Đơn xin từ chức trưởng thôn được sử dụng trong các trường hợp khi trưởng thôn, trưởng khu xóm vì điều kiện sức khỏe, thời gian, áp lực, hay vì bất kì một lí do nào đó, không đáp ứng được những yêu cầu của vị trí, từ đó có mong muốn xin từ chức và bàn giao công việc lại cho một cá nhân khác.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin từ chức trưởng thôn, trưởng khu xóm là gì?
Trưởng làng hay trưởng thôn, trưởng khu xóm là người đứng đầu một đơn vị cộng đồng dân cư (làng, thôn, xóm, ấp…) do người dân trong cộng đồng bầu ra để thay mặt và đại diện cho cộng đồng giải quyết những vấn đề liên quan đến đời sống dân cư. Mẫu đơn xin từ chức trưởng thôn, trưởng khu xóm là văn bản để từ chức trưởng thôn, trưởng khu xóm được đầy đủ nội dung và dễ nắm bắt được thông tin của người xin từ chức hơn.
2. Mẫu đơn xin từ chức trưởng thôn, trưởng khu xóm mới nhất hiện nay:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
————–o0o————–
…. , ngày … tháng … năm …
ĐƠN XIN TỪ CHỨC
Căn cứ Thông tư số …./…./TT-BNV của Bộ Nội vụ : Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố..
Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã/phường ……….
Tên tôi là: ………. Sinh ngày: …
Chứng minh nhân dân số: ………. Cấp ngày: …… Tại: …….
Hộ khẩu thường trú: ……
Nơi ở hiện nay: ………
Là trưởng thôn của thôn ……
Tôi xin trình với Quý cơ quan nội dung sau:……
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của Chủ tịch UBND xã Người làm đơn
(ký tên và đóng dấu) (ký tên)
3. Hướng dẫn làm đơn xin từ chức trưởng thôn, trưởng khu xóm:
Đơn xin từ chức trưởng thôn, trưởng khu xóm cần có các căn cứ hợp lý, những lý do cấp thiết để thể hiện việc không còn phù hợp với vị trí được giao phó, tin tưởng. Từ đó chỉ định hoặc không chỉ định người tiếp nhận vị trí. Lưu ý cần có sự cam kết bàn giao chuyển giao lại tình hình, thông tin địa phương mà mình nắm được cho người mới tiếp quản.
Điền đầy đủ các thông tin cần thiết vào đơn, trình bày lí do xin được từ chức trưởng thôn hay trưởng khu xóm một cách ngắn gọn dễ hiểu.
Hồ sơ xin từ chức trưởng thôn, trưởng khu xóm:
Đơn xin từ chức trưởng thôn;
Các căn cứ thể hiện lý do không còn đảm bảo được vị trí;
Các giấy tờ khác có liên quan.
Điều chỉnh hoạt động của tổ dân phố, tổ trưởng tổ dân phố là các văn bản quy phạm pháp luật sau:
–
– Thông tư 14/2018/TT-BNV sửa đổi bổ sung Thông tư 04 (TT14)
4. Các nội dung khác liên quan tới chức vụ trưởng thôn và trưởng khu xóm:
Trưởng thôn, trưởng khu xóm là ai?
Trước hết cần biết thôn, khu xóm không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn. Thôn, khu xóm là nơi để công dân thực hiện quyền dân chủ và các chủ trương của Đảng, Nhà nước. (Điều 2 TT04)
Nói cách khác, hoạt động của thôn không hoàn toàn mang tính ràng buộc pháp lý, quyền uy điều hành, tuy nhiên mỗi tổ chức đều phải có người đứng đầu nên pháp luật quy định một số điều kiện để bầu ra trưởng thôn như:
– Tiêu chuẩn trưởng thôn, trưởng khu xóm: Phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố; đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm; bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao (Điều 11 TT04)
– Quy trình bầu cử: Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ dự kiến các ứng cử viên, bầu cử tại cơ sở thông qua biểu quyết, quyết định công nhận trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố do Chủ tịch UBND cấp xã ký. (Điều 12 TT04)
– Nhiệm kỳ của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố là 2,5 năm hoặc 5 năm do UBND cấp tỉnh quy định (Khoản 9 Điều 1 TT14)
Từ đó có thể thấy việc thành lập thôn, tổ dân phố và bầu ra người đứng đầu có sự công nhận của Nhà nước.
Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có quyền gì?
Khoản 2 Điều 10 TT 04 (sửa đổi, bổ sung bởi TT14) quy định quyền hạn của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố như sau:
Quyền hạn:
a) Được ký hợp đồng về xây dựng công trình do nhân dân trong thôn, khu xóm đóng góp kinh phí đầu tư đã được hội nghị thôn, khu xóm thông qua và bảo đảm các quy định liên quan của chính quyền các cấp;
b) Được phân công nhiệm vụ giải quyết công việc cho Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố; được chính quyền cấp xã mời họp và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố; được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.”
Quy định trên cho thấy, hoạt động của trưởng thôn, trưởng khu xóm phần lớn dựa trên sự điều hành của cấp trên, tức phải có sự chỉ đạo từ UBND cấp xã trở lên. Khi làm việc với người dân, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố, phải trình bày được những thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố.
Ngoài ra, các quy định về xử phạt hành chính, hình sự cũng quy định thẩm quyền xử phạt là của các cơ quan chức năng như Công an nhân dân, Ủy ban nhân dân, Thanh tra, … chứ không liên quan đến tổ thôn, tổ dân phố.
Vì những phân tích ở trên, để tránh việc bị hạch sách, yêu cầu vô lý hoặc quyền lợi bị xâm phạm bởi những người có chức danh “tổ trưởng tổ dân phố” hay “trưởng thôn”, hãy làm rõ quyền hạn của họ khi đưa ra yêu cầu: công việc được ai chỉ đạo thực hiện, thực hiện theo quy định pháp luật hay chủ trương nào, …
Tiêu chuẩn để trở thành trưởng thôn
Theo điều 11 thông tư Số: 04/2012/TT- BNV “Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố”
– Là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố
– Đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác
– Có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm
– Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương
– Có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.
Điều 12. Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố
Đề cử Trưởng thôn, trưởng khu xóm và giới thiệu Phó Trưởng thôn, trưởng khu xóm:
a) Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố đề cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
b) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố giới thiệu Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố giúp việc (sau khi có sự thống nhất với Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố).
Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 và Điều 12 của Hướng dẫn ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố thực hiện như đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
Nhiệm kỳ của Trưởng thôn, trưởng khu xóm và Phó Trưởng thôn:
a) Trưởng thôn và trưởng khu xóm có nhiệm kỳ là hai năm rưỡi. Trường hợp thành lập thôn mới, tổ dân phố mới hoặc khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chỉ định Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời hoạt động cho đến khi cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của thôn, tổ dân phố