Ngôn ngữ lập trình đa dạng nên muốn trở thành lập trình viên, người ứng tuyển có rất nhiều sự lựa chọn. Vậy công việc của lập trình viên PHP là bao gồm những công việc nào. Khi ứng tuyển thì các ứng viên cần những hồ sơ gì, mẫu đơn xin việc ra sao?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin việc vị trí lập trình viên PHP là gì?
Đơn xin việc vào vị trí lập trình viên là văn bản viết tay hoặc đánh máy được viết bởi người ứng tuyển gửi cho bộ phận tuyển dụng của Tổng công ty Viễn thông với vị trí lập trình viên, mẫu đơn này được gửi kèm với hồ sơ xin việc của ứng viên. Mẫu đơn với nội dung bao gồm thông tin cơ bản của ứng viên và kinh nghiệm làm việc đồng thời mong muốn ứng tuyển vị trí mà công ty tuyển dụng đăng tuyển.
Mục đích của đơn xin việc vào vị trí lập trình viên: Khi vị trí lập trình viên có nhu cầu tuyển dụng các vị trí nhân viên trong công ty, bộ phận tuyển dụng của công ty sẽ đăng tuyển, những ứng viên thấy mình phù hợp với các vị trí này sẽ nộp hồ sơ ứng tuyển kèm theo
2. Mô tả công việc của lập trình viên:
Lập trình viên PHP là người viết các ứng dụng web từ máy chủ bằng cách sử dụng ngôn ngữ kịch bản lệnh Hypertext Pre (PHP). Họ được giao nhiệm vụ phát triển và mã hóa các thành phần phụ trợ cũng như kết nối các ứng dụng với dịch vụ web khác. Lập trình viên PHP cũng hỗ trợ các công việc Front-End hay kỹ sư lập trình backend để tích hợp vào ứng dụng.
Lập trình viên PHP chịu trách nhiệm đảm bảo trao đổi dữ liệu liền mạch giữa máy chủ và người dùng, lập trình và mã hóa tất cả logic máy chủ, duy trì cơ sở dữ liệu trung tâm và trả lời các yêu cầu từ các lập trình viên Front-End.
Để đảm bảo thành công với tư cách là lập trình viên PHP, bạn cần có kiến thức chuyên sâu về lập trình PHP hướng đối tượng, hiểu biết về thiết kế MVC và kinh nghiệm làm việc liên quan đến HTML5, JavaScript và CSS3. Một lập trình viên PHP giỏi cũng có thể thiết kế và xây dựng các mô-đun PHP hiệu quả trong khi tích hợp liền mạch các công nghệ Front-End.
– Công việc của lập trình viên PHP được các công ty truyền thông tuyển dụng
+ Tiến hành phân tích trang web và các yêu cầu ứng dụng.
+ Viết mã back-end và xây dựng các mô-đun PHP hiệu quả.
+ Phát triển cổng back-end với cơ sở dữ liệu được tối ưu hóa.
+ Xử lý sự cố ứng dụng và vấn đề mã.
+ Tích hợp các giải pháp lưu trữ dữ liệu.
+ Đáp ứng các yêu cầu tích hợp từ các nhà phát triển Front-End.
+ Hoàn thiện các tính năng back-end và thử nghiệm các ứng dụng web.
+ Cập nhật và thay đổi các tính năng ứng dụng để nâng cao hiệu suất.
– Yêu cầu về bằng cấp và kỹ năng với lập trình viên PHP
+ Cử nhân Khoa học máy tính hoặc lĩnh vực tương tự.
+ Kiến thức về các khung web PHP bao gồm Yii, Laravel và CodeIgniter.
+ Kiến thức về các công nghệ Front-End bao gồm CSS3, JavaScript và HTML5.
+ Hiểu biết về lập trình PHP hướng đối tượng.
+ Kinh nghiệm tạo các ứng dụng có thể mở rộng.
+ Thành thạo các công cụ phiên bản mã bao gồm Git, Mercurial, CVS và SVN.
+ Có khả năng quản lý dự án.
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt: Kỹ năng này giúp cho lập trình viên PHP có thể xử lý tình huống, hoàn thành nhiệm vụ được giao nhanh chóng.
+ Có kinh nghiệm làm việc với PHP và framework liên quan như Laravel, Zend, CI, Yii, CakePHP.
+ Có kiến thức ứng dụng các CSS và Javascript framework: jQuery, Boostrap…
+ Nắm vững cơ sở dữ liệu MySQL, NoSQL,..
+ Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có thể làm việc dưới áp lực cao và tinh thần trách nhiệm cao.
+ Có sản phẩm thực tế là lợi thế.
+ Kỹ năng tư duy logic và thuật toán tốt, phân tích và giải quyết vấn đề
+ Có khả năng đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành
3. Những lưu ý khi làm lập trình viên:
Là một nghề sử dụng trí óc với trình đồ cao nên lập trình viên cũng là một ngành nghề yêu cấu cao về tư duy, trình độ và kỹ năng của người lập trình
– Sử dụng thạo các lớp và hàm PHP
Để trở thành một lập trình viên PHP giỏi, trước hết bạn cần biết cách sử dụng thành thạo các lớp và hàm PHP. Đây là yêu cầu cơ bản nhất với vị trí lập trình viên.
