Vì nhiều lý do khác nhau mà cá nhân đã hoàn thành xong muốn Nhà trường muốn xác nhận việc mình đã hoàn thành xong chương trình đào tạo thì sẽ viết đơn gửi cho Ban giám hiệu Nhà trường để được giải quyết vấn đề. Vậy đơn xin xác nhận đã hoàn thành xong chương trình đào tạo là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin xác nhận đã hoàn thành xong chương trình đào tạo là gì?
Đơn xin xác nhận đã hoàn thành xong chương trình đào tạo là mẫu đơn do cá nhân ( sinh viên) viết gửi cho Ban giám hiệu trường mà cá nhân đã học tập và làm việc. Mẫu đơn xin xác nhận đã hoàn thành xong chương trình đào tạo cần phải có nội dung và hình thức chính xác và đầy đủ thì mới có thể dễ dàng trong việc xác nhận của Ban giám hiệu Nhà trường.
Chương trình đào tạo (Programme) ở một trình độ cụ thể của một ngành học bao gồm: mục tiêu, chuẩn đầu ra; nội dung, phương pháp và hoạt động đào tạo; điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động học thuật của đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai đào tạo ngành học đó.
Chương trình đào tạo giáo dục đại học bao gồm 04 nội dung sau:
– Mục tiêu, chuẩn đầu ra;
– Nội dung, phương pháp và hoạt động đào tao;
– Điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ;
– Hoạt động học thuật.
Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho người học tích luỹ trong quá trình học tập. Mỗi học phần có khối lượng tín chỉ và được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Một số học phần đặc thù có thể nhiều hoặc ít hơn 3 tín chỉ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần (hay toàn phần) của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Mỗi học phần có một mã học phần riêng do mỗi Trường quy định.
Đơn xin xác nhận đã hoàn thành xong chương trình đào tạo được dùng để ghi chép lại những thông tin của cá nhân đã hoàn thành xong chương trình học tập tại một trường ( cơ sở giáo dục) nhất định. Đồng thời đơn xin xác nhận đã hoàn thành xong chương trình đào tạo sẽ là cơ sở để Ban giám hiệu Nhà trường xem xét và xác nhận cho cá nhân( sinh viên) đó đã hoàn thành xong chương trình đào tạo.
2. Mẫu đơn xin xác nhận đã hoàn thành xong chương trình đào tạo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
ĐƠN XIN XÁC NHẬN ĐÃ HỌC XONG CHƯƠNG TRÌNH
Kính gửi: Ban Giám hiệu Trường…
Tôi tên:….. Mã số sinh viên:..
Ngày sinh:…..
Nơi sinh:..
Là sinh viên lớp:…….. khóa…
Hệ đào tạo: Dài hạn tập trung (chính quy) tại Trường……
Tôi làm đơn này kính gửi đến Ban Giám hiệu xin được xác nhận tôi đã học xong chương trình đào tạo chuyên ngành ……., khóa………thuộc Khoa…………. Trường…… quản lý đào tạo.
Lý do:…
Rất mong được sự chấp thuận của Ban Giám hiệu.
Chân thành cảm ơn và kính chào trân trọng./.
XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU
…………., ngày……tháng…….năm………
TL. HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG KHOA
…….., ngày. . .tháng . . . năm……..
Người làm đơn
(Chữ ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin xác nhận đã hoàn thành xong chương trình đào tạo:
Phần kính gửi yêu cầu người làm đơn sẽ ghi cụ thể Trường, Ban giám hiệu Nhà trường nơi đã hoàn thành xong chương trình đào tạo.
phần nội dung của đơn xin xác nhận đã hoàn thành xong chương trình đào tạo thì người làm đơn trước hết phải cung cấp những thông tin cá nhân như: tên, mã sinh viên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú( tạm trú),…Đồng thời người làm đơn cần phải ý do viết đơn xin xác nhận đã hoàn thành xong chương trình đào tạo sao cho hợp lý, chính đáng nhất.
