Việc ứng tuyển các công việc của kỹ sư xây dựng cũng không ngoại lệ, để ứng tuyển vào các vị trí mà mình mong muốn thì họ sẽ phải ứng tuyển với hồ sơ đầy đủ kèm theo một văn bản không thể thiếu chính là đơn xin việc.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về kỹ sư xây dựng:
– Kỹ sư xây dựng là người thiết kế, quản lý và giám sát các dự án trong ngành xây dựng. Các dự án này có thể là xây dựng đường sá, cầu cống, bến bãi, bệnh viện, trường học, siêu thị…và thiết kế các tòa nhà.
– Kỹ sư xây dựng đóng rất nhiều vai trò khi chỉ đạo và đánh giá một dự án. Họ khảo sát khu vực thi công, đặc biệt chú ý đến các vấn đề về môi trường hoặc quy định có liên quan cần xem xét. Dưới đây là nhiệm vụ cụ thể của Kỹ sư xây dựng:
Quản lý, thiết kế, chỉ đạo và giám sát dự án xây dựng một cách an toàn, kịp thời và bền vững.
Tiến hành khảo sát công trình và phân tích dữ liệu (bản đồ, báo cáo, kiểm tra, bản vẽ…).
Thực hiện các nghiên cứu nghiệp vụ và tính khả thi, vẽ bản thiết kế đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, nguyên vật liệu và chi phí.
Cung cấp tư vấn và giải quyết các vấn đề/thiếu sót phát sinh.
Giám sát và hướng dẫn nhân viên, liên hệ với các bên liên quan.
Giám sát tiến độ và lập báo cáo về tình hình dự án.
Quản lý ngân sách và mua trang thiết bị/nguyên vật liệu.
Tuân theo hướng dẫn và các quy định của ngành, bao gồm giấy phép, tiêu chuẩn an toàn… và cung cấp tài liệu kỹ thuật cũng như giấy tờ khác theo yêu cầu.
– Một kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp phải có những kỹ năng và trình độ bằng cấp phù hợp. Để trở thành kỹ sư xây dựng, bạn phải đáp ứng các yêu cầu như:
Có kinh nghiệm làm ở vị trí kỹ sư xây dựng.
Sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế AutoCAD, Civil 3D hoặc tương tự.
Kỹ năng quản lý và giám sát dự án.
Kỹ năng giao tiếp tốt.
Bằng cử nhân chuyên ngành Kỹ sư xây dựng.
Kỹ năng quản lý thời gian tốt.
Kỹ năng giải quyết vấn đề và làm việc nhóm hiệu quả.
2. Đơn xin việc ngành kỹ sư xây dựng là gì?
Đơn xin việc là một loại giấy tờ thường được đính kèm trong bộ hồ sơ xin việc dành cho những người đang tìm việc làm, có nhu cầu tham gia tuyển dụng. Đơn xin việc có thể được viết tay hoặc đánh máy (bằng tiếng Việt hoặc Tiếng Anh). Trong phần nội dung của đơn xin việc, người tìm việc sẽ trình bày về nguyện vọng được ứng tuyển vào một vị trí nào đó của công ty, thể hiện các kiến thức và kỹ năng mà mình có để đáp ứng yêu cầu công việc, đồng thời để lại số điện thoại hoặc email liên hệ. Nhà tuyển dụng sẽ đọc đơn xin việc, xem xét các loại giấy tờ khác kèm theo như sơ yếu lý lịch (CV), bằng cấp… để cân nhắc mời ứng viên tới phỏng vấn.
Đơn xin việc ngành kỹ sư xây dựng là văn bản đính kèm trong hồ sơ xin việc của kỹ sư xây dựng, kỹ sư có nhu cầu ứng tuyển vào các vị trí của công ty sẽ viết đơn xin việc với nội dung bày tỏ nguyện vọng được ứng tuyển vào vị trí đó, đơn xin việc được gửi cho bộ phận ứng tuyển của công ty, ứng viên đáp ứng yêu cầu sẽ được mời tới phỏng vấn.
Khác với một số loại giấy tờ xin việc mang tính quy phạm, thủ tục, đơn xin việc là một loại văn bản có thiên hướng cá nhân, người viết được thể hiện cá tính hoặc sự nhiệt huyết với công việc một cách có tiết chế. Tất nhiên nó không thể thoải mái như khi viết một lá thư thông thường. Nội dung của đơn xin việc có thể khác nhau tùy vào văn phong của từng người, nhưng cơ bản được chia làm 3 phần như sau:
– Phần mở đầu: giới thiệu về bản thân và vị trí mong muốn được làm việc.
– Phần giữa: trình bày lý do tại sao bạn phù hợp với vị trí đó, đưa ra các kinh nghiệm, kỹ năng nổi bật để thuyết phục nhà tuyển dụng.
– Phần kết: bày tỏ mong muốn được đi tiếp vào vòng phỏng vấn, để lại số điện thoại liên hệ, gửi lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng đã dành thời gian đọc đơn.
