Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Hiện nay, có nhiều trường hợp cần xác định nơi cư trú để giải quyết một số vụ việc.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin xác nhận nơi cư trú của bị đơn mới nhất là gì?
Mẫu đơn xin xác nhận nơi cư trú của bị đơn là văn bản được soạn thảo để sử dụng trong trường hợp cần xác minh của cơ quan quản lý có thẩm quyền về việc xác nhận nơi cư trú của một hay một số cá nhân trên địa bàn thuộc quản lý của cơ quan đó.
Mẫu đơn xin xác nhận nơi cư trú của bị đơn mới nhất có xác nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền được sử dụng trong những trường hợp cần thiết của một hoặc một số cá nhân trên địa bàn thuộc quản lý của cơ quan đó.
2. Đơn xin xác nhận nơi cư trú của bị đơn mới nhất:
Tên mẫu đơn: Đơn xin xác nhận nơi cư trú
Mẫu đơn xin xác nhận nơi cư trú mới nhất
Về cơ bản thì hiện nay các mẫu đơn xin xác nhận nơi cư trú khá nhiều các mẫu đơn khác nhau, Công ty luật Dương Gia xin gửi đến bạn Mẫu đơn xin xác nhận nơi cư trú. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………, ngày ….. tháng…….năm…….
ĐƠN XIN XÁC NHẬN
(V/v: Xác nhận nơi cư trú)
Kính gửi: Công an phường/xã……
Họ và Tên:………….. Biệt danh: …
Sinh ngày: ………….. Tại ……
CMND số: ……. Cấp Ngày……….Tại …..
Hộ khẩu thường trú: ………
Địa chỉ liên lạc: ……………
Điện thoại:…………..
Nay tôi làm đơn này kính Quý cơ quan xác nhận tôi hiện đang cư trú tại địa chỉ: …..
Danh sách những người cùng cư trú:
1. ….
2. …..
3. ….
Lý do xin xác nhận đơn: ………
Chân thành cám ơn.
XÁC NHẬN CÔNG AN PHƯỜNG
…………, ngày…tháng…năm…
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
Biểu mẫu trên đây mang tính tham khảo, quý khách hàng nên tham khảo ý kiến tư vấn của luật sư hoặc tìm hiểu thêm quy định pháp luật tại thời điểm áp dụng.
3. Hướng dẫn viết đơn xin xác nhận nơi cư trú của bị đơn:
Tên mẫu đơn: Mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ cư trú mới nhất
Hướng dẫn viết mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ cư trú mới nhất:
– Phần kính gửi: ghi rõ cơ quan là Công an xã/phường/thị trận quản lý địa bàn dân cư của người cần làm đơn xin xác nhận địa chỉ cư trú.
– Họ tên của người làm đơn xin xác nhận địa chỉ cư trú ghi rõ tên thật và bí danh (tên gọi khác nếu có)
– Ngày sinh và nơi sinh của người làm đơn xin xác nhận địa chỉ cư trú. Người làm đơn ghi rõ ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh cụ thể.
– Số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người làm đơn xin xác nhận địa chỉ cư trú:
Số Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân: ghi cụ thể số được cấp ghi trên chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân
Nơi cấp Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân: Công an Tỉnh nơi cấp giấy chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân cho người có đơn xin hỗ trợ tiền thuê nhà.
Ngày cấp chứng minh thư: ghi rõ ngày cấp được ghi trên chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
– Hộ khẩu thường trú của người viết đơn xin xác nhận địa chỉ cư trú: là địa chỉ được ghi trong giấy tờ tùy thân và các giấy tờ có liên quan như quê quán.
– Ghi rõ địa chỉ xin cơ quan công an xã/ phường/ thị trấn xác nhận nơi cư trú, là địa chỉ hiện tại đang cư trú có yêu cầu xác nhận địa chỉ nơi cư trú.
– Ghi rõ họ tên của những người cư trú cùng với người làm đơn trong trường hợp chủ hộ đại diện cho hộ gia đình xin xác nhận địachỉ cư trú cho cả hộ gia đình mình, nếu là cá nhân tự xin xác nhận địa chỉ cư trú cho mình mà không có đối tượng cư trúc ùng có nguyện vọng xin xác nhận thì không cần khai ở mục này.
Lưu ý: về nơi ở phải ghi rõ ràng, đầy đủ địa chỉ đăng ký tại cơ quan quản lý, công an. Ví dụ: số nhà 11, ngách 55 ngõ 231, phường A, quận V, thành phố C
4. Các vấn đề pháp lý liên quan:
Dựa trên thực tế, hiện nay ở nước ta, pháp luật chưa quy định rõ ràng, chi tiết, cụ thể về trình tự, thủ tục xin xác nhận địa chỉ cư trú hiện tại của công dân tại Công an cấp xã, phường, thị trấn. Một hoặc một số cá nhân xin xác nhận nơi cư trú để sử dụng vào một số thủ tục cần thiết, công dân trực tiếp liên hệ hoặc có văn bản đề nghị gửi Công an phường để xin xác nhận về thông tin nơi cư trú hiện tại, đồng thời nêu mục đích xin xác nhận là nộp cho Tòa án nhưng có một số nơi Công an cấp xã, phường, thị trấn không thực hiện việc xác nhận này hoặc chỉ xác nhận là cá nhân có đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn nhưng không xác nhận cá nhân đó có sinh sống ở địa chỉ đó hay không.
4.1. Về thẩm quyền xác nhận nơi cú trú của cá nhân:
Căn cứ theo Điều 25
“1. Thực hiện các trách nhiệm được quy định tại Luật Cư trú.
2. Thực hiện việc đăng ký, quản lý cư trú trên địa bàn phụ trách theo quy định của Luật Cư trú và quy định của Bộ Công an.
3. Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú theo thẩm quyền.
4. Tập hợp, báo cáo tình hình, số liệu cư trú về Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định.
5. Tổ chức tuyên truyền pháp luật về cư trú.
6. Quản lý, lưu trữ hồ sơ đăng ký và quản lý tạm trú theo quy định của Bộ Công an.
7. Thực hiện các việc khác về quản lý cư trú theo quy định của Công an cấp trên.”
Điều kiện thực hiện thủ tục xin xác nhận địa chỉ cư trú
Việc xác nhận nơi cư trú liên quan đến quyền nhân thân của một cá nhân nên:
– Không thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay.
– Người đi xin xác nhận nếu không phải là bản thân người cư trú thì phải xuất trình đủ tài liệu, chứng minh về việc phải tiến hành thủ tục này.
4.2. Xác minh nơi cư trú của bị đơn:
– Tính hợp pháp trong việc Tòa án yêu cầu người khởi kiện xác minh nơi cư trú của Người bị kiện/Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi nộp Đơn khởi kiện:
Hiện nay, trên thực tế là khi nộp đơn khởi kiện, bộ phận nhận đơn của Tòa án tại một số địa phương đều yêu cầu Người khởi kiện nói chung phải đi xác minh địa chỉ cư trú của người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (Gọi chung là Người bị kiện)…. Đây không phải là thực trạng mang tính chất phổ biến của ngành Tòa án tuy nhiên hiện hầu hết các tòa án tại địa phương hoặc trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra tình trạng này. Những tưởng yêu cầu nêu trên của Tòa án là đơn giản nhưng thực tế việc này gây nhiều khó khăn cho Người khởi kiện khi thực hiện như: Cảnh sát khu vực (CSKV) không hỗ trợ xác minh, khách hàng ở tại địa phương nhưng không đăng ký tạm trú dẫn tới CSKV không có căn cứ để xác nhận,…Việc người khởi kiện không thực hiện được thủ tục Xác minh nơi cư trú của Người bị kiện gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền khởi kiện của người khởi kiện.
– Quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào?
Căn cứ theo Điều 189
Như vậy trong mọi trường hợp khi khởi kiện, người khởi kiện chỉ cần cung cấp địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện theo các hướng dẫn nêu trên, không có một quy định nào bắt buộc người khởi kiện khi khởi kiện phải liên hệ với CSKV của người bị kiện để đi xác minh địa chỉ của người bị kiện.
– Việc tòa án từ chối nhận Đơn khởi kiện của người khởi kiện nếu không có xác nhận địa chỉ cư trú, trụ sở của Người bị kiện là chưa phù hợp với quy định pháp luật
Theo quy định tại Điều 189 Khoản 4 điểm i BLTTDS 2015 thì Người khởi kiện phải gửi kèm theo danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Tòa án tiếp nhận đơn (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện), tiến hành vào sổ nhận đơn và trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)
Căn cứ vào các quy định nêu trên có thể thấy ngoài đơn khởi kiện, người khởi kiện cần nộp thêm các tài liệu, chứng cứ liên quan để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện. Tuy nhiên, Văn bản xác nhận địa chỉ cư trú hoặc trụ sở của người bị kiện không phải là chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện.
Trong mọi trường hợp, Tòa án đều phải nhận đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo của người khởi kiện (không bắt buộc phải đủ tài liêu), nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết thì Tòa án có nghĩa vụ chuyển đơn cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền khác giải quyết và thông báo cho người khởi kiện biết. Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Về mặt pháp lý, có thể nhận định yêu cầu thực hiện thủ tục xác nhận địa chỉ cư trú của Người bị kiện của Tòa án tại một số địa phương là không phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn.
Trong 1 số trường hợp thẩm quyền xác nhận nơi cư trú là công an khu vực. Họ có thể xác nhận có hay không 1 công dân đang cư trú tại địa phương ở thời điểm xin xác nhận
Căn cứ pháp lý
– Luật Cư trú và nghị định 31/2014/NĐ-CP