– Tạo tập tin cấu hình
Thay vì để các cài đặt kết nối cơ sở dữ liệu của bạn nằm rải rác ở mọi nơi, hãy tạo một tệp chính có chứa tất cả các cài đặt và sau đó đưa nó vào tập lệnh PHP. Nếu đến thời điểm cần thay đổi chi tiết, bạn có thể thực hiện trong một tệp thay vì nhiều tệp và từ đó giảm nguy cơ nhầm lẫn. Điều này cũng rất hữu ích khi bạn cần sử dụng các hằng số và hàm khác trong suốt nhiều tập lệnh.
– Luôn kiểm tra dữ liệu của cơ sở dữ liệu
Đảm bảo chất lượng của dữ liệu trong cơ sở dữ liệu là một trong những cách tốt nhất để toàn bộ quá trình mã hoá của bạn diễn ra trơn tru.
– Bật báo cáo lỗi trong khi đang lập trình
Màn hình trắng của PHP cho bạn biết rằng mình đã mắc lỗi khi đang lập trình. Khi xây dựng ứng dụng, bạn hãy bật error_Vporting và display_errors để nhanh chóng xác định vấn đề và khắc phục kịp thời.
– Chú ý tới Comment Code (mã bình luận)
Bạn nên sử dụng comment code trong các phần phức tạp của mã nguồn vì nó sẽ cho phép bạn xem xét lại sau khi đã lập trình xong. Đây cũng là cách để bạn phát hiện vấn đề hoặc những phần có thể thay đổi, tối ưu tốt hơn.
– Kết nối với các lập trình viên PHP khác
Dù có năng lực đến đâu, bạn cũng không thể biết tất có, do đó, hãy tham gia các diễn đàn, cộng đồng lập trình viên PHP để kết nối với những người xung quanh và học hỏi ở họ.
Để trở thành lập trình viên PHP giỏi thì bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết. Một số kỹ năng cơ bản có thể kể đến như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý dự án, xây dựng mạng lưới,…
4. Mẫu đơn xin việc vị trí lập trình viên:
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…….o0o…….
ĐƠN ỨNG TUYỂN
Kính gửi:……..
Tên tôi là:……..
Sinh năm:……….
Địa chỉ:…………
Qua thông tin đăng trên trang tuyển dụng của quý công ty tôi được biết hiện nay Quý công ty đang có nhu cầu tuyển dụng Lập trình viên PHP. Với kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được tôi nghĩ rằng tôi ứng tuyển vị trí này rất thích hợp.
Tôi tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Công nghệ thông tin tại trường ĐH ABC. Sau khi tốt nghiệp tôi làm việc ở vị trí Lập trình viên tại Công ty chuyên sản xuất và gia công phần mềm DEF. Tại vị trí này tôi tham gia phát triển các dự án ứng dụng web trên nền tảng PHP framework, PHP CMC như là Magento, Drupal, Symfony, Codelgniter. Tôi có kinh nghiệm làm việc với hệ thống quản lý mã nguồn GIT, SVN; sử dụng tốt hệ quản trị cở sở dữ liệu My SQL, SQL Server; hiểu biết sâu về XHTML, XML, Javascript…..
Tôi cũng hiểu rằng vị trí này đòi hỏi ứng viên có khả năng làm việc bằng tiếng Anh khá, khả năng chịu được áp lực công việc cũng như làm việc nhóm tốt. Tôi tin với khả năng của mình có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ Quý công ty giao phó.
Tôi hy vọng có cơ hội được tham gia và đóng góp công sức vào sự phát triển của Quý công ty. Mọi liên hệ về lịch phỏng vấn hay thông tin về hồ sơ ứng tuyển này, xin vui lòng liên lạc số điện thoại: …
Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!
….., ngày ….. tháng ….. năm …..
Người làm đơn
5. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
Chủ thể viết đơn là người ứng tuyển vào vị trí lập trình viên PHP, người nhận đơn là ban lãnh đạo công ty hoặc bộ phận tuyển dụng của công ty. Người viết đơn cần ghi chính xác người nhận tức phần kính gửi.
Phần thông tin người viết đơn, người viết đơn ghi rõ thông tin cơ bản: tên, ngày sinh, giới tính, số chứng minh nhân dân, nơi cấp chứng minh nhân dân, số sổ bảo hiểm xã hội, ngày cấp, nơi cấp sổ bảo hiểm xã hội, địa chỉ đang ở, địa chỉ báo tin, ngành đào tạo, hạng tốt nghiệp, trình độ ngoại ngữ. Nội dung của đơn xin việc đề cập đến quá trình làm việc trước đây, kinh nghiệm bản thân, mong muốn được làm việc cho công ty, cùng lời cam đoan về hồ sơ dự tuyển.
Mẫu đơn xin việc cần được chính xác cả về nội dung lẫn hình thức, đây là điều bắt buộc thể hiện sự tôn trọng cơ bản đối với nhà tuyển dụng.