Đơn xin việc ngành kỹ sư xây dựng được viết ra gửi tới nhà tuyển dụng với mục đích đó là xin việc làm ngành kỹ sư xây dựng. Dù trình bày như thế nào thì đơn xin việc đều thể hiện mong muốn của người muốn ứng tuyến thành công vào vị trí mà công ty đang tuyển dụng. Đơn xin việc trình bày các yếu tố liên quan tới cá nhân của người tìm việc phù hợp với công việc đang hưởng tới.
Khi công ty cần tìm lao động là việc cho các vj trí liên quan đến chuyên ngành kỹ thuật, với trình độ cần tuyển dụng là kỹ sư cùng các điều kiện ứng tuyển liên quan đến công việc. Người lao động đáp ứng được các điều kiện tuyển dụng sẽ tiến hành ứng tuyển cho vị trí tuyển dụng này. Kèm theo hồ sơ ứng tuyển sẽ là đơn xin việc với các nội dung trình bày nguyện vọng xin việc. Đơn xin việc là một phương thức để người lao động tiếp cận đến công việc ứng tuyển, đơn xin việc thay mặt cho người lao động nói lên nguyện vọng của người lao động đối với bên ứng tuyển, bên ứng tuyển sẽ thông qua đơn cùng các yếu tố khác để xem xét và tiến hàng phỏng vấn kỹ sư.
3. Mẫu đơn xin việc ngành kỹ sư xây dựng:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———o0o———
ĐƠN XIN VIỆC
(Ngành kỹ sư xây dựng)
Kính gửi: ……..
Tên tôi là: ………
Sinh năm: …………
Địa chỉ: ……..
Số CMND/CCCD: ……… Cấp ngày: …….
Hiện cư trú tại: ……….
Trình độ văn hóa: …….. Ngoại ngữ: …….
Nghề nghiệp chuyên môn: ……..
Ngành: ……..
Hiện tôi đang làm …….Nhưng vì một vài lí do cá nhân tôi muốn tìm một công việc khác phù hợp với năng lực của bản thân hơn.
Theo nhu cầu tuyển dụng của quý công ty tôi làm đơn này xin được ứng tuyển tại quý công ty.
Nếu được ứng tuyển tôi xin cam đoan hoàn thành tốt công việc được giao và thực hiện tốt các chính sách cũng như những quy định của công ty đề ra.
Tôi hy vọng quý công ty xem xét, tiếp nhận tạo cơ hội cho tôi được tham gia làm việc.
Xin chân thành cảm ơn!
………….., ngày….tháng….năm…..
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin việc:
– Thông tin cá nhân người làm đơn
Họ và tên, số thẻ căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại, số điện thoại, email liên hệ. Từng là sinh viên trường đại học đào tạo, tốt nghiệp chuyên ngành gì, tốt nghiệp bằng loại gì, bảng điểm khi đang theo học tại nhà trường.
– Mục tiêu nghề nghiệp
Bản thân mỗi cá nhân đều có những mục tiêu khi làm việc tại doanh nghiệp đó là gì bởi chuyên ngành xây dựng nhưng có rất nhiều vị trí khác nhau như kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ sư nội thất, ..
Về tiền lương và các vấn đề phúc lợi khác sẽ thỏa thuận giữa 2 bên tuyển dụng và người làm đơn xin việc ngành xây dựng sao cho phù hợp nhất với năng lực cũng như khả năng chi trả của đơn vị tuyển dụng đó.
Về những mục tiêu khác: mong muốn làm việc lâu dài cùng công ty, bởi không có một nhà tuyển dụng nào lại muốn làm việc với một người thay đổi công việc liên tục. Điều này gây mất thời gian cho cả 2 tuyển dụng và người xin việc cũng như sắp xếp nhân sự sau khi bạn xin nghỉ sao cho phù hợp.
Mong muốn được thăng tiến trong công việc của mình: sẵn sàng học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp, người quản lý, nỗ lực hết mình để được thăng tiến trong công việc nếu như được làm việc tại doanh nghiệp. Thể hiện một ý chí tiến thủ cũng là cách gây ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng khi làm đơn xin việc ngành xây dựng.
– Trình độ học vấn của bản thân
Khi làm việc ở doanh nghiệp, trình độ học vấn chỉ là điều kiện cần, nhà tuyển dụng sẽ quan tâm hơn đến kinh nghiệm của bản thân bạn đã làm được những gì trước khi làm việc tại doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bỏ qua phần này, nên trình bày ngắn gọn, rõ ràng về trình độ học vấn của bản thân trong thời gian học tại nhà trường, kết quả học tập, bảng điểm, những thành tích đã đạt được trên ghế nhà trường.
Ngoài việc học ở trường thì có thể nêu thêm đã tham gia các khóa học chuyên môn, kỹ năng mềm nào để phục vụ cho công việc. Đã từng đi thực tập, kiến tập ở đâu, giữ vị trí gì, trong thời gian bao lâu cũng nên nêu rõ.
– Kinh nghiệm của bản thân
Đây là một trong những mục cần nêu rõ trong đơn xin việc ngành xây dựng nhất, cần nêu rõ từng mốc thời gian được làm việc ở đâu, thời gian trong bao lâu, đặc biệt là nên nêu những công việc liên quan đến chuyên ngành xây dựng hiện tại, chức vụ công.