Trong một số trường hợp thì các cá nhân cần xác nhận ở trọ cho các hoạt động cá nhân của họ. Khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc ở trọ thì cá nhân cần có đơn xin xác nhận ở trọ.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin xác nhận ở trọ là gì và để làm gì?
Đơn xin xác nhận ở trọ là văn bản do cá nhân viết lập để gửi cơ quan có thẩm quyền nhằm xác nhận việc ở trọ của họ.
Đơn xin xác nhận ở trọ được dùng để thể hiện mong muốn được cơ quan có thẩm quyền xác nhận về việc ở trọ của họ như địa chỉ ở trọ. Đơn xin xác nhận ở trọ thể hiện các nội dung như thông tin của chủ thể viết đơn, lý do viết đơn, các vấn đề cần xác nhận,…
2. Mẫu đơn xin xác nhận ở trọ và hướng dẫn soạn thảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
–––—–o0o—––––
…., ngày… tháng…. năm…..
ĐƠN XIN XÁC NHẬN Ở TRỌ
Kính gửi: – Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)…………..
– Ông…. – Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)……
(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền, như chủ của nhà trọ,…)
– Căn cứ
– Căn cứ
– Căn cứ…;
– Căn cứ Hợp đồng thuê nhà ở số………….. ngày…/…./…..;
– Căn cứ tình hình thực tế.
Tên tôi là:…. Sinh năm:…… (1)
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:……. Do CA….. Cấp ngày…./…../….. (2)
Địa chỉ thường trú:……(3)
Hiện tại cư trú tại:…….(4)
Số điện thoại liên hệ:……
(Nếu là tổ chức thì trình bày những thông tin sau:
Tên tổ chức/Công ty/… .. (5)
Địa chỉ trụ sở:…(6)
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:… do Sở Kế hoạch và đầu tư…. cấp ngày…./…./… (ghi theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)
Hotline:…… Số Fax (nếu có):…
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà…. Chức vụ:…
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:…. Do CA…. Cấp ngày…./…../….. (7)
Địa chỉ thường trú:……(8)
Hiện tại cư trú tại:……(9)
Số điện thoại liên hệ:……
Căn cứ đại diện:…..)
(Công ty) tôi xin trình bày với Quý cơ quan/Ông/Bà… sự việc sau:
……(10)
Với những lý do sau:
…… (11)
(Công ty) Tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan/Ông/Bà/… xem xét trường hợp trên của …. và tiến hành xác nhận:
…. (12)
(Công ty) Tôi xin cam đoan những thông tin mà (công ty) tôi đã nêu trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin này.
Kính mong Quý cơ quan/Ông/Bà… xem xét và xác nhận thông tin về việc ở trọ của… trong thời gian…
Xin trân trọng cảm ơn!
Xác nhận của……
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn soạn thảo
(1) Ghi theo Giấy Khai sinh/ Căn cước công dân)
(2) Ghi theo Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân
(3) Ghi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố
(4) Ghi nơi ở hiện tại của cá nhân là đơn ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố
(5) Ghi theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
(6) Ghi địa chỉ mà công ty có trụ sở chính ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố
(7) Ghi theo Chứng minh nhân dân
(8) Ghi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố
(9) Ghi nơi ở hiện tại của cá nhân là đơn ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố
(10) Phần này trình bày về nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn tới việc làm đơn xin xác nhận ở trọ.
(11) Phần này trình bày lý do dùng để thuyết phục chủ thể có thẩm quyền rằng yêu cầu xác nhận mà đưa ra là hợp lý, hợp pháp
(12) Phần này đưa ra các thông tin về việc ở trọ mà cần xác nhận,…
3. Quy định về hoạt động đăng ký tạm trú:
Khi cá nhân ở trọ thì các cá nhân sẽ thực hiện hoạt động đăng ký tạm trú. Hiện nay Luật Cư trú năm 2020 mới được ban hành, đến tháng 7 năm 2021 có hiệu lực, theo đó, nội dung đăng ký tạm trú như sau:
3.1. Điều kiện đăng ký tạm trú:
– Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
– Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
– Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.
3.2. Hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú
* Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
* Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú.
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
* Trong thời hạn 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn tạm trú đã đăng ký, công dân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú.
Hồ sơ, thủ tục gia hạn tạm trú thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Sau khi thẩm định hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin về thời hạn tạm trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tại
“a) Một trong những giấy tờ, tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều này, trừ trường hợp giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân thì văn bản đó không cần công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh chấp về quyền sử dụng nếu không có một trong các giấy tờ, tài liệu quy định tại Điểm a Khoản này.” (Khoản 2 Điều 6)
Và tại Khoản 1 Điều 6 quy định về các giấy tờ chứng minh bao gồm:
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;
– Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);
– Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);
–
– Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
– Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã);
– Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;
– Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
– Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
– Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó.
Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã). Đối với nhà ở, nhà khác tại thành phố trực thuộc trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý băng văn bản;
Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo về việc công dân có chỗ ở thuộc trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều 26 của Luật Cư trú;
Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).