Đơn xin xác nhận địa chỉ cư trú là một loại giấy tờ cần được xác thực về mặt pháp lý yếu tố xác thực của giấy này chính là con dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi có thẩm quyền xác thực các yếu tố cho một cá nhân.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ cư trú là gì?
Mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ cư trú là văn bản được soạn thảo để sử dụng trong trường hợp cần xác minh của cơ quan quản lý có thẩm quyền về việc xác nhận nơi cư trú của một hay một số cá nhân trên địa bàn thuộc quản lý của cơ quan đó.
Mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ cư trú được sử dụng trong những trường hợp cần thiết đặt ra yêu cầu đối với một hoặc một số nhóm người phải có xác nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với nơi cư trú của người làm đơn xin xác nhận để làm căn cứ giải quyết một số vấn đề hay thủ tục có liên quan.
2. Mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ cư trú:
– Tên mẫu đơn: Mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ cư trú mới nhất.
– Mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ cư trú mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………, ngày ….. tháng…….năm…….
ĐƠN XIN XÁC NHẬN
(V/v: Xác nhận nơi cư trú)
Kính gửi: Công an phường/xã (1)……
Tôi tên (2):………….. Bí danh: …
Sinh ngày (3): ………….. Tại ……
CMND số (4): ……. Cấp Ngày……….Tại …..
Hộ khẩu thường trú (5): ………
Tôi làm đơn này kính xin được xác nhận hiện đang cư trú tại địa chỉ (6): …..
Danh sách những người cùng cư trú (7):
1. ….
2. …..
Lý do: ………
Chân thành cám ơn.
XÁC NHẬN CÔNG AN PHƯỜNG
…………, ngày…tháng…năm…
Người làm đơn
3. Hướng dẫn viết mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ cư trú mới nhất:
– Tên mẫu đơn: Mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ cư trú mới nhất
– Hướng dẫn viết mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ cư trú mới nhất:
+ (1) Nơi gửi: Công an xã/phường/thị trận quản lý địa bàn dân cư của người cần làm đơn xin xác nhận địa chỉ cư trú.
+ (2) Họ tên của người làm đơn xin xác nhận địa chỉ cư trú và bí danh (tên gọi khác nếu có)
+ (3) Ngày sinh và nơi sinh của người làm đơn xin xác nhận địa chỉ cư trú. Người làm đơn ghi rõ ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh cụ thể.
+ (4) Số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người làm đơn xin xác nhận địa chỉ cư trú:
Số Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân: ghi cụ thể số được cấp ghi trên chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân
Nơi cấp Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân: Công an Tỉnh nơi cấp giấy chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân cho người có đơn xin hỗ trợ tiền thuê nhà.
Ngày cấp chứng minh thư: ghi rõ ngày cấp được ghi trên chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
+ (5) Hộ khẩu thường trú của người viết đơn xin xác nhận địa chỉ cư trú: là địa chỉ được ghi trong giấy tờ tùy thân và các giấy tờ có liên quan như quê quán.
+ (6) Ghi rõ địa chỉ xin cơ quan công an xã/ phường/ thị trấn xác nhận nơi cư trú, là địa chỉ hiện tại đang cư trú có yêu cầu xác nhận địa chỉ nơi cư trú.
+ (7) Ghi rõ họ tên của những người cư trú cùng với người làm đơn trong trường hợp chủ hộ đại diện cho hộ gia đình xin xác nhận địachỉ cư trú cho cả hộ gia đình mình, nếu là cá nhân tự xin xác nhận địa chỉ cư trú cho mình mà không có đối tượng cư trúc ùng có nguyện vọng xin xác nhận thì không cần khai ở mục này.
4. Các vấn đề pháp lý liên quan:
Trên thực tế, hiện nay ở nước ta, pháp luật chưa quy định chi tiết, cụ thể về trình tự, thủ tục xin xác nhận địa chỉ cư trú hiện tại của công dân tại Công an cấp xã, phường, thị trấn. do đó, trong một số thủ tục cần thiết, Ngân hàng đã đến trực tiếp liên hệ hoặc có văn bản đề nghị gửi Công an phường để xin xác nhận về thông tin nơi cư trú hiện tại, đồng thời nêu mục đích xin xác nhận là nộp cho Tòa án nhưng có một số nơi Công an cấp xã, phường, thị trấn không thực hiện việc xác nhận này hoặc chỉ xác nhận là cá nhân có đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn nhưng không xác nhận cá nhân đó có sinh sống ở địa chỉ đó hay không. Hoặc không xác nhận thời gian vắng mặt của cá nhân tại địa bàn vì vậy Ngân hàng gặp khó khăn trong việc cung cấp địa chỉ hoặc chứng cứ chứng minh việc trốn tránh của khách hàng.
Về thẩm quyền xác nhận nơi cú trú của cá nhân:
Tại Điều 25 Thông tư số 35/2014/TT-BCA quy định về thẩm quyền xác nhận nơi cú trú của cá nhân đó là công an cấp xã, phường. Cụ thể:
“1. Thực hiện các trách nhiệm được quy định tại Luật Cư trú.
2. Thực hiện việc đăng ký, quản lý cư trú trên địa bàn phụ trách theo quy định của Luật Cư trú và quy định của Bộ Công an.
3. Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú theo thẩm quyền.
4. Tập hợp, báo cáo tình hình, số liệu cư trú về Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định.
5. Tổ chức tuyên truyền pháp luật về cư trú.
6. Quản lý, lưu trữ hồ sơ đăng ký và quản lý tạm trú theo quy định của Bộ Công an.
7. Thực hiện các việc khác về quản lý cư trú theo quy định của Công an cấp trên.”
Điều kiện thực hiện thủ tục xin xác nhận địa chỉ cư trú
Việc xác nhận nơi cư trú liên quan đến quyền nhân thân của một cá nhân nên:
+ Không thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay.
+ Người đi xin xác nhận nếu không phải là bản thân người cư trú thì phải xuất trình đủ tài liệu, chứng minh về việc phải tiến hành thủ tục này.
Về xác minh nơi cư trú của người bị kiện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự:
Tại Điều 189
Như vậy, theo quy định của
Đồng thời, tại Khoản 2 Điều 189 Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định:
2. Người khởi kiện đã cung cấp địa chỉ “nơi cư trú, làm việc, hoặc nơi có trụ sở” của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cho Tòa án theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn tại Khoản 1 Điều này tại thời điểm nộp đơn khởi kiện mà được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, xác nhận hoặc có căn cứ khác chứng minh rằng đó là địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì được coi là đã ghi đúng địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
3. Địa chỉ “nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng” của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan quy định tại Điểm đ, e Khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 là địa chỉ người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã từng cư trú, làm việc hoặc có trụ sở mà người khởi kiện biết được gần nhất tính đến thời điểm khởi kiện và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, xác nhận hoặc có căn cứ khác chứng minh.
Theo quy định như trên, trong mọi trường hợp khi khởi kiện, người khởi kiện chỉ cần cung cấp địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện theo các quy định tại Điều 189, không có một quy định nào bắt buộc người khởi kiện khi khởi kiện phải liên hệ với Cảnh sát khu vực của người bị kiện để đi xác minh địa chỉ của người bị kiện.
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
– Thông tư số 35/2014/TT-BCA quy định về thẩm quyền xác nhận nơi cú trú của cá nhân.