Sinh viên có nhu cầu ở ký túc xá của các trường đại học, cao đẳng để thuận tiện học tập, sinh hoạt cũng như để tiết kiệm chi phí thường phải viết đơn để xin vào ký túc xá. Vậy, mẫu đơn này được viết như thế nào? Cần phải cung cấp những thông tin gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin vào ở ký túc xá dành cho sinh viên:
Ký túc xá, còn gọi là cư xá hay đại học xá, là các công trình và tòa nhà được xây dựng để tạo thành khu tập thể, phục vụ nhu cầu chỗ ở cho sinh viên và đôi khi cả giảng viên, nhân viên của trường. Các ký túc xá này chủ yếu được xây dựng tại các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp và đôi khi là trường trung học phổ thông.
Theo khoản 3 Điều 2 Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, ban hành kèm theo Thông tư 27/2011/TT-BGDĐT, khu nội trú hoặc ký túc xá phải đảm bảo có các điều kiện và tiện nghi tối thiểu để đáp ứng nhu cầu ở, học tập, và sinh hoạt của học sinh, sinh viên. Đồng thời, các khu vực này cũng phải được trang bị thiết bị phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường.
MẪU 1:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN VÀO KÝ TÚC XÁ
Kính gửi: Phòng Công tác Sinh viên Trường ………
Họ và tên:… Nam, Nữ:…
Ngày sinh: …
Sinh viên ngành (lớp): …
Khóa: … Mã số sinh viên: …
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:. …
Họ và tên cha:… Năm sinh: …
Nghề nghiệp: …
Họ và tên mẹ:… Năm sinh: …
Nghề nghiệp: …
Là sinh viên thuộc diện:
* Diện chính sách, xã hội (Con liệt sĩ, con thương binh, dân tộc thiểu số, tàn tật…. kèm theo hồ sơ chứng minh): …
* Hoàn cảnh gia đình khó khăn: (Nếu thuộc diện gia đình khó khăn, phải kê khai cụ thể tổng thu nhập của gia đình trong 1 năm, số ruộng đất, tư liệu sản xuất hiện có, có xác nhận của chính quyền địa phương): …
Nay tôi làm đơn này kính đề nghị Phòng công tác Sinh viên xem xét cho tôi được vào ở Ký túc xá. Nếu được giải quyết, tôi cam kết thực hiện tốt Quy chế Công tác học sinh sinh viên nội trú do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cũng như Nội quy Ký túc xá của Nhà trường.
XÁC NHẬN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG NƠI CƯ TRÚ (UBND Xã, Phường, Thị trấn) | …, ngày. …tháng. . . .năm 20… Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên) |
MẪU 2:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN VÀO Ở KÝ TÚC XÁ
Kính gửi: …
– Họ và tên sinh viên: … Mã số sinh viên: …
– Ngày tháng năm sinh: … Nam, Nữ: ….
– Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .…
– Địa chỉ và số điện thoại của cha mẹ: …
– Là sinh viên lớp: … Khóa: .…
– Ngành học: …
– Diện chính sách xã hội (nếu có): …
Nay tôi làm đơn này kính đề nghị … xem xét cho tôi ở Ký túc xá. Nếu được chọn và bố trí chỗ ở, tôi cam kết sẽ thực hiện tốt Qui chế Công tác học sinh sinh viên nội trú do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cũng như nội qui Ký túc xá của Trường.
| …………, ngày….tháng…năm…. |
Xác nhận của ủy ban nhân dân xã, phường | NGƯỜI LÀM ĐƠN |
Xác nhận của khoa |
|
2. Sinh viên nào được ưu tiên tiếp nhận ở ký túc xá?
Theo Điều 4 Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được ban hành kèm theo Thông tư 27/2011/TT-BGDĐT, quy định các đối tượng ưu tiên khi tiếp nhận vào ở ký túc xá như sau:
Trong trường hợp số lượng sinh viên đăng ký ở ký túc xá vượt quá khả năng tiếp nhận, việc ưu tiên sẽ được thực hiện theo thứ tự sau:
-
Sinh viên có hộ khẩu thường trú tại vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
-
Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ.
