Người mắc bệnh hiểm nghèo là người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng, như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ trướng, phong hủi, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế coi là bệnh hiểm nghèo. Vậy người mắc bệnh hiểm nghèo muốn xin xác nhận bệnh hiểm nghèo bằng cách nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin xác nhận bệnh hiểm nghèo là gì?
Mẫu đơn xin xác nhận bệnh hiểm nghèo là mẫu đơn được lập ra để xin được xác nhận bệnh hiểm nghèo. Mẫu đơn nêu rõ nội dung xin xác nhận, người làm đơn…
Mẫu đơn xin xác nhận bệnh hiểm nghèo thể hiện mong muốn của người mắc phải căn bệnh hiểm nghèo gửi tới cơ quan có thẩm quyền xin xác nhận để được hưởng chế độ chữa bệnh của bệnh hiểm nghèo.
3. Mẫu đơn xin xác nhận bệnh hiểm nghèo chi tiết nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
…., ngày … tháng … năm 20…
ĐƠN XIN XÁC NHẬN BỆNH HIỂM NGHÈO
Kính gửi: Bệnh viện …
Tôi là: … Ngày sinh: …
CMND số: …. cấp ngày: … tại: …
Hộ khẩu thường trú: …
Số điện thoại: … Email: …
Tôi làm đơn này xin Bệnh viện xác nhận cho tôi những thông tin sau:
Bệnh điều trị: … Cấp độ: …
Bác sĩ điều trị: …
Quá trình điều trị tại bệnh viện: …
Lý do xin xác nhận: Làm thủ tục xác nhận hộ nghèo tại địa phương
Một lần nữa, kính mong Bệnh viện xác nhận những thông tin trên cho tôi là đúng với hồ sơ bệnh án của tôi.
Mong sớm nhận được phản hồi từ Bệnh viện.
Tôi chân thành cảm ơn!
Xác nhận của Bệnh viên Người làm đơn
4. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin xác nhận bệnh hiểm nghèo chi tiết nhất:
-Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền gửi đơn xin xác nhận bệnh hiểm nghèo
-Họ, tên và địa chỉ của người gửi đơn xin xác nhận bệnh hiểm nghèo:
-Nếu là người được ủy quyền xin xác nhận bệnh hiểm nghèo thì ghi rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền.
-Nếu người xin xác nhận bệnh hiểm nghèo không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.
-Ghi tóm tắt nội dung xin xác nhận bệnh hiểm nghèo; ghi rõ cơ sở của việc xin xác nhận bệnh hiểm nghèo; yêu cầu giải quyết xin xác nhận bệnh hiểm nghèo.
5. Một số quy định liên quan:
5.1. Về thủ tục làm như sau:
1. Lập 3 bộ hồ sơ, mỗi bộ gồm những giấy tờ sau :
– Đơn đề nghị xét hưởng chế độ bệnh hiểm nghèo (kèm theo bệnh án, giấy ra viện, xét nghiệm…) gửi cán bộ quân sự xã.
2. Tại xã lập biên bản xác nhận bệnh hiểm nghèo (theo mẫu) gửi lên Ban chỉ huy Quân sự huyện.
3. Tại BCH Quân sự huyện xem xét lập giấy xác nhận bệnh hiểm nghèo (theo mẫu) chuyển lên Bộ Tư lệnh Thủ đô (theo mẫu).
4. Tại Bộ Tư lệnh Thủ đô do cơ quan chính sách chủ trì phối hợp với cơ quan Quân y, Quân lực, cán bộ lập Hội đồng giám định bệnh hiểm nghèo tiến hành giám định kết quả (khi có kết luận mắc bệnh hiểm nghèo) rồi hoàn thiện hồ sơ và do Chính ủy hoặc Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô ra quyết định về việc hưởng chế độ bệnh hiểm nghèo và có hiệu lực từ ngày ký quyết định.
5.2. Thủ tục hỗ trợ chi phí cho người nghèo bị bệnh hiểm nghèo:
-Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh theo Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 27/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.
Bước 2: Nộp tại các cơ sở y tế nhà nước trên địa bàn tỉnh sau mỗi đợt khám và điều trị.
Cán bộ các cơ sở Y tế tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản để người đến nộp hồ sơ làm lại cho đúng quy định.
Bước 3: Nhận kết quả tại các cơ sở y tế nhà nước trên địa bàn tỉnh.
-Người nhận kết quả mang giấy hẹn đến nộp.
-Cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu người đến nhận kết quả ký nhận vào sổ và trao kết quả cho người đến nhận. Trong trường hợp nhận hộ phải có phiếu nhận hồ sơ và chứng minh nhân dân của người ủy quyền.
Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, tết nghỉ).
