Trong giấy khai sinh hoặc một số giấy tờ nhân thân khác đều có ghi các thông tin về quê quán. Tuy nhiên một số trường hợp phần quê quán trong giấy Khai sinh của cá nhân bị mờ, mà cá nhân không có giấy tờ nào khác có chứng minh về quê quán của cá nhân đó.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin xác nhận quê quán là gì và để làm gì?
Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh. (Khoản 8, Điều 4
Đơn xin xác nhận quê quán là văn bản do cá nhân lập gửi cơ quan có thẩm quyền nhằm xin xác nhận quê quản của cá nhân đó.
Đơn xin xác nhận quê quán được dùng để cá nhân thể hiện mong muốn được Ủy ban nhân xã hoặc chủ thể khách có thẩm quyền để xác nhận quê quán của cá nhân đó.
2. Mẫu đơn xin xác nhận quê quán:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–o0o—–———
…., ngày… tháng…. năm…..
ĐƠN XIN XÁC NHẬN QUÊ QUÁN
Kính gửi: – Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)……
– Ông/Bà……… – Chủ tịch UBND xã (phường, thị trấn)……
(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền tùy thuộc vào trường hợp cụ thể của bạn)
Tên tôi là:….Sinh năm:……(1)
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:…. Do CA…. Cấp ngày…./…../….. (2)
Địa chỉ thường trú:… (3)
Hiện tại cư trú tại:…(4)
Số điện thoại liên hệ:…
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau:
……(5)
Do vậy, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và xác nhận quê quán của tôi được ghi nhận trong Giấy khai sinh…. là:…
…….(6)
Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin này.
Kính mong Quý cơ quan xem xét và chấp nhận đề nghị trên của tôi, tiến hành xác nhận quê quán của tôi được ghi nhận trong Giấy khai sinh.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Xác nhận của …
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn soạn thảo
(1) Ghi theo Chứng minh nhân dân
(2) Ghi theo chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân
(3) Ghi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố
(4) Ghi địa chỉ hiện tại của người làm đơn, ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố
(5) Phần này trình bày về nguyên nhân, hoàn cảnh, lý do dẫn tới việc làm đơn xin xác nhận quê quán, ví dụ:
Ngày…/…./….. tôi sinh ra tại… và được làm Giấy khai sinh tại…… lấy quê quán là… theo quê quán của cha.
Ngày …/…/….. tôi có khai với công ty…… tôi đang làm việc là quê quán của tôi là…. Tuy nhiên, phía công ty có yêu cầu tôi xuất trình bản gốc Giấy khai sinh để đối chiếu. Nhưng do quá trình sử dụng, hiện nay Giấy khai sinh của tôi bị mờ phần quê quán nên công ty không thể xác nhận thông tin tôi đưa ra là đúng hay sai. Nên phía công ty đã yêu cầu tôi xin xác nhận về quê quán của bản thân để đối chiếu.
(6) Phần này có thể đưa ra các thông tin khác mà bạn cần xác nhận (nếu có)
3. Xác nhận nguyên quán của cá nhân thông qua phương thức nào?
Nội dung đăng ký khai sinh
“Điều 14 Luật Hộ tịch năm 2014.quy định như sau:
1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm:
a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
2. Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.
3. Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.”
Như vậy, quê quán của cá nhân được xác định trong Giấy Khai sinh, vì Giấy Khai sinh là văn bản pháp lý đầu tiên, ghi nhận một cá nhân là công dân Việt Nam, từ Giấy Khai sinh của cá nhân mà xây dựng lên Giấy tờ nhân thân khác, như Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân,…
4. Đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân:
4.1. Đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân:
– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hiện tại thực hiện việc đăng ký khai sinh cho công dân Việt Nam cư trú trong nước, sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, chưa đăng ký khai sinh nhưng đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân (bản chính hoặc bản sao hợp lệ) như: giấy tờ tùy thân theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; Sổ hộ khẩu; Sổ tạm trú; giấy tờ khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú trước khi xuất cảnh thực hiện việc đăng ký khai sinh cho người Việt Nam định cư tại nước ngoài, chưa đăng ký khai sinh, nếu có hồ sơ, giấy tờ cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó có ghi nơi sinh tại Việt Nam.
– Hồ sơ đăng ký khai sinh đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gồm có: Tờ khai đăng ký khai sinh, văn bản cam đoan về việc chưa đăng ký khai sinh; các giấy tờ theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, cụ thể gồm: bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó; trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha – con, mẹ – con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.
Trình tự giải quyết, nội dung đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 9 và Điều 10 Thông tư này, cụ thể:
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh như quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
– Trường hợp người yêu cầu không có bản sao Giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó. Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu tiên; riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì nội dung khai sinh được xác định theo văn bản của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.
4.2. Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh:
Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP gồm:
– Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ.
– Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam.
– Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh:
+ Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
+ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;
+ Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, hồ sơ học tập do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;
+ Giấy tờ khác có thông tin về họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân.
Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên (nếu có) và cam đoan về việc đã nộp đủ các giấy tờ mình có; chịu trách nhiệm, hệ quả của việc cam đoan không đúng sự thật theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
+ Trường hợp giấy tờ của người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có thông tin chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch có văn bản đề nghị
Trường hợp cơ quan công an trả lời không có thông tin thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho người yêu cầu đăng ký lại khai sinh lập văn bản cam đoan về thông tin của cha, mẹ theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này và xác định nội dung khai sinh theo văn bản cam đoan.
Căn cứ pháp lý: