Người lao động sẽ viết đơn xin xác nhận bảng lương và người sử dụng lao động sẽ xác nhận và cấp giấy xác nhận bảng lương. Vậy mẫu đơn này có nội dung và hình thức ra sao, bài viết dưới đây sẽ đi vào tìm hiểu mẫu đơn này.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin xác nhận bảng lương công ty cổ phần là gì, mục đích của mẫu đơn?
Mục đích của giấy xác nhận lương: người lao động cần đến giấy xác nhận để xác nhận các thông tin về người làm đơn, chức vụ, thời gian làm việc và mức lương nêu trên là chính xác, có sự chứng thực của cơ quan làm việc
2. Mẫu đơn xin xác nhận bảng lương công ty cổ phần:
Mẫu 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——— oOo ———
GIẤY XÁC NHẬN LƯƠNG
Kính gửi (1): Ban Giám đốc Công ty……………
Họ và tên:…………
Ngày tháng năm sinh: …………
Số CMND: …………… Cấp ngày: ……… Nơi cấp:……………
Địa chỉ thường trú: …..
Số điện thoại: …………
Hiện đang công tác tại:
Công ty (2): …
Địa chỉ (3): ……
Điện thoại (4):………… Fax: ……
Vị trí công tác (5): ……………
Chức danh/chức vụ (6): …..……
Loại Hợp đồng lao động (đánh dấu “x”):
….. Không xác định thời hạn
….. Xác định thời hạn 01 năm
….. Xác định thời hạn 02 năm
….. Xác định thời hạn 03 năm
….. Khác (7) (ghi rõ): ……………
Thời gian công tác: Từ ngày ……../……/…….. đến nay.
Thu nhập hàng tháng:
Loại thu nhập (đánh dấu “x”):
…… Trước thuế
…… Sau thuế
Mức thu nhập:
– Lương chính (8): ………… đồng/tháng
– Thu nhập khác (9): ………. đồng/tháng
Diễn giải nguồn thu nhập khác (10):……………
Thu nhập 03 tháng gần nhất:
– Tháng ……../………: …………đồng/tháng
– Tháng ……../………: …………đồng/tháng
– Tháng ……../………: …………đồng/tháng
Hình thức trả lương (đánh dấu “x”):
…… Tiền mặt
…… Chuyển khoản
Lý do xin xác nhận (11):……
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là chính xác, nếu có gì sai trái tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật và trước Công ty.
Kính trình Giám đốc/Tổng Giám đốc xem xét và xác nhận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
…………, ngày … tháng … năm ……
XÁC NHẬN CỦA CÔNG TY
Xác nhận các thông tin trên là chính xác
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu 2:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–oOo—–
GIẤY XÁC NHẬN LƯƠNG
Họ và tên:…………….
Địa chỉ:…………..
Số CMND:……………….
Hiện đang làm việc tại:…………….
Địa chỉ công ty:……………..
Điện thoại:…………….
Bộ phận: ……………..Chức vụ:………….
Hợp đồng lao động : Thời vụ Thời hạn 1 năm Thời hạn 2 năm
Thời hạn 3 năm Không xác định thời hạn Khác……
Thời hạn hiệu lực: Từ 20/09/……..
Ngày vào làm việc: 20/09/……….
Mức lương chính: ………….VNĐ/ tháng Trước thuế Sau thuế
Thu nhập khác: …………………VNĐ/ tháng
Diễn giải nguồn thu nhập khác: Hưởng theo doanh thu của doanh nghiệp và thưởng
………., ngày…….tháng…….năm………..
Người làm đơn
Xác nhận của công ty
Xác nhận các thông tin về chức vụ, thời gian làm việc và mức lương nêu trên là chính xác
Ký và ghi rõ họ tên
Mẫu 3:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o——–
ĐƠN XIN XÁC NHẬN LƯƠNG
Kính gửi: Ban Giám đốc Công ty Cổ phần ABC
Tôi tên là:………………..
Sinh ngày:……………..
Số CMND: ………………..Ngày cấp: …/…/ Nơi cấp:……………….
Địa chỉ thường trú:…………..
Nay tôi viết đơn này kính mong Ban Giám đốc xác nhận cho tôi những thông tin sau:
Nơi công tác:………………………………..
Địa chỉ:………………………………..
Điện thoại:………………………………..
Vị trí công tác:………………………………..
Hình thức trả lương: Tiền mặt Chuyển khoản
Cụ thể thu nhập 3 tháng gần nhất như sau:
Tháng Hình thức thu nhập | ……….. | ………. | ………. |
Lương thực lãnh |
Lý do xin xác nhận:…………………….
Trân thành cảm ơn!
……………, ngày … tháng … năm ……..
Xác nhận của Công ty
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Phụ thuộc vào việc người lao động đang làm việc cho doanh nghiệp hay cơ quan, tổ chức, có thể gửi tới Ban Giám đốc hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
(2) Tương tự mục (1), có thể là doanh nghiệp, cơ quan hoặc tổ chức, tuy nhiên, người khai phải ghi đúng tên công ty, cơ quan, tổ chức theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập.
(3) Ghi đúng địa chỉ trụ sở theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập.
(4) Ghi số điện thoại cố định của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
(5) Ghi cụ thể phòng, ban, bộ phận làm việc của người khai.
(6) Ghi cụ thể chức danh, chức vụ của người khai: trưởng phòng, phó phòng, nhân viên, chuyên viên,…
(7) Nếu không làm việc theo một trong những hợp đồng nêu trên, người khai phải ghi rõ hình thức làm việc của mình: hợp đồng lao động theo mùa vụ, hợp đồng lao động theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng,
(8) Mức lương chính theo hợp đồng lao động hoặc quyết định bổ nhiệm, phân công nhiệm vụ,…
(9) Ghi chính xác tổng các khoản thu nhập khác ngoài mức lương chính theo hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm, phân công nhiệm vụ,…
(10) Người khai diễn giải chi tiết nguồn gốc của các khoản thu nhập khác, có thể là phụ cấp (phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp xăng xe, điện thoại, nhà ở,…), doanh số, tiền hoa hồng, lương tăng ca, thưởng,…
(11) Tùy thuộc vào mục đích của người xin xác nhận, có thể là: chứng minh tài chính, chứng minh đủ điều kiện mua nhà ở xã hội, khả năng nhận nuôi con nuôi, làm hồ sơ định cư ở nước ngoài, vay vốn ngân hàng, xác nhận thu nhập khi tranh chấp quyền nuôi con,…
4. Những quy định về tiền lương của người lao động:
Tiền lương:
Được quy định tại Điều 90
– Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
– Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Mức lương tối thiểu:
Được quy định tại Điều 91 Bộ luật lao động 2019:
– Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
– Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
– Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
– Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Hội đồng tiền lương quốc gia
– Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ về mức lương tối thiểu và chính sách tiền lương đối với người lao động.
– Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia bao gồm các thành viên là đại diện của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương và chuyên gia độc lập.
– Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động:
Được quy định tại Điều 93 Bộ luật lao động 2019:
“1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.”
Nguyên tắc trả lương
– Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
– Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Trả lương:
Được quy định tại Điều 95 Bộ luật lao động 2019:
– Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
– Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
– Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
Hình thức trả lương
– Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
– Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
Kỳ hạn trả lương:
Được quy định tại Điều 97 Bộ luật lao động 2019:
– Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
– Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
– Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
– Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.