Hiện nay, ngành kỹ thuật cơ khí thu hút lượng lao động lớn. Các ứng viên có nhiều lựa chọn hơn về vị trí công việc. Vậy để xin việc ngành kỹ sư cơ khi cần mẫu đơn như thế nào? Cách viết mẫu đơn đó ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin việc ngành kỹ sư cơ khí là gì?
Mẫu đơn xin việc ngành kỹ sư cơ khí để thể hiện mong muốn được làm việc với chuyên ngành kỹ sư cơ khí của đơn vị tuyển dụng và là căn cứ để nhà tuyển dụng xem xét nhận người ứng tuyển vào làm việc ở cơ quan mình hay không.
2. Đơn xin việc ngành kỹ sư cơ khí chi tiết nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——***——
ĐƠN ỨNG TUYỂN
Kính gửi: …
Tên tôi là: …
Sinh năm: …
Địa chỉ: …
Theo thông tin tuyển dụng của Quý công ty trên website, tôi viết đơn này để ứng tuyển vào vị trí Kỹ sư cơ khí mà Quý công ty đang có nhu cầu.
Tôi tốt nghiệp trường ĐH chuyên ngành Kỹ sư cơ khí chế tạo máy. Sau khi tốt nghiệp tôi làm việc cho công ty cung cấp các thiết bị an toàn sử dụng cho ngành dầu khí, sản xuất sơn, xăng dầu, khai khoáng. Ở vị trí này tôi có kinh nghiệm trong việc làm việc với khách hàng để nắm bắt yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, sử dụng các chương trình chuyên ngành vẽ thiết kế cơ khí, triển khai sản xuất theo yêu cầu. Do đó tôi khá thông thạo phần mềm thiết kế 2D, 3D: Autocad, Catia, Pro/E…
Ngoài ra tôi còn có thể sử dụng tiếng Anh khá, đặc biệt có thể biên dịch các tài liệu chuyên ngành, có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm. Tôi cũng sẵn sàng đi công tác xa và làm thêm giờ theo yêu cầu của công việc.
Tôi tin rằng với kỹ năng và kinh nghiệm như trên tôi có thể hoàn thành các nhiệm vụ mà Quý công ty giao phó. Tôi hy vọng có cơ hội đóng góp công sức vào sự phát triển của Quý công ty. Nếu cần thêm thông tin hoặc cần trao đổi vấn đề gì, xin vui lòng liên lạc số điện thoại:
Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!
…, ngày….tháng…..năm…
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết mẫu đơn xin việc ngành kỹ sư cơ khí chi tiết nhất:
– Phần tiêu đề: Quốc hiệu ( viết chữ in hoa, bôi đậm); Tiêu ngữ ( viết chữ thường, bôi đậm); Tên đơn ứng tuyển (viết chữ in hoa, bôi đậm).
– Phần kính gửi: ghi rõ tên nhà tuyển dụng bằng chứ in hoa và bôi đậm;
– Phần tông tin cá nhân:
+ Họ và tên:
+ Ngày tháng năm sinh:
+ Địa chỉ: ghi đầy đủ số nhà, tên đường, xã/ phường, quận/ huyện, tỉnh/ thành phố.
– Phần nội dung: lấy thông tin tuyển dụng ở đâu; nêu rõ nội dung nguyện vọng muốn được vào làm;
– Lời cảm ơn, người làm đơn ký và ghi rõ họ tên
4. Quy định liên quan đến ngành kỹ sư cơ khí:
Theo Quyết đinh 319/2018/QĐ -TTg về chiến lược phát triển cơ khí Việt Nam.
Quan điểm:
a) Cơ khí là ngành công nghiệp nền tảng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ; đảm bảo khả năng tham gia sâu, có hiệu quả của nền kinh tế vào mạng sản xuất và phân phối toàn cầu, được quan tâm đầu tư thích đáng;
b) Phát triển ngành cơ khí Việt Nam trọng tâm là cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, ô tô, thiết bị công trình công nghiệp, thiết bị điện và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí trên cơ sở huy động hiệu quả các nguồn lực từ mọi thành Phần kinh tế, trong đó chủ yếu khu vực ngoài nhà nước;
c) Phát triển ngành cơ khí Việt Nam trên cơ sở sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao và công nghệ tiên tiến, lấy cạnh tranh toàn cầu là động lực phát triển;
d) Khai thác các lợi thế sẵn có và cơ hội quốc tế trong quá trình hội nhập; gắn kết sản xuất cơ khí với dịch vụ, thương mại, phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chủ động tham gia sâu vào chuỗi giá trị, sản xuất công nghiệp thế giới;
đ) Chú trọng phát triển một số chuyên ngành, lĩnh vực cơ khí lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia;
e) Phát triển ngành cơ khí Việt Nam trên cơ sở tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
– Đến năm 2035, ngành cơ khí Việt Nam được phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế; đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có kỷ luật và có năng suất cao, chủ động trong các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo sản phẩm cơ khí, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản phẩm cơ khí của thị trường trong nước.
