Đơn xin xác nhận thành viên hộ gia đình hiện nay là một trong các giấy tờ rất cần thiết phổ biến trong cuộc sống hàng ngày khi thực hiện các giao dịch pháp lý. Mẫu đơn xin xác nhận được cập nhật rất dễ dàng, dưới đây Luật Dương Gia xin gửi tới quý khách hàng mẫu đơn xin xác nhận thành viên trong hộ gia đình mới nhất như sau:
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin xác nhận thành viên trong hộ gia đình mới nhất
Đơn xin xác nhận thành viên trong hộ gia đình là mẫu được sử dụng rất phổ biến khi cần dùng để xác định thông tin của cá nhân thành viên trong gia đình nhằm mục đích làm thủ tục công chứng, chứng thực giấy tờ đất đai có liên quan; xác nhận thừa kế; xác nhận các thủ tục hành chính khác… Mẫu đơn gồm các nội dung cụ thể như sau: thông tin cá nhân của từng thành viên trong hộ gia đình; mục đích xin xác nhận… Thẩm quyền xác nhận cho việc xin xác nhận thành viên trong hộ gia đình sẽ thuộc về Cơ quan công an xã/phường tại nơi hộ gia đình đăng ký thường trú. Quý khách hàng có thể tham khảo mẫu đơn cụ thể dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN
XÁC NHẬN THÀNH VIÊN TRONG HỘ GIA ĐÌNH
Kính gửi: Ban công an phường/xã ………….
Họ và tên người khai: ……….
Năm sinh: ……
Dân tộc: ……………
Nơi thường trú/tạm trú: ………..
Tôi làm đơn này, kính đề nghị Ban Công an phường/xã ……………. xác nhận cho tôi nội dung sau: Ngày ………………, hộ gia đình ông …………. được Ủy ban nhân dân phường/xã ……………. cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ………..
Nay, tôi làm đơn này, kính đề nghị Ban công an phường/xã ………………. xác nhận cho tôi nội dung là: Tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …………. (như nêu trên), trong Hộ gia đình ông ……………………. gồm có các thành viên sau:
1. Ông/Bà …………….. Sinh năm …… CMND số ……….
Thường trú tại: …………
2. Ông/Bà ………………. Sinh năm …… CMND số ………..
Thường trú tại: ………..
3. Ông/Bà …………Sinh năm …… CMND số ……..
Thường trú tại: ……
4. Ông/Bà ………………. Sinh năm …… CMND số ………
Thường trú tại: ………..
Ngoài những người có tên nêu trên, Hộ gia đình tôi không còn thành viên nào khác và chỉ những người có tên nêu trên là người có quyền sử dụng đối với thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ………..
Mục đích của việc xin xác nhận: Làm các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình.
……….., ngày ….. tháng ….. năm ……..
NGƯỜI VIẾT ĐƠN (Ký, ghi rõ họ và tên) |
XÁC NHẬN CỦA BAN CÔNG AN PHƯỜNG/XÃ ……………..
Trên đây là những quy định của pháp luật cụ thể về hộ gia đình cũng như trách nhiệm pháp lý của từng thành viên trong hộ gia đình; quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình. Việc xác định thông tin của từng thành viên trong hộ gia đình luôn luôn là cần thiết.
1. Hộ gia đình được hiểu như thế nào?
1.1. Khái niệm hộ gia đình:
Dưới góc độ xã hội học, gia đình được hiểu là một thiết chế xã hội, trong đó con người có mối quan hệ huyết thống hoặc chung sống với nhau. Gia đình là tế bào của xã hội, mang ý nghĩa rất lớn trong xã hội; là hình thức tổ chức xã hội quan trọng nhất của cá nhân dựa trên cơ sở hôn nhân – quan hệ vợ chồng; huyết thống – quan hệ cha mẹ con với nhau, anh chị em trong gia đình.
Khái niệm gia đình theo quy định của
Thuật ngữ hộ gia đình hiện nay cũng có được nhắc đến trong các quy định pháp luật nhưng vẫn chưa có một văn bản nào định nghĩa rõ ràng thế nào là hộ gia đình. Thực tiễn căn cứ vào
Hộ gia đình tham gia vào các quan hệ dân sự, điều này được quy định rất rõ tại Điều 101 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
– Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết.
Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện.
– Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai.
1.2. Đặc điểm của hộ gia đình:
Có thể xác định những dấu hiệu để nhận biết một hộ gia đình tham gia quan hệ pháp luật dân sự cụ thể như sau:
– Về số lượng tập hợp từ 02 thành viên trở lên
– Giữa các thành viên có sự ràng buộc trong mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng
– Cùng nhau chung sống trong một địa chỉ thuộc một đơn vị hành chính nhất định
– Có tài sản và cùng tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung đó bằng cách đóng góp tài sản hoặc công sức để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực đời sống gia đình như nông, lâm, ngư, nghiệp hoặc các lĩnh vực sản xuất khác.
3. Quy định pháp lý của hộ gia đình trong quan hệ dân sự:
Hộ gia đình là chủ thể quan hệ dân sự khi các thành viên của một gia đình có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong các quan hệ sản xuất hay trong quan hệ sử dụng đất; các hoạt động kinh doanh khác do pháp luật quy định.
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 tại Điều 212 thì tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan.
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 về sở hữu chung của vợ chồng.
Về phương diện pháp lý, chủ hộ gia đình sẽ là đại diện cho các thành viên trong gia đình để tham gia các giao dịch dân sự vì mục đích chung của cả hộ gia đình đó. Việc xác định chủ hộ có thể là cha, mẹ hoặc một thành viên nào đó khác trong gia đình được sự thỏa thuận của mọi người đồng ý làm chủ hộ. Khi tham gia các giao dịch, chủ hộ có thể ủy quyền cho các thành viên khác trong gia đình theo đúng trình tự pháp luật để đại diện mình tham gia xác lập quan hệ giao dịch dân sự.
Và nếu như có vấn đề gì phát sinh từ các giao dịch đó, hộ gia đình phải chịu trách nhiệm toàn bộ về nghĩa vụ bằng tài sản chung của cả hộ gia đình do chính người đại diện của hộ gia đình nhân danh các thành viên khác trong hộ gia đình xác lập và thực hiện. Đối với những trường hợp liên quan đến tài sản chung thì các thành viên trong hộ gia đình phải chịu trách nhiệm liên đới theo quy định tại Điều 288 quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015:
– Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
– Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
– Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.
– Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.
4. Trách nhiệm pháp lý của hộ gia đình:
Điều 103 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về trách nhiệm dân sự của các thành viên hộ gia đình, cụ thể:
– Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình được bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung của các thành viên.
– Trường hợp các thành viên không có hoặc không đủ tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ chung thì người có quyền có thể yêu cầu các thành viên thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 288 của Bộ luật Dân sự.
– Trường hợp các bên không có thỏa thuận, hợp đồng hợp tác hoặc luật không có quy định khác thì các thành viên chịu trách nhiệm dân sự quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này theo phần tương ứng với phần đóng góp tài sản của mình, nếu không xác định được theo phần tương ứng thì xác định theo phần bằng nhau.
Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình được sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai năm 2013. Căn cứ theo khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật Dân sự năm 2015
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014