Cuối đơn xin xác nhận đã hoàn thành xong chương trình đào tạo thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên và có sự xác nhận của Ban Giám hiệu Nhà trường.
4. Quy định về đào tạo trình độ thạc sĩ hiện nay:
Đào tạo trình độ thạc sĩ nhằm giúp cho học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành, chuyên ngành; tăng cường kiến thức liên ngành; có kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực khoa học chuyên ngành hoặc kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo.
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT quy định Đối tượng và điều kiện dự tuyển như sau:
1. Yêu cầu đối với người dự tuyển:
– Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu;
– Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
– Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.
2. Ngành phù hợp được nêu tại khoản 1 Điều này và tại các điều khác của Quy chế này là ngành đào tạo ở trình độ đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) trang bị cho người học nền tảng chuyên môn cần thiết để học tiếp chương trình đào tạo thạc sĩ của ngành tương ứng, được quy định cụ thể trong chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo thạc sĩ; cơ sở đào tạo quy định những trường hợp phải hoàn thành yêu cầu học bổ sung trước khi dự tuyển. Đối với các ngành quản trị và quản lý, đào tạo theo chương trình thạc sĩ định hướng ứng dụng, ngành phù hợp ở trình độ đại học bao gồm những ngành liên quan trực tiếp tới chuyên môn, nghề nghiệp của lĩnh vực quản trị, quản lý.
3. Ứng viên đáp ứng yêu cầu quy định tại điểm b khoản 1 Điều này khi có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:
– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài;
– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do chính cơ sở đào tạo cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
– Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục của Quy chế này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
4. Ứng viên dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của cơ sở đào tạo (nếu có).
5. Đối với chương trình đào tạo được dạy và học bằng tiếng nước ngoài, ứng viên phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ, cụ thể khi có một trong những văn bằng, chứng chỉ sau đây:
– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy;
– Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ của ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy đạt trình độ tương đương Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục của Quy chế này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT quy định Tổ chức tuyển sinh và công nhận học viên như sau:
1. Việc tuyển sinh được tổ chức một hoặc nhiều lần trong năm do cơ sở đào tạo quyết định khi đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm chất lượng thực hiện chương trình đào tạo thạc sĩ theo quy định hiện hành.
2. Phương thức tuyển sinh do cơ sở đào tạo quyết định bao gồm thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển; bảo đảm đánh giá minh bạch, công bằng, khách quan và trung thực về kiến thức, năng lực của người dự tuyển. Cơ sở đào tạo được tổ chức tuyển sinh trực tuyến khi đáp ứng những điều kiện bảo đảm chất lượng để kết quả đánh giá tin cậy và công bằng như đối với tuyển sinh trực tiếp.
3.
– Đối tượng và điều kiện dự tuyển;
– Chỉ tiêu tuyển sinh theo chương trình đào tạo, hình thức đào tạo;
– Danh mục ngành phù hợp của từng chương trình đào tạo và quy định những trường hợp phải hoàn thành học bổ sung;
– Hồ sơ dự tuyển;
– Kế hoạch và phương thức tuyển sinh;
– Mức học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình từng năm học, cả khóa học;
– Những thông tin cần thiết khác.
4. Cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận học viên trúng tuyển khi đáp ứng đầy đủ yêu cầu đầu vào của chương trình đào tạo kèm theo các minh chứng.
5. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể:
– Kế hoạch tuyển sinh, thông báo tuyển sinh, phương thức tuyển sinh;
– Quy trình tổ chức thi tuyển, xét tuyển, kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển, đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào và công nhận học viên trúng tuyển;
– Các chính sách ưu tiên trong tuyển sinh;
– Công tác lưu trữ, bảo mật trong công tác tổ chức thi tuyển và xét tuyển;
– Việc kiểm tra, thanh tra và giám sát nội bộ trong công tác tuyển sinh;
– Trách nhiệm của các tổ chức, đơn vị và cá nhân trong công tác tổ chức tuyển sinh;
– Những quy định khác liên quan đến tuyển sinh.
Căn cứ pháp lý:
-Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ.