Hiện nay, mẫu đơn xin vay tiền công đoàn được sử dụng khá phổ biến. Khi có mong muốn được vay tiền công đoàn thì người đó cần phải làm đơn xin vay tiền công đoàn gửi đến Ban chấp hành đoàn của công ty. Vậy mẫu đơn xin vay tiền công đoàn bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn xin vay tiền công đoàn là gì?
- 2 2. Mẫu đơn xin vay tiền công đoàn:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo:
- 4 4. Quy định về quản lý vốn của công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế:
- 4.1 4.1. Quản lý nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính:
- 4.2 4.2. Về sử dụng tài chính công đoàn mua cổ phần:
- 4.3 4.3. Quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) vốn của công đoàn đầu tư vào doanh nghiệp:
- 4.4 4.4. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện phần vốn của tổ chức công đoàn:
- 4.5 4.5. Tiền lương, thưởng và quyền lợi khác của Người đại diện:
- 4.6 4.6. Về Chấm dứt ủy quyền Người đại diện:
1. Mẫu đơn xin vay tiền công đoàn là gì?
Mẫu đơn xin vay tiền công đoàn là mẫu đơn do cá nhân lập ra gửi đến công đoàn để xin được vay tiền của công đoàn. Mẫu đơn xin vay tiền công đoàn nêu rõ các thông tin về người vay( họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi công tác), số tiền xin vay lý do vay, nội dung đơn, thời gian vay, thời gian trả…
Mẫu đơn xin vay tiền công đoàn là mẫu đơn được dùng để xin vay tiền của công đoàn. Mẫu đơn xin vay tiền công đoàn là cơ sở để Ban chấp hành công đoàn côn ty xem xét về đề nghị của người vay. Mẫu đơn xin vay tiền công đoàn được gửi đến ban chấp hành công đoàn công ty.
2. Mẫu đơn xin vay tiền công đoàn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY VAY TIỀN
Kính gửi: Ban chấp hành Công đoàn Công ty ………….(1)
Tên tôi là:…….(2)
Hiện đang công tác tại:……(3)
Nay tôi viết giấy này kính trình lên Ban chấp hành công đoàn Công ty cho tôi vay một số tiền từ nguồn quỹ của đoàn viên công đoàn đóng góp.
Số tiền xin vay là:……..(4)
(Bằng chữ:)……….
Lí do vay:…….(5)
Thời gian trả:…….(6)
Nếu được sự đồng ý của ban chấp hành công đoàn, tôi xin hứa sẽ trả cả gốc và lãi theo đúng thời hạn đã ghi ở trên.
….., ngày…………..tháng………….năm ……..
BCH CÔNG ĐOÀN NGƯỜI VAY
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên công ty
(2): Điền tên người làm đơn.
(3): Điền nơi công tác của người làm đơn
(4): Điền số tiền xin vay
(5): Điền lý do vay
(6): Điền thời gian trả
4. Quy định về quản lý vốn của công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế:
– Cơ sở pháp lý: Quyết định 1912/QĐ- TLĐ
4.1. Quản lý nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính:
– Các cấp công đoàn và các đơn vị trực thuộc được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng để quản lý nguồn tài chính công đoàn, phải đảm bảo nguyên tắc:
+ Tiền gửi có kỳ hạn phải gửi tại ngân hàng có lãi suất cao nhất; Tiền gửi không kỳ hạn chỉ gửi với số lượng ít và chỉ đề dùng chi thường xuyên.
+ Chỉ thực hiện gửi tiền ở các ngân hàng có uy tín, đảm bảo an toàn.
Việc gửi tiền phải đảm bảo phần lớn nguồn tiền kết dư tài chính công đoàn gửi ở tài khoản có kỳ hạn với lãi suất cao nhất, số ít gửi ở tài khoản không kỳ hạn chỉ dùng cho việc sử dụng trước mắt; việc gửi ở tài khoản nào do lãnh đạo đơn vị quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình với nguyên tắc trên.
4.2. Về sử dụng tài chính công đoàn mua cổ phần:
+ Công đoàn cơ sở doanh nghiệp được sử dụng tài chính công đoàn để mua cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa theo quy định của Chính phủ. Khi Công đoàn cơ sở mua cổ phần, phải lập
+ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương được sử dụng tài chính công đoàn của đơn vị để trực tiếp mua cổ phần hoặc thông qua công đoàn cơ sở và cấp dưới trực thuộc mua cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp nhà nước, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước, doanh nghiệp công đoàn cổ phần hóa. Đơn vị mua cổ phần phải lập
4.3. Quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) vốn của công đoàn đầu tư vào doanh nghiệp:
Điều 10 Quyết định 1912/QĐ- TLĐ về việc ban hành quy chế quản lý vốn của công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế như sau
– Thực hiện quyền của nhà đầu tư, cổ đông, thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp khác.
– Cử người đại diện phần vốn của công đoàn hay người đại diện theo ủy quyền để thực hiện quyền của nhà đầu tư, cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh
– Cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật, quyết định tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và các quyền lợi khác đối với người đại diện phần vốn của công đoàn hoặc người đại diện theo ủy quyền tại doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là người đại diện) theo quy định của pháp luật.
– Yêu cầu người đại diện báo cáo tình hình kết quả kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp khác và các vấn đề khác có liên quan của doanh nghiệp nơi Chủ sở hữu hoặc đại diện Chủ sở hữu đầu tư vốn.
– Quyết định việc tăng vốn đầu tư, thu hồi vốn đầu tư theo thẩm quyền; giám sát việc thu hồi lợi tức được chia từ doanh nghiệp khác, chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn công đoàn đầu tư vào doanh nghiệp khác phù hợp với quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp khác.
– Kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của người đại diện phần vốn công đoàn.
– Chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn công đoàn đầu tư vào doanh nghiệp.
Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4.4. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện phần vốn của tổ chức công đoàn:
Điều 11 Quyết định 1912/QĐ- TLĐ về việc ban hành quy chế quản lý vốn của công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế quy định về quyền và nghĩa vụ của người đại diện phần vốn góp của tổ chức công đoàn như sau như sau
– Quyền của Người đại diện
+ Thực hiện các quyền theo ủy quyền Chủ sở hữu (đại diện chủ sở hữu)
+ Tham gia ứng cử vào bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp khi được Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) giới thiệu.
+ Được hưởng thù lao, tiền lương, tiền thưởng theo quy định của pháp luật và quy định tại Quy chế của doanh nghiệp
+ Được tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật thông tin, kiến thức do doanh nghiệp tổ chức (nếu có).
+ Được doanh nghiệp cung cấp thông tin, diễn biến kinh tế và thị trường, tư vấn về các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của Người đại diện (nếu có).
+ Được doanh nghiệp hỗ trợ, tạo điều kiện tham gia trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội kinh doanh với doanh nghiệp và Người đại diện khác.
– Nghĩa vụ của Người đại diện
+ Báo cáo Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) tình hình tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; xin ý kiến Chủ sở hữu, đại diện Chủ sở hữu về những vấn đề biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông hoặc các cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, các cuộc họp khác (nếu có) đối với các nội dung sau, trừ trường hợp Điều lệ của doanh nghiệp có quy định khác:
+ Mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; việc tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản doanh nghiệp;
+ Điều lệ, sửa đổi và bổ sung điều lệ của doanh nghiệp;
+ Việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ: thời điểm và phương thức huy động vốn;
+ Việc đề cử để bầu, kiến nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát; đề cử để bổ nhiệm, kiến nghị miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp. Thù lao, tiền lương, tiền thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp; số lượng thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp;
+ Chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển hằng năm;
+ Chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của doanh nghiệp đầu tư vào doanh nghiệp khác; thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết;
+ Chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp; chủ trương vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp;
+
+ Chế độ tuyển dụng; chế độ thù lao, tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp.
+ Các hợp đồng, giao dịch phát sinh giữa doanh nghiệp và Người đại diện.
+ Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy chế của doanh nghiệp về tổ chức và hoạt động Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên; phân cấp giữa Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên và Ban Giám đốc; quản lý tài chính và đầu tư.
+ Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên doanh nghiệp.
– Theo dõi, đôn đốc, thực hiện thu hồi vốn, thu cổ tức hoặc các khoản được chia khác từ vốn góp theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp khác.
– Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, quy định khác của Điều lệ doanh nghiệp và Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) giao.
4.5. Tiền lương, thưởng và quyền lợi khác của Người đại diện:
Điều 12 Quyết định 1912/QĐ- TLĐ về việc ban hành quy chế quản lý vốn của công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế như sau
– Người đại diện là cán bộ chuyên trách tại doanh nghiệp: Được hưởng lương, phụ cấp trách nhiệm (nếu có), tiền thưởng và các quyền lợi khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp và do doanh nghiệp đó trả theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, người đại diện được hưởng các quyền lợi khác do Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) chi trả theo quy định của pháp luật (nếu có).
– Người đại diện là cán bộ của Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu)
+ Trường hợp biệt phái làm việc chuyên trách tại doanh nghiệp: Được hưởng tiền lương, phụ cấp trách nhiệm (nếu có), tiền thưởng, các quyền lợi khác, các chế độ bảo hiểm và phúc lợi theo quy định về việc cử biệt phái cán bộ đến làm việc chuyên trách tại doanh nghiệp có vốn đầu tư của công đoàn. Ngoài ra, người đại diện được các quyền lợi khác do Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) chi trả theo quy định của pháp luật (nếu có).
+ Trường hợp làm việc kiêm nhiệm: Được hưởng tiền lương, tiền thưởng, thù lao, phụ cấp trách nhiệm (nếu có) và các quyền lợi khác do Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) chi trả. Trường hợp Người đại diện được các doanh nghiệp trả thù lao, tiền thưởng thì Người đại diện có trách nhiệm nộp cho Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) hoặc
4.6. Về Chấm dứt ủy quyền Người đại diện:
Điều 13 Quyết định 1912/QĐ- TLĐ về việc ban hành quy chế quản lý vốn của công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế như sau
– Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) chấm dứt ủy quyền Người đại diện trong các trường hợp sau:
+ Không còn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn Người đại diện theo quy định của Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu);
+ Không tuân thủ và thực hiện đúng các chỉ đạo của Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu);
+ Không thực hiện các nghĩa vụ Người đại diện, gây ảnh hưởng đến uy tín, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quyền và lợi ích hợp pháp của Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) tại doanh nghiệp;
+ Không hoàn thành nhiệm vụ Người đại diện trong hai năm liên tiếp mà không có lý do chính đáng;
+ Vi phạm Điều lệ doanh nghiệp, quyết định vượt thẩm quyền, không đúng thẩm quyền gây thiệt hại cho doanh nghiệp và quyền lợi, lợi ích hợp pháp của Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu);
+ Mất tín nhiệm với Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị và/hoặc đa số cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp (trường hợp Người đại diện là người quản lý, điều hành doanh nghiệp);
+ Không trung thực, lợi dụng vai trò Người đại diện để thu lợi cho bản thân hoặc cho người khác; báo cáo không trung thực tình hình của doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp;