Nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Để xác nhận bảo lãnh thì không thể thiếu Mẫu đơn xin xác nhận bảo lãnh.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin xác nhận bảo lãnh là gì?
Mẫu đơn xin xác nhận bảo lãnh là mẫu đơn với các thông tin và nội dung về xin xác nhận bảo lãnh gửi lên cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết
Mẫu đơn xin xác nhận bảo lãnh là văn bản được lập ra để xin được xác nhận bảo lãnh trong các trường hợp khác nhau, Đơn xin xác nhận bảo lãnh là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền xác nhận việc cá nhân/tổ chức này là bên bảo lãnh trong một giao dịch dân sự nào đó. Từ đó, chứng minh quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc bảo lãnh này của các bên được thực hiện sau này (nếu có) là hợp pháp.
2. Mẫu đơn xin xác nhận bảo lãnh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
……….., ngày… tháng… năm…….
ĐƠN XIN XÁC NHẬN BẢO LÃNH
Kính gửi: -Công ty……………
(Hoặc chủ thể khác có thẩm quyền,
đó có thể là cá nhân cụ thể nào đó hoặc các cơ quan khác,…)
Tên tôi là:………………… Sinh năm:……….
Chứng minh nhân dân số:………………… do CA…………. cấp ngày…/…./……
Hộ khẩu thường trú:…………………………………………..
Hiện đang cư trú tại:……………………………………
Số điện thoại liên hệ:…………………
(Nếu là tổ chức thì trình bày những thông tin sau:
Công ty…………………………
Địa chỉ trụ sở:…………………………………….
Giấy đăng ký doanh nghiệp số:……………… do Sở kế hoạch và đầu tư………… cấp ngày…/…/…..
Hotline:…………….. Số Fax (nếu có):…………..
Người đại diện theo pháp luật:……………………………. Sinh năm:………..
Chức vụ:…………..
Chứng minh nhân dân số:……………………. Do CA………. cấp ngày…/…./……
Nơi thường trú:…………………………………
Hiện đang cư trú tại:……………………………….
Số điện thoại liên hệ:………………
Căn cứ đại diện:………………..)
Tôi xin trình bày với Quý công ty/Quý cơ quan/Ông/Bà……. sự việc sau:
Tôi là:…………… (tư cách của bạn trong việc làm đơn)…………………………………………………………(Bạn trình bày hoàn cảnh, lý do dẫn tới việc bạn làm đơn)
Do vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị Quý công ty/ Quý cơ quan/Ông/Bà… xác nhận việc Ông/Bà/….. đã …….. bảo lãnh cho
……………………………………………………………………………………………………
(bạn đưa ra thông tin về việc bảo lãnh mà bạn cần xác nhận)
Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi đã nêu trên.
Kính mong Quý công ty/ Quý cơ quan/Ông/Bà… xem xét và xác nhận nội dung trên cho tôi.
Kèm theo đơn này, tôi xin gửi kèm những văn bản, tài liệu sau:………………….. chứng minh cho tính chính xác của những thông tin tôi đã nêu trên.
Xác nhận của ………
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm mẫu đơn xin xác nhận bảo lãnh:
– Ghi đầy đủ và chính xác các thông tin trong mẫu đơn xác nhận bảo lãnh
– Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên)
– Gửi: -Công ty, (Hoặc chủ thể khác có thẩm quyền, đó có thể là cá nhân cụ thể nào đó hoặc các cơ quan khác,…)
– Tránh tẩy xóa làm sai lệch thông tin
4. Thông tin pháp lý liên quan:
4.1. Đối tượng và phạm vi bảo lãnh:
– Đối tượng của bảo lãnh là các cam kết của người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh. Tuy nhiên để thực hiện được cam kết đó thì người bão lãnh phải có tài sản hoặc công việc phù hợp để đáp lại lợi ích của bên nhận bảo lãnh trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ.
– Như chúng ta đã biết, lợi ích mà các bên chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ hướng tới là lợi ích vật chất. Chỉ thông qua một lợi ích vật chất mới có thể bảo đảm được một lợi ích vật chất. Vì vậy, người bảo lãnh phải bằng một tài sản hoặc bằng việc thực hiện một công việc thay cho người được bảo lãnh mới đảm bảo được quyền lợi cho người nhận bảo lãnh.