-
Sinh viên có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số.
-
Sinh viên tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, khu nội trú hoặc các tổ chức xã hội tổ chức.
-
Con liệt sỹ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, và con của người có công.
-
Sinh viên thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo theo quy định hiện hành của Nhà nước.
-
Sinh viên nữ.
-
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động, thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, sinh viên khuyết tật.
3. Các hành vi sinh viên không được làm khi ở ký túc xá?
Theo Điều 7 Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, ban hành kèm theo Thông tư 27/2011/TT-BGDĐT, có các quy định cụ thể về những hành vi mà sinh viên không được thực hiện khi ở ký túc xá như sau:
-
Tự ý cải tạo phòng, thay đổi hoặc di chuyển trang thiết bị trong phòng; gây mất trật tự, an ninh, vệ sinh môi trường; viết, vẽ hoặc che chắn làm mất mỹ quan trong phòng ở và khu vực sinh hoạt chung.
-
Truyền bá các hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động tôn giáo và các hành vi bị cấm khác trong khu nội trú.
-
Đưa người lạ vào phòng ở của ký túc xá mà không có sự cho phép của Ban quản lý.
-
Sản xuất, sử dụng, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển, phát tán vũ khí, chất gây cháy nổ, ma tuý và các chế phẩm từ ma tuý, hóa chất độc hại; lưu trữ hoặc phát tán các tài liệu, phim ảnh, ấn phẩm, thông tin phản động, đồi trụy và các tài liệu cấm khác theo quy định của Nhà nước; tổ chức hoặc tham gia đánh bạc, mại dâm dưới mọi hình thức.
-
Chuyển nhượng hoặc cho thuê lại hợp đồng ở nội trú đã ký với nhà trường hoặc Ban quản lý khu nội trú.
4. Ai là người xét duyệt danh sách sinh viên được ở miễn phí ký túc xá?
Theo Điều 14 Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được ban hành kèm theo Thông tư 27/2011/TT-BGDĐT, quy định về trách nhiệm của Hiệu trưởng (giám đốc) cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp như sau:
-
Phê duyệt kế hoạch hoạt động quản lý học sinh, sinh viên nội trú hàng năm của trường; kế hoạch xây dựng, tu bổ, nâng cấp, sửa chữa nhà ở, nhà ăn, các công trình hạ tầng của khu nội trú.
-
Căn cứ vào quy định của Quy chế này, Hiệu trưởng (giám đốc) cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp phải ban hành nội quy và các quy định chi tiết về công tác học sinh, sinh viên nội trú phù hợp với điều kiện cụ thể của trường và tổ chức thực hiện công tác học sinh, sinh viên nội trú theo quy định tại Chương III của Quy chế này.
-
Bảo đảm các điều kiện để phát huy vai trò của các tổ chức Đảng, Đoàn thể trong công tác học sinh, sinh viên nội trú.
-
Quy định hoạt động của các khu nội trú do tổ chức, cá nhân xây dựng trong khuôn viên của nhà trường thực hiện theo quy định tại Chương III của Quy chế này.
-
Xét duyệt danh sách học sinh, sinh viên thuộc diện được miễn hoặc giảm phí nội trú (nếu có), hỗ trợ học sinh, sinh viên khuyết tật và học sinh, sinh viên có điều kiện kinh tế khó khăn.
Như vậy, việc xét duyệt danh sách học sinh, sinh viên được miễn phí ký túc xá là trách nhiệm trực tiếp của Hiệu trưởng (giám đốc) cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ưu tiên chỉ được hỗ trợ đối với sinh viên khuyết tật và sinh viên có điều kiện kinh tế khó khăn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
-
Thông tư 27/2011/TT-BGDĐT về Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
THAM KHẢO THÊM: