Nhà nước ủng hộ và khuyến khích hoạt động khai hoang của nhân dân, tuy nhiên mọi hoạt động khai hoang và sử dụng đất khai hoang đều phải được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đơn xin xác nhận đất khai hoang là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn xin xác nhận đất khai hoang là gì?
- 2 2. Mẫu đơn xin xác nhận đất khai hoang mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin xác nhận đất khai hoang:
- 4 4. Thủ tục xin xác nhận đất khai hoang:
- 5 5. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất khai hoang:
- 6 6. Quy định về các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai:
1. Đơn xin xác nhận đất khai hoang là gì?
Đơn xin xác nhận đất khai hoang là mẫu đơn được soạn thảo bởi cá nhân, tổ chức người sử dụng đất khai hoang nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đơn xin xác nhận đất khai hoang là thành phần không thể thiếu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 70
Vì vậy, đơn xác nhận đất khai hoang là căn cứ để UBND cấp xã cấp xác nhận cho cá nhân, tổ chức có nguyện vọng.
2. Mẫu đơn xin xác nhận đất khai hoang mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
Hà Nội, ngày…..tháng….năm…..
ĐƠN XIN XÁC NHẬN
(V/v: Xin xác nhận về nguồn gốc đất khai hoang)
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã……
Tôi là:..Sinh năm:
Chứng minh nhân dân số:…… cấp ngày………tại …
Trú tại:……
là người sử dụng đất với thửa đất số …… tờ bản đồ số ……tại ……
Thông tin về thửa đất: (Diện tích, mục đích sử dụng, tài sản trên đất)
Thông tin về nguồn gốc đất:
Lý do xin xác nhận:
Nay, tôi có nhu cầu xin cấp … Cơ quan …. yêu cầu tôi cung cấp xác nhận của địa phương về nguồn gốc đất của mình.
Vì lẽ đó, tôi làm đơn này kính đề nghị Ủy ban nhân dân xã…. xác nhận nguồn gốc sử dụng đất để tôi làm thủ tục…… theo quy định pháp luật.
Tôi cam đoan những thông tin trên là đúng sự thật. Kính mong quý cơ quan tạo điều kiện giúp đỡ.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ …
UBND xã …. xác nhận về nguồn gốc sử dụng đất của ông bà ……. sử dụng đất tại …. thửa đất số …tờ bản đồ số … như sau:
Nguồn gốc sử dụng dất: ……
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ….
(Ký và đóng dấu)
CHỦ TỊCH
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin xác nhận đất khai hoang:
Phần “kính gửi” : Ghi thông tin Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi gửi đơn xin xác nhận đất khai hoang
Phần thông tin của người xin xác nhận:
Tôi là: Ghi đầy đủ họ tên theo CMND/ Giấy khai sinh bằng chữ in hoa, có dấu
Sinh năm: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số, 04 chữ số cho năm sinh
Chứng minh nhân dân số: Ghi theo thông tin trên CMND được cấp bởi cơ quan Công an
Trú tại: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi
là người sử dụng đất với thửa đất số …… tờ bản đồ số ……tại …
Thông tin về thửa đất: (Diện tích, mục đích sử dụng, tài sản trên đất)
Ghi rõ thông tin về nguồn gốc đất
Trình bày chi tiết ý do xin xác nhận
Viết lời cam đơn.
Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên
4. Thủ tục xin xác nhận đất khai hoang:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Đơn xin xác nhận đất khai hoang
– Tài liệu chứng minh khác ( nếu có)
Bước 2: Gửi hồ sơ
Cá nhân, tổ chức gửi hồ sơ xác nhận đát khai hoang đến UBND xã
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Cán bộ cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, UBND cấp xã có trách nhiệm cấp giấy xác nhận đất khai hoang cho cá nhân, tổ chức.
Trường hợp hồ sơ cần bổ sung, cơ quan có thẩm quyền thông bảo đến người viết đơn để bổ sung.
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp giấy xác nhận đất khai hoang, cơ quan có thẩm quyền trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do.
5. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất khai hoang:
Giấy chứng nhận là tên gọi chung của các loại giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở.
5.1 Điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất khai hoang:
Đất khai hoang được cấp sổ đỏ khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 100 và Điều 101 luật Đất đai 2013, cụ thế
Đối với đất được sử dụng trước ngày 1/7/2014
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày 1/7/2014 mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
Đối với đất được sử dụng sau ngày 1/7/2014
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
5.2 Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất khai hoang:
Căn cứ pháp lý: Điều 18,19, 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
– Giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất hoặc giấy xác nhận đất khai hoang của Ủy ban Nhân dân xã
– Giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn hoặc
– Giấy xác nhận không có tranh chấp của Ủy ban Nhân dân nơi có đất
Nộp hồ sơ đến văn phòng đăng ký đất đai hoặc văn phòng đăng ký sử dụng đất cấp huyện
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ đến văn phòng đăng ký đất đai hoặc văn phòng đăng ký sử dụng đất cấp huyện
Bước 3:
Tiếp nhận và xử lý hồ sơ– Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung tại chỗ hoặc viết phiếu yêu cầu bổ sung.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận vào sổ tiếp nhận hồ sơ, ký vào đơn nơi “ Người tiếp nhận hồ sơ”, đồng thời tiến hành viết biên nhận hẹn ngày nhận thông báo thuế.
– Cá nhân, tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang biên nhận đến nhận thông báo thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có). Sau đó, nộp biên lai thuế cho bộ phận tiếp nhận. Bộ phận tiếp nhận hẹn ngày nhận giấy chứng nhận.
– Cá nhân, tổ chức đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nhận kết quả ( khi đi mang theo phiếu hẹn)
6. Quy định về các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai:
Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013 quy định các trường hợp người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai sẽ bị thu hồi đất, cụ thể:
– Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm
– Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất
– Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền
– Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho
– Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm
– Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm
– Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành
– Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục
– Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng,…
Đất đai là tài sản chung của quốc gia, chính vì vậy đối với những hành vi sử dụng đất không đúng mục đích hay cố ý hủy hoại đất, lấn chiếm đất đai…đều là những hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến tài sản chung của Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phương hại đến độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Nhiều thế lực thù địch trong và ngoài nước đã, đang thực hiện chiến lược diễn biến hóa bình: tự diễn biến, tự chuyển hóa nhằm tấn công chế độ xã hội chủ nghĩa của nước ta và một trong những lĩnh vực chúng tấn công chính là bình ổn trên lĩnh vực quản lý đất đai. Chính vì vậy, việc cung cấp cho người dân những kiến thức về đất đai và sử dụng đất đai hợp lý là vô cùng quan trọng.
Căn cứ pháp lý:
Luật đất đai 2013
Nghị định 43/2014/NĐ-CP