– Về xuất khẩu: Giai đoạn đến năm 2020 sản lượng xuất khẩu đạt 35% tổng sản lượng ngành cơ khí, giai đoạn đến năm 2030 đạt 40%. Đến năm 2035 đạt 45% tổng sản lượng ngành cơ khí.
b) Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2025, tập trung phát triển một số phân ngành cơ khí ô tô, máy kéo, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp và thiết bị điện, có khả năng đáp ứng cơ bản các yêu cầu của nền kinh tế và một Phần xuất khẩu; đội ngũ lao động ngành cơ khí cơ bản có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất hiện đại:
Sau năm 2025:
– Hình thành một số tổ hợp nhà thầu tư vấn và chế tạo có khả năng làm chủ công tác thiết kế, chế tạo nhóm thiết bị phụ, gói thầu EPC của các công trình công nghiệp;
– Tập trung hỗ trợ một số doanh nghiệp trong nước có tiềm năng trở thành các tập đoàn mạnh trong khu vực trong lĩnh vực chế tạo như ô tô, máy nông nghiệp và thiết bị điện;
– Hình thành hệ thống doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí đạt tiêu chuẩn nhà cung cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, chủ động tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, với đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm vai trò chủ đạo.
Các chính sách và các giải pháp thực hiện:
Các chính sách:
a) Tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung các chính sách thúc đẩy ngành cơ khí bao gồm các ưu đãi về thuế (Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế nhập khẩu), các biện pháp hỗ trợ đầu tư và kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính;
b) Tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ ngành cơ khí phù hợp với pháp luật về đầu tư và cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và định hướng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa nhằm tạo động lực cho phát triển ngành cơ khí Việt Nam, kết hợp chặt chẽ với phát triển công nghiệp lưỡng dụng;
c) Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước, xây dựng chuỗi sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí trong nước và chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất ngành cơ khí thế giới.
Giải pháp thực hiện:
a) Tập trung phát triển một số loại vật liệu cơ bản phục vụ ngành cơ khí, nhằm tận dụng lợi thế so sánh về nguồn khoáng sản trong nước với trình độ công nghệ tiên tiến, có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường;
b) Tạo lập thị trường ở các phân ngành đã chọn, tạo tiền đề cho ngành cơ khí làm chủ công nghệ và nâng cao khả năng chế tạo. Ban hành các chế tài để bảo hộ hàng trong nước đã sản xuất được, phù hợp cam kết quốc tế;
c) Thu hút các tập đoàn chế tạo đa quốc gia có tiềm lực và thương hiệu với các ưu đãi có sức hấp dẫn nhằm thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trong đó đặc biệt tập trung vào các dự án sản xuất sản phẩm cơ khí quan trọng, có dung lượng thị trường đủ lớn, có khả năng cạnh tranh; đồng thời, chú trọng xúc tiến đầu tư đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường;
d) Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mua thiết kế, công nghệ, đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất, áp dụng công nghệ và mô hình quản lý sản xuất tiên tiến để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tài nguyên đầu vào, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm cơ khí; đa dạng hóa và khác biệt hóa sản phẩm. Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm hoặc hỗ trợ mua sát nhập các doanh nghiệp toàn cầu có thương hiệu, bao gồm cả Phần R&D để rút ngắn quá trình phát triển;
đ) Nhà nước ưu tiên đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo ngành cơ khí, gắn đào tạo với thực hành; hỗ trợ kinh phí cử cán bộ, công nhân giỏi đi đào tạo và thực tập tại nước ngoài theo các Chương trình, dự án được phê duyệt, từng bước xây dựng lực lượng tổng công trình sư và kỹ sư trưởng;
e) Nhà nước có cơ chế về lãi suất tín dụng để đầu tư và thời hạn vay vốn lưu động cho các nhà sản xuất thiết bị cơ khí có dung lượng thị trường đủ lớn (
g) Xây dựng hệ thống thông tin ngành cơ khí để làm cơ sở dữ liệu cho cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp dùng chung;
h) Thúc đẩy và phát huy vai trò các hiệp hội ngành nghề trong việc liên kết các doanh nghiệp trong ngành cơ khí, khắc phục tình trạng chia cắt và phân tán trong ngành cơ khí.
Trên đây là mẫu đơn xin việc ngành kỹ sư cơ khí, hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất và các thông tin liên quan đến chiến lược phát triển ngành kỹ sư cơ ký. Cho thấy ngành cơ khí nước ta đang phát triển rất mạnh cần thu hút số lượng người lao động chất lượng cao.