Hiện nay vấn đề tự nguyện đóng góp là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vấn đề đóng góp tự nguyện làm sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật, bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp một số thông tin cần thiết cho bạn đọc.
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn xin tự nguyện đóng góp là gì?
- 2 2. Mẫu đơn xin tự nguyện đóng góp:
- 3 3. Hướng dẫn và lưu ý làm đơn:
- 4 4. Thông tin pháp lý liên quan:
- 4.1 4.1. Đối tượng áp dụng:
- 4.2 4.2. Nguyên tắc vận động như sau:
- 4.3 4.3. Quy định cá nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố trong nước:
- 4.4 4.4. Quy định các tổ chức, cá nhân tham gia vận động, tiếp nhận, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo quy định Vận động đóng góp tự nguyện như sau:
1. Mẫu đơn xin tự nguyện đóng góp là gì?
Mẫu đơn xin tự nguyện đóng góp là mẫu đơn với các thông tin đống góp của cá nhân hay tập thể tự nguyện đóng góp các giá trị về vật chất cho một hoạt động nào đó được phát động đúng theo quy định của pháp luật
Mẫu đơn xin tự nguyện đóng góp để đóng góp giá trị vật chất để chia sẻ trực tiếp hay gián tiếp cho cá nhân hay tập thể nào đó để giúp đỡ những trường hợp khó khăn hoặc cần sự giúp đỡ. Mẫu đơn xin tự nguyện đóng góp để đề dạt ngyện vọng muốn đóng góp cho các hoạt động giúp đỡ các hoàn cảnh và vùng miền gặp khó khăn.
2. Mẫu đơn xin tự nguyện đóng góp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
……., ngày……tháng……năm……
ĐƠN XIN TỰ NGUYỆN ĐÓNG GÓP
Kính gửi:
– Ông/Bà:……
Giám đốc công ty……
– Trưởng phòng/Quản đốc…………
Căn cứ: Nghị định số 94/2014/NĐ – CP Quy định về thành lập và quản lý quỹ phòng, chống thiên tai.
Tôi tên là:…… Sinh ngày:………….
Số CMND/CCCD:………. Cấp ngày…….tháng……năm……..
Tại:……
Địa chỉ thường trú:………
Địa chỉ hiện tại:………
Số điện thoại:…………
Đơn vị công tác:………
Chức vụ:………
Lý do viết đơn:
Vào ngày…..tháng…..năm……Giám Đốc công ty đã gửi
nội dung: Mỗi cán bộ, nhân viên sẽ ủng hội vào quỹ của công ty, với mức đóng góp 01 ngày lương/người/năm theo mức lương tối thiểu vùng( triển khai theo tinh thần của Nghị định số 94/2014/NĐ – CP).
Xét thấy theo khoản 3, Điều 5 Nghị định số 94/2014/NĐ – CP Quy định về thành lập và quản lý quỹ phòng, chống thiên tai có nêu:“ 3, Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp tự nguyện cho Quỹ”.
Tôi xin được đề nghị ngoài số tiền quyên góp tính theo một ngày công đối với mõi người lao động.
Tôi xin được tự nguyện đóng góp thêm cho hoạt động từ thiện của công ty số tiền mặt là:……VNĐ( Bằng chữ:……… ).
Tôi cam kết những thông tin trên là hoàn toàn chính xác, trung thực và bản thân hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin này.
Xin chân thành cảm ơn./.
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn và lưu ý làm đơn:
– Ghi đầy đủ thông tin cá nhân
– Lí do đóng góp tự nguyện hoặc lí do vận động đóng góp tự nguyện
– Ghi rõ số tiền đóng góp bằng cả chữ và số
– Cuối cùng kí và ghi rõ họ tên
4. Thông tin pháp lý liên quan:
Theo nghị định Số: /2020/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo
4.1. Đối tượng áp dụng:
1. Các tổ chức, cá nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện, bao gồm:
– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương;
– Ban Vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện là tổ chức do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phương thành lập;
– Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện được quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
– Các tổ chức tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện của tập thể, cá nhân thuộc đơn vị mình;
– Cá nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
2.Các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện để hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
3. Các tổ chức, cá nhân gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
4. Các tổ chức, cá nhân liên quan đến vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
4.2. Nguyên tắc vận động như sau:
Nguyên tắc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện:
– Việc vận động đóng góp để hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố chỉ thực hiện khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố gây ra thiệt hại về người, tài sản hoặc ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Việc vận động đóng góp để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo được thực hiện theo từng trường hợp cụ thể.
– Việc vận động đóng góp phải đảm bảo kịp thời và được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện; các tổ chức, cá nhân không được phép đặt ra mức tối thiểu để yêu cầu phải đóng góp; các khoản đóng góp tự nguyện phải từ thu nhập, tài sản hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
– Công tác tiếp nhận, phân phối và sử dụng tiền, hiện vật đóng góp để khắc phục khó khăn thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo phải được thực hiện kịp thời, hiệu quả, đúng mục đích, đối tượng, công khai; có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân có liên quan.
– Nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động vận động, tiếp nhận, vận chuyển, phân phối đóng góp tự nguyện; chi phí cho việc vận động, đóng góp, giúp đỡ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo thực hiện theo quy định của
Tại các mục 1,2,3,4 Theo nghị định Số: /2020/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo quy định về vận động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân như sau:
Quy định về các tổ chức tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố trong nước Vận động đóng góp tự nguyện trong trường hợp này như sau:
– Khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra gây thiệt hại về người, tài sản hoặc ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân, tuỳ theo mức độ, phạm vi thiệt hại:
– Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện tổ chức kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện nhân dân và các địa phương bị thiệt hại;
– Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ra lời kêu gọi tổ chức chữ thập đỏ trong nước và ngoài nước ủng hộ theo quy định của Luật Hoạt động Chữ thập đỏ.
– Các cơ quan thông tin đại chúng, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp được phép vận động đóng góp hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố theo quy định của pháp luật.
4.3. Quy định cá nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố trong nước:
Dự kiến quy định 02 phương án:
Về vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện
Khi cá nhân có nguyện vọng vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố thì
Quy định các tổ chức tham gia vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện giúp đỡ các quốc gia khác bị thiên tai
Vận động đóng góp tự nguyện trong trường hợp này như sau: Bộ Ngoại giao báo cáo Thủ tướng Chính phủ ra lời kêu gọi ủng hộ đồng bào các quốc gia khác khi bị thiên tai nghiêm trọng cần sự giúp đỡ của nhân dân Việt Nam và là đầu mối của Việt Nam hỗ trợ các quốc gia khác theo chỉ đạo của Chính phủ.
4.4. Quy định các tổ chức, cá nhân tham gia vận động, tiếp nhận, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo quy định Vận động đóng góp tự nguyện như sau:
Các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở y tế, quỹ xã hội, quỹ từ thiện và các cá nhân được phép vận động, đóng góp để thực hiện các hoạt động trợ giúp người mắc bệnh hiểm nghèo theo từng trường hợp cụ thể.
Trên đây là toàn bộ thông tin về mẫu đơn, hướng dẫn làm đơn, các thủ tục và thông tin liên quan giúp bạn đọc có thêm thông tin để thực hiện đóng hóp tự nguyện và vận động đóng góp tự nguyện sao cho đúng với các quy định của pháp luật hiện hành.