Trong một số giao dịch dân sự (nhất là trường hợp người lao động cần làm hồ sơ xin việc hoặc đi xuất khẩu lao động) đòi hỏi người tham gia phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, về tình trạng tiền án, tiền sự.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin xác nhận dân sự về tiền án, tiền sự là gì?
Người có tiền án (án tích) là người đã bị kết án và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án. Người được xóa án tích thì coi như chưa bị kết án.
Người có tiền sự là người đã bị kỷ luật hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính.
Giấy xác nhận nhân sự có thể nói là một trong những yêu cầu quan trọng để xác nhận và chắc chắn một nhân sự tham gia vào những giao dịch dân sự, để kiểm chứng, chứng thực cho việc mỗi cá nhân có hay không việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. Nói cách khác, giấy xác nhận này được xem như giấy đánh giá hạnh kiểm cá nhân khi sinh sống và làm việc tại một địa phương nhất định.
Đơn xin xác nhận dân sự về tiền án, tiền sự là văn bản được lập ra để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc chấp hành pháp luật của người làm đơn tại địa phương, về tiền án, tiền sự để làm căn cứ cho việc tham gia vào các giao dịch dân sự.
Đơn xin xác nhận dân sự về tiền án, tiền sự được lập ra nhằm đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cụ thể ở đây là
2. Mẫu đơn xin xác nhận dân sự về tiền án, tiền sự:
2.1. Mẫu đơn xin xác nhận dân sự số 1:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–***————–
ĐƠN XIN XÁC NHẬN DÂN SỰ
Kính gửi: Công an phường (xã)…….
1. Tên tôi là:…..
Sinh ngày:……….
Thường trú tại:………
Nghề nghiệp:…..
Nơi công tác:…….
2. Họ và tên Bố:……..
Thường trú tại:…..
Nghề nghiệp:……
Nơi công tác:…..
3. Họ và tên Mẹ:…….
Thường trú tại:…….
Nghề nghiệp:……..
Nơi công tác:…….
4. Họ tên vợ/chồng:…….
Thường trú tại:…..
Nghề nghiệp:……..
Nơi công tác:…….
Tôi xin đề nghị quý Công an phường (xã) xác nhận về nhân sự cho tôi trong thời gian thường trú tại địa phương không vi phạm tiền án, tiền sự tôi nghiêm chỉnh chấp hành những chủ trương chính sách của Đảng Nhà nước và các quy định của Chính quyền địa phương.
……., ngày……..tháng……..năm……..
XÁC NHẬN CỦA ĐỊA PHƯƠNG
(Nơi nhân sự có sổ hộ khẩu)
NGƯỜI VIẾT ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
2.2. Mẫu đơn xin xác nhận dân sự số 2:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN XÁC NHẬN DÂN SỰ
Kính gửi: Công an Phường (Xã)…(1)
Quận (Huyện) … Tỉnh (Thành phố) …
Ảnh (4 x 6cm)
…
…
Tôi tên là: …
Sinh ngày: …
Số CMND/CCCD: …Cấp ngày: …Tại: …
Địa chỉ thường trú: …
Chỗ ở hiện nay: …
Số điện thoại: …Fax: …
Lý do xin xác nhận dân sự: Đề nghị Công an xã/phường/thị trấn xác nhận cho tôi về việc …(2) là đúng theo trình tự, thủ tục luật định và không vi phạm các quy định của pháp luật trong thời gian tôi sinh sống tại địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý cơ quan.
…,ngày…tháng…năm…
NGƯỜI XIN XÁC NHẬN
(Ký và ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA CÔNG AN
Công an Phường(Xã) …Quận(Huyện) …Tỉnh(Thành phố) …
Xác nhận cho Ông(Bà) …
Có hộ khẩu thường trú tại…
Chỗ ở hiện nay: …
Xác nhận về việc Ông(Bà)…(2) là đúng theo trình tự, thủ tục luật định và không vi phạm các quy định của pháp luật. Các nội dung Công an Phường (Xã) …Quận (Huyện) …Tỉnh (Thành phố)…xác nhận trên đây là đúng sự thật, nếu sai Công an Phường(Xã) …Quận (Huyện) …Tỉnh(Thành phố)… sẽ chịu hình thức xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
TRƯỞNG CÔNG AN PHƯỜNG (XÃ)
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin xác nhận dân sự về tiền án, tiền sự:
Đối với mẫu số 1
– Điền đầy đủ thông tin cá nhân của người làm đơn:
+ Họ và tên: Ghi chính xác theo như giấy khai sinh, viết bằng chữ in hoa, có dấu
+ Sinh ngày: Bạn ghi rõ ngày/tháng/năm sinh của mình.