– Nếu đối tượng của nghĩa vụ chính là việc thực hiện một công việc mà chỉ thông qua việc thực hiện công việc đó, quyền lợi của bên có quyền mới được thoả mãn thì người nhận bảo lãnh phải thực hiện một công việc. Trong Trường hợp này, người bảo lãnh phải là người có khả năng thực hiện công việc đó.
– Nếu đối tượng của nghĩa vụ chính là một khoản tiền hoặc một tài sản có giá trị thì người bảo lãnh phải lấy tài sản thuộc sở hữu của mình giao cho người nhận bảo lãnh xử lý.
– Phạm vi bảo lãnh có thể là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ. Nếu không có thoả thuận gì khác thì người bảo lãnh phải bảo lãnh cả tiền lãi trên nợ gốc trong phạm vi bảo lãnh; đồng thời phải bảo lãnh cả khoản tiền phạt cũng như tiền bồi thường thiệt hại. Như vậy, phạm vi bảo lãnh gồm bao nhiều phần so với tổng giá ttị của nghĩa vụ chính tuỳ thuộc vào sự cam kết, xác định của người bảo lãnh.
4.2. Thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh:
– Người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ nếu đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của họ trước bên nhận bảo lãnh. Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.
– Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bắt đầu từ thời điểm nào thì người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó phải được xác định theo từng trường hợp cụ thể.
– Pháp luật hiện hành có quy định rằng bên bảo lãnh “sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình” (Điều 335
– Theo quy định trên thì thời điểm mà bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ được xác định theo hai trường hợp sau:
– khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng bảo lãnh đến thời hạn thực hiện. Xác định việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh bắt đầu từ thời điểm này trong trường hợp các bên trong quan hệ bảo lãnh không có thoả thuận khác về thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Như vậy, trong trường hợp này, bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ kể từ thời điểm bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đến hạn.
– khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Neu các bên trong quan hệ bảo lãnh có thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì dù nghĩa vụ đã đến thời hạn thực hiện mà bên được bảo lãnh không thực hiện, bên nhận bảo lãnh vẫn không được quyền yêu cầu bên nhận bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đó khi chưa có đủ căn cứ để xác định bên được bảo lãnh không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ. Như vậy, thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp này được xác định từ thời điểm có đủ căn cứ để xác định về việc bên được bảo lãnh không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ.
4.3. Nội dung của bảo lãnh:
– Bên bảo lãnh phải dùng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc tự mình thực hiện một công việc để chịu trách nhiệm thay cho người được bảo lãnh nếu người này không thực hiện nghĩa vụ hoặc gây ra thiệt hại cho bên nhận bảo lãnh.
– Khi bên bảo lãnh thực hiện xong những cam kết trước bên nhận bảo lãnh thì quan hệ nghĩa vụ chính cũng như việc bảo lãnh được coi là chấm dứt. Khi đó, bên bảo lãnh có quyền yêu cầu người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi đã bảo lãnh; bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu có thoả thuận giữa họ với người được bảo lãnh hoặc pháp luật có quy định.
– Trong trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ mà giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh không có thoả thuận khác thì nghĩa vụ của những người cùng bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh được xác định theo nghĩa vụ liên đới và họ phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh. Vì vậy, người nhận bảo lãnh có thể yêu cầu bất cứ người nào trong số những người cùng bảo lãnh phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ khi đến thời hạn thực hiện mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng. Khi một trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh thì có quyền yêu càu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện cho mình phần nghĩa vụ trong phạm vi mà họ đã bảo lãnh.
– Theo nguyên tắc, khi bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được chuyển cho bên bảo lãnh, cho nên nếu người bảo lãnh được người nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ thì người được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đó đối với người có quyền. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ (khoản 1 Điều 341).
– Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định phải liên đới thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (Điều 341 Bộ luật dân sự).
Căn cứ dựa trên nội dung đã phân tích như trên thì việc bão lãnh hay xác nhận bão lãnh đều phải thực hiện dựa trên các quy định chung của pháp luật đề ra, trình tự, thủ tục bảo lãnh theo quy định pháp luật hiện hành, khi xác nhận bảo lãnh đầu tiên và không thể thiếu đó chính là Mẫu đơn xin xác nhận bảo lãnh. Trên đây là toàn bộ thông tin bài viết của Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về Mẫu đơn xin xác nhận bảo lãnh và hướng dẫn soạn thảo đơn mới nhất.