Thành phần hồ sơ:
– Đơn xin hỗ trợ (Mẫu số 1 – Quyết định 29/2014/QĐ-UBND);
– Bản photo của 1 trong số các loại giấy tờ sau:
+ Sổ hộ khẩu (nếu là đối tượng dân tộc thiểu số đang sinh sống ở xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn gia đoạn 2014-2015 theo quy định tại
+ Sổ hộ nghèo (nếu là đối tượng hộ nghèo).
+ Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu là đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng).
+ Quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở bảo trợ xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (nếu đối tượng là người đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội).
– Đơn xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn, không khả năng chi trả chi phí khám, chữa bệnh có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (Đối với những người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí).
– Bản photo thẻ Bảo hiểm Y tế (nếu có).
– Bản photo giấy chứng minh nhân dân (nếu có).
– Bản photo sổ khám bệnh hoặc toa thuốc.
– Bản photo giấy ra viện.
– Bảng chi tiết các khoản chi phí, bản chính biên lai thu (
Thời hạn giải quyết
-Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ (bệnh nhân điều trị tại các cơ sở y tế nhà nước trên địa bàn tỉnh) thì trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ phải thực hiện hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh cho đối tượng được hưởng.
-Trường hợp người được hỗ trợ điều trị tại các cơ sở y tế nhà nước ngoài tỉnh trong trường hợp cấp cứu thì Trung tâm Y tế tuyến huyện, nơi đối tượng đăng ký hộ khẩu thường trú, có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và thực hiện nhiệm vụ sau:
+Trong thời gian tối đa 5 ngày làm việc, tổng hợp và gửi Bảo hiểm xã hội (BHXH) cùng cấp giám định hồ sơ xin hỗ trợ một phần chi phí điều trị đối với đối tượng người bệnh có thẻ BHYT. Cơ quan BHXH có trách nhiệm thông báo chi phí khám, chữa bệnh của đối tượng có thẻ BHYT đi khám, chữa bệnh ngoài tỉnh cho các Trung tâm Y tế huyện/thành phố/thị xã có nhu cầu. Thời gian giám định, thông báo không quá 60 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ yêu cầu giám định của các bệnh viện đa khoa hoặc trung tâm y tế huyện/thành phố/thị xã.
+Khi có kết quả giám định hồ sơ và thông báo chi phí khám, chữa bệnh của BHXH thì Trung tâm y tế tuyến huyện thực hiện chi hỗ trợ cho đối tượng trong thời gian 15 ngày.
+Đối với trường hợp không có thẻ BHYT khi điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh Nhà nước ngoài tỉnh thỉ Trung tâm Y tế huyện, thành phố, thị xã nơi đối tượng đăng ký hộ khẩu thường trú tiếp nhận, giám định hồ sơ theo quy định và thực hiện hỗ trợ phần chi phí khám, chữa bệnh theo định mức quy định tại quyết định 29/2014/QĐ-UBND. Thời hạn giải quyết hồ sơ là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:
Những người thuộc hộ nghèo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo.
-Đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở xã, thị trấn thuộc vùng khó khăn giai đoạn 2014-2015 theo quy định tại Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
-Những người thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật và người đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước.
-Những người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác gặp khó khăn
5.3. Mức chi phí cho bệnh hiểm nghèo của BHYT:
Khi khám bệnh, chữa bệnh hiểm nghèo đúng tuyến
Bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến:
– Được hưởng 100% chi phí nếu là sĩ quan, hạ sĩ quan quân đội, công an nhân dân; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 6 tuổi; người hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
– Được hưởng 100% chi phí với trường hợp chi cho một lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở;
– Được hưởng 100% chi phí KCB tại tuyến xã; người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến;
– Hưởng 95% chi phí nếu là người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; thân nhân người có công với cách mạng, trừ cha/mẹ đẻ, vợ/chồng/con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ; người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
– Hưởng 80% chi phí với các đối tượng khác.
Trong trương hợp bệnh nhân thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất. Khi đi khám chữa bệnh, người bệnh cần lưu ý các mức hưởng của từng đối tượng để được hưởng mức có lợi hơn.
Khám chữa bệnh trái tuyến
Do tính chất nguy hiểm và phức tạp của bệnh hiểm nghèo mà đa phần các bệnh nhân sẽ đều phải lựa chọn bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương để chữa trị. Một số ít bệnh nhân lựa chọn bệnh viện tuyến huyện để chữa trị. Việc bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng như chữa trị đúng tuyến và theo tỷ lệ như sau:
– Hưởng 100% chi phí khám bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.
– Hưởng 60% chi phí điều trị nội trú đến ngày 31/12/2020; hưởng 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.
– Hưởng 40% chi phí điều trị nội trú khi KCB tại bệnh viện tuyến trung ương.
– Trường hợp đặc biệt đối với bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo thuộc đối tượng sau thì được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh.
– Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.