép gồm:
a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép;
b) Báo cáo mô tả chi tiết nội dung sửa đổi, bổ sung trong giấy phép;
c) Các tài liệu liên quan khác.
2.Trước khi hết hạn giấy phép 6 tháng, doanh nghiệp muốn tiếp tục kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư phải làm thủ tục cấp giấy phép mới. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép mới;
b) Báo cáo kết quả kinh doanh;
c) Đề án cung cấp dịch vụ trong giai đoạn tiếp theo;
d) Các tài liệu liên quan khác.
3. Bộ Bưu chính, Viễn thông thực hiện việc cho phép hoặc từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp giấy phép mới trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Như vậy, Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư phải đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép khi có sự thay đổi về nội dung của giấy phép đã được cấp.hoặc trước khi hết hạn giấy phép 6 tháng, doanh nghiệp muốn tiếp tục kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư phải làm thủ tục cấp giấy phép mới. Không phải lúc nào doanh nghiệp đề nghị sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép thì cũng được đáp ứng mà Bộ Bưu chính, Viễn thông thực hiện việc cho phép hoặc từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp giấy phép mới trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.