+ Thường trú tại: Ghi địa chỉ nơi bạn đang sinh sống
+ Nơi công tác: Ghi địa chỉ nơi bạn đang làm việc, cơ quan, công ty,…
+ Nghề nghiệp: Ghi nghề nghiệp hiện tại của bạn. Trường hợp bạn hiện đang làm nhiều nghề thì ghi đầy đủ các nghề nghiệp đó.
– Điền đầy đủ thông tin về gia đình: bao gồm thông tin của bố, mẹ và thông tin về chồng vợ… Tất cả những nguồn thông tin đó được viết và liệt kê theo mẫu là: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi ở, nghề nghiệp và cách thức liên hệ.
– Điền nguyện vọng của người làm đơn: Phần cuối cùng của đơn xin xác nhận nhân sự là Nguyện vọng của người làm đơn.
Người làm đơn cần trình bày lí do, nguyện vọng xin giấy xác nhận nhân sự và cam kết những thông tin đã khai trên là đúng sự thật, đồng thời cũng xác nhận bản thân người làm đơn sẽ không vi phạm pháp luật và quy định địa phương nơi đang sống và làm việc. Trường hợp những thông tin đã khai có sai sót hoặc sửa đổi, người làm đơn cần nhanh chóng thay đổi và sửa chữa để tránh mất thời gian về thủ tục giấy tờ.
Lưu ý khi viết giấy xin xác nhận dân sự
Đối với người trong quá khứ có phạm tội phải nhận án tích nay muốn xin xóa án để khỏi ảnh hưởng đến đời con cháu thì cần làm đơn xin xóa án tích khi có đủ điều kiện. Bên cạnh đơn xin xóa án tích, người làm đơn xin xác nhận dân sự về tiền án, tiền sự cũng cần phải nắm vững các thủ tục xin xóa án tích theo quy định của pháp luật, cụ thể những vấn đề về xóa án tích được quy định tại Chương X
– Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.
– Đương nhiên được xóa án tích:
+ Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
+ Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c Khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
+ Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều này.
+ Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều này.
– Xóa án tích theo quyết định của
+ Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với những người đã bị kết án về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này, căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án.
+ Người bị kết án được Tòa án quyết định xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
03 năm trong trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 05 năm;
05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
07 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại điểm a Khoản này thì thời hạn được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
+ Người bị kết án được Tòa án quyết định xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều này.
+ Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm mới được xin xóa án tích.
– Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt:
Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 70 và Khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
– Cách tính thời hạn để xóa án tích
+ Thời hạn để xóa án tích quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên.
+ Người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành.
+ Người bị kết án trong trường hợp phạm nhiều tội mà có tội thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích, có tội thuộc trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án thì căn cứ vào thời hạn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người đó.
+ Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt.
Đối với mẫu số 2
(1): Ghi rõ cơ quan công an xã, phường, thị trấn (cấp xã). Ví dụ Công an phường A, quận B, thành phố C
(2): Ghi rõ nội dung cần xin xác nhận dân sự. Ví dụ: Xác nhận về việc Tôi đã chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, tuân thủ pháp luật, bản thân luôn hoàn thành các nhiệm vụ địa phương giao, không vi phạm pháp luật và không có tiền án tiền sự trong thời gian tôi sinh sống tại địa phương.
4. Thủ tục xin xác nhận dân sự về tiền án, tiền sự:
Khi cá nhân có mong muốn, nguyện vọng đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho mình một vấn đề dân sự như việc cá nhân có hoặc không có tham gia một sự việc, hành vi đã xảy ra trên thực tế trong thời gian cá nhân sinh sống, chấp hành các chủ trường của Đảng, Nhà nước và pháp luật, cư trú tại địa phương, việc các nhân tuân thủ, không vi phạm pháp luật, xác nhận lý lịch, thông tin cá nhân,… thì cá nhân sẽ làm Đơn xin xác nhận dân sự gửi lên cho cơ quan công an cấp xã để thực hiện xác nhận.
Trên thực tế, cá nhân có thể làm đơn xin xác nhận về tiền án tiền sự trong rất nhiều trường hợp, cụ thể như sau:
– Xác nhận việc cá nhân mất giấy tờ
– Việc cá nhân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, tuân thủ pháp luật, bản thân luôn hoàn thành các nhiệm vụ địa phương giao, không vi phạm pháp luật và không có tiền án tiền sự
– Xác nhận lý lịch, những thông tin cá nhân
– Liên quan tới nhân thân, ông bà, cha mẹ, anh chị em, tình trạng hôn nhân.
Người làm đơn thực hiện việc soạn thảo mẫu đơn theo hướng dẫn phía trên và gửi tới công an địa phương xin xác nhận và cho dấu cùng với chữ kí.