Mẫu đơn xin xác nhận quan hệ cô chú bác với cháu là một trong những mẫu đơn phổ biến trong thực tiễn. Vậy, mẫu đơn xin xác nhận quan hệ cô chú bác với cháu có nội dung như thế nào là được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin xác nhận quan hệ cô chú bác với cháu là gì?
Đơn xin xác nhận quan hệ cô chú bác với cháu là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền xác nhận quan hệ giữa một số cá nhân nhất định là quan hệ giữa cô, chú, bác và cháu. Từ đó làm căn cứ để được hưởng một số quyền và lợi ích nhất định, ví dụ, quyền ưu tiên nhận nuôi cháu khi cả cha và mẹ của người này đều mất khi người này còn nhỏ tuổi, hay một số nghĩa vụ khác về cấp dưỡng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Mẫu đơn xin xác nhận quan hệ cô chú bác với cháu là văn bản được lập ra để xin được xác nhận về quan hệ cô chú bác với cháu. Mẫu nêu rõ thông tin người làm đơn, nội dung xin xác nhận, trình bày nội dung và lý do viết đơn, đề nghị của người làm đơn,… Sau khi hoàn thành việc lập biên bản người làm đơn cần ký, ghi rõ họ tên của mình và cần có xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền để biên bản có giá trị.
2. Mẫu đơn xin xác nhận quan hệ cô chú bác với cháu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
……, ngày…tháng…năm…
ĐƠN XIN XÁC NHẬN QUAN HỆ CÔ CHÚ BÁC VỚI CHÁU
Kính gửi: – Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)……
– Ông/Bà………– Chủ tịch UBND xã (phường, thị trấn)……
(hoặc các chủ thể có thẩm quyền khác)
Tên tôi là:…… Sinh năm:……
Chứng minh nhân dân số:…… do CA……. cấp ngày…/…./……
Hộ khẩu thường trú:……
Hiện đang cư trú tại:……
Số điện thoại liên hệ:……
(Nếu là tổ chức thì trình bày thông tin sau:
Công ty: ……
Địa chỉ trụ sở:……
Giấy đăng ký doanh nghiệp số:…… do Sở kế hoạch và đầu tư……… cấp ngày…/…/…..
Hotline:……..Số Fax (nếu có):……
Người đại diện theo pháp luật:…… Sinh năm:……
Chức vụ:……
Chứng minh nhân dân số:……. Do CA…. cấp ngày…/…./……
Nơi thường trú:……
Hiện đang cư trú tại:…….
Số điện thoại liên hệ:……
Căn cứ đại diện:…..
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan/Ông/Bà… sự việc sau:……
(Phần này, bạn trình bày hoàn cảnh, sự việc dẫn đến việc bạn làm đơn, ví dụ, trong trường hợp của bạn, việc làm đơn này có thể là do hiện tại bạn đang có ý muốn nhận người cháu này làm con nuôi theo quy định của pháp luật, và để được ưu tiên trong việc nhận người này làm con nuôi, bạn cần chứng minh quan hệ họ hàng (quan hệ giữa bạn và người được nhận nuôi là quan hệ cô, chú, bác với cháu)/…)
Vì những lý do sau:……
(Bạn đưa ra lý do mà bạn sử dụng để thuyết phục chủ thể có thẩm quyền chấp nhận đề nghị của bạn)
Tôi làm đơn này kính đề nghị Quý cơ quan/Ông/Bà/… xác nhận quan hệ giữa:
1./Ông:……. Sinh năm:……
Chứng minh nhân dân số:……… do CA…. cấp ngày…/…./……
Địa chỉ thường trú:……
Hiện đang cư trú tại:……
Số điện thoại liên hệ:………
2./Bà:……Sinh năm:……
Chứng minh nhân dân số:…… do CA……. cấp ngày…/…./……
Địa chỉ thường trú:……
Hiện đang cư trú tại:……
Số điện thoại liên hệ:……
3./…
Với
Anh/Chị:……… Sinh năm:……
Chứng minh nhân dân số:…… do CA…. cấp ngày…/…./……
Địa chỉ thường trú:……
Hiện đang cư trú tại:……
Số điện thoại liên hệ:………
Là quan hệ giữa cô chú bác và cháu………
Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước Quý cơ quan/Ông/Bà/… về tính trung thực của những thông tin này.
Kính mong Quý cơ quan/Ông/Bà/… xem xét, xác minh và xác nhận quan hệ giữa……… và…… là quan hệ giữa cô chú bác và cháu.
Để chứng minh cho tính trung thực, chính xác của thông tin tôi đã nêu trên, tôi xin gửi kèm theo đơn này những văn bản, tài liệu, chứng cứ chứng minh sau (nếu có):…….. (Bạn nêu rõ số lượng, tình trạng văn bản,…)
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Xác nhận của……
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin xác nhận quan hệ cô chú bác với cháu:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Tên biên bản cụ thể là đơn xin xác nhận quan hệ cô chú bác với cháu.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin nơi tiếp nhận đơn.
+ Thông tin của người viết đơn.
+ Trình bày lý do xin xác nhận quan hệ cô chú bác với cháu.
+ Nội dung đơn xin xác nhận quan hệ cô chú bác với cháu.
– Phần cuối biên bản:
+ Cam kết của người làm đơn.
+ Đề nghị xác nhận quan hệ.
+ Các văn bản và tài liệu liên quan.
+ Ký và ghi rõ họ tên của người làm đơn.
4. Một số quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình:
Theo Điều 103
“1. Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản của các thành viên gia đình quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ.
2. Trong trường hợp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình.
3. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đình quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong xã hội cùng tham gia vào việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.”
Theo Điều 106
“Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp người cần được nuôi dưỡng không còn cha, mẹ, con và những người được quy định tại Điều 104 và Điều 105 của Luật này hoặc còn nhưng những người này không có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau. Trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không còn những người khác nuôi dưỡng thì cô, dì, chú, bác, cậu ruột có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu. Ngược lại, cháu ruột có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng cô, dì, chú, bác, cậu ruột khi họ cần được nuôi dưỡng mà không có con, anh, chị, em hoặc tuy có nhưng những người này không có khả năng nuôi dưỡng cô, dì, chú, bác, cậu.
Theo Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình quy định về: Nghĩa vụ cấp dưỡng có nội dung như sau:
“1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này,
Cấp dưỡng là việc một người theo quy định của pháp luật có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình và có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc là người đã thành niên (đủ 18 tuổi) mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu.
Theo Điều 114 Luật hôn nhân và gia đình quy định về: Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột có nội dung như sau:
“1. Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật này.
2. Cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”
Theo quy định trên thì người cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho chú ruột của mình trong trường hợp người cần cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình.