Mẫu đơn xin xác nhận quốc tịch Việt Nam là văn bản được ban hành để xác nhận quốc tịch công dân Việt Nam, hiện nay đang được sử dụng theo Mẫu TP/QT-2020-XNCQTVN Điều 4 ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành, hướng dẫn sử dụng, quản lý mẫu sổ quốc tịch và mẫu giấy tờ về quốc tịch.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin xác nhận quốc tịch Việt Nam mới nhất:
… (1) Số: …/XNCQTVN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc …, ngày … tháng … năm … |
Ảnh 4 x 6 (chụp không quá 6 tháng) | GIẤY XÁC NHẬN CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM … (2) |
Căn cứ Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam;
Xét đề nghị của ông/bà (3): … về việc xác nhận có quốc tịch Việt Nam cho (4) …
XÁC NHẬN:
Họ, chữ đệm, tên (4): … Giới tính: …
Ngày, tháng, năm sinh: …
Nơi sinh (5): …
Quốc tịch (6): …
Hộ chiếu/Giấy tờ có giá trị thay thế (7): … số: … do: …, cấp ngày … tháng … năm …
Nơi cư trú: …
Có quốc tịch Việt Nam.
Giấy này có giá trị sử dụng 06 tháng kể từ ngày được cấp./.
NGƯỜI KÝ GIẤYXÁC NHẬN
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên, chức vụ và đóng dấu)
Lưu ý trong quá trình điền mẫu đơn xin xác nhận quốc tịch Việt Nam:
(1) Cần phải ghi tên của cơ quan cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, nếu đó là Sở tư pháp thì bắt buộc phải ghi tên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố và Sở tư pháp. Ngược lại, nếu đó là cơ quan đại diện thì bắt buộc phải ghi tên của cơ quan đại diện và tên nước trụ sở của cơ quan đại diện đó.
(2) Ghi tên cơ quan cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam. Ví dụ: Sở Tư pháp thành phố Hà Nội.
(3) Nếu là nam thì gạch chéo (bà), nữ thì gạch chéo ông và ghi họ, chữ đệm, tên (cần phải được ghi bằng chữ in hoa, có dấu) của công chức được giao nhiệm vụ tham mưu giải quyết hồ sơ.
(4) Ghi họ, chữ đệm, tên (cần phải được ghi bằng chữ in hoa, có dấu) của người được cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam theo Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế.
(3) và (4) Ví dụ: Xét đề nghị của ông Nguyễn Minh M, công chức làm công tác quốc tịch của Sở Tư pháp, về việc cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam cho Nguyễn Thu T.
(5) Ghi địa danh ba cấp hành chính hoặc tên cơ sở y tế (trong trường hợp công dân sinh ở Việt Nam) hoặc ghi theo tên thành phố, quốc gia đã đăng ký khai sinh (nếu sinh ra ở nước ngoài). Ví dụ: Thành phố Postdam, Cộng hòa liên bang Đức.
(6) Trường hợp đang có quốc tịch nước ngoài thì ghi chính xác tên quốc gia mang quốc tịch theo phiên âm quốc tế hoặc ghi chính xác tên quốc gia mang quốc tịch theo phiên âm tiếng Việt. Ví dụ: Malaysia hoặc Ma-lay-xi-a; trường hợp có từ hai quốc tịch trở lên thì ghi rõ từng quốc tịch.
(7) Ghi rõ tên của giấy tờ được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: Hộ chiếu.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam bao gồm những gì?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về thành phần hồ sơ đề nghị xin cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam. Theo đó, thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận của quốc tịch Việt Nam đang được thực hiện theo quy định tại tiểu mục 3 Mục I ban hành kèm theo Quyết định 1021/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực quốc tịch thuộc phạm vi chức năng của Bộ Tư pháp. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, trong trường hợp có giấy tờ chứng minh quốc tịch thì sẽ bao gồm các loại tài liệu và giấy tờ sau đây:
– tờ khai xác nhận có quốc tịch Việt Nam theo mẫu do pháp luật quy định;
– Hai ảnh với kích thước 4cm x 6cm;
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc các loại giấy tờ có giá trị thay thế khác vẫn đang trong thời gian sử dụng được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền một trong các loại giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều 11 của Văn bản hợp nhất luật quốc tịch Việt Nam năm 2014, hoặc các loại giấy tờ tương tự do chính quyền cũ trước đây cung cấp, trong đó bao gồm cả giấy khai sinh trong đó không có phần quốc tịch hoặc phân quốc tịch bị bỏ trống.
Thứ hai, trong trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch thì sẽ bao gồm các loại tài liệu và văn bản như sau:
– Tờ khai xác nhận quốc tịch Việt Nam theo mẫu do pháp luật quy định;
– Hai ảnh với kích thước 4cm x 6cm, chụp trong khoảng thời gian 06 Tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
– Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hoặc các loại giấy tờ khác có giá trị pháp lý thay thế được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn đang trong thời gian sử dụng;
– Tờ khai lý lịch và các loại giấy tờ để phục vụ cho hoạt động xác minh quốc tịch, trong đó bao gồm: Bản sao các loại giấy tờ về nhân thân, giấy tờ về hộ tịch, giấy tờ về quốc tịch của ông bà, của cha mẹ, của anh chị em ruột, của con cái, hoặc bản sao giấy tờ có nội dung liên quan đến quốc tịch của các đương sự do các chế độ cũ trước đây cung cấp trước giai đoạn 30 tháng 04 năm 1975, bản sao giấy tờ trên đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc trên đó có phản ánh quốc tịch gốc Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp.
3. Thủ tục cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam ở trong nước như thế nào?
Trình tự và thủ tục xin cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam sẽ được thực hiện theo quy định tại tiểu mục 3 Mục I ban hành kèm theo Quyết định 1021/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp. Theo đó, trình tự thực hiện được ghi nhận như sau:
– Khi có nhu cầu xác nhận quốc tịch Việt Nam, cần phải chuẩn bị hồ sơ để nộp tới Sở tư pháp. Người yêu cầu có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu điện tới sở tư pháp nơi công dân đó đang cư trú;
– Đối với trường hợp đáp ứng đầy đủ cơ sở để xác định quốc tịch Việt Nam, Sở tư pháp sẽ tiến hành hoạt động kiểm tra và đối chiếu danh sách những người đã được thôi quốc tịch Việt Nam hoặc danh sách những người bị tước quốc tịch Việt Nam. Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở tư pháp sẽ xem xét và cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam theo mẫu do pháp luật quy định đối với người nộp hồ sơ;
– Trong trường hợp nhận thấy trường hợp nộp hồ sơ không đáp ứng đầy đủ điều kiện và cơ sở để xác định quốc tịch Việt Nam, trường hợp không có đầy đủ giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, Sở tư pháp sẽ đề nghị lên Bộ tư pháp và công an cấp tỉnh nơi người yêu cầu đang cư trú hoặc nơi người yêu cầu thường trú cuối cùng trên lãnh thổ Việt Nam để tiến hành hoạt động xác minh. Trong trường hợp có nghi ngờ tính xác thực của các thành phần hồ sơ giấy tờ, Sở tư pháp sẽ đề nghị các cơ quan và tổ chức có liên quan tra cứu và xác minh các hồ sơ giấy tờ đó. Trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị tra cứu và xác minh của Sở tư pháp, Bộ tư pháp và các cơ quan tổ chức khác có liên quan cần phải trả lời bằng văn bản. Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu xác minh của các cơ quan có liên quan, Sở tư pháp sẽ xem xét và cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam theo mẫu do pháp luật quy định cho người nộp hồ sơ nếu xác định được người yêu cầu đang có quốc tịch Việt Nam. Trong trường hợp sau khi tiến hành hoạt động tra cứu và xác minh hồ sơ, vẫn không đáp ứng đầy đủ cơ sở để xác định người yêu cầu đang có quốc tịch Việt Nam thì Sở tư pháp cần phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
Theo đó, thủ tục cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam nhìn chung khá đơn giản, thẩm quyền thuộc về Sở tư pháp nơi người có yêu cầu cư trú.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 1021/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực quốc tịch thuộc phạm vi chức năng của Bộ Tư pháp;
– Thông tư 02/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành, hướng dẫn sử dụng, quản lý mẫu sổ quốc tịch và mẫu giấy tờ về quốc tịch;
– Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH 2014 hợp nhất Luật quốc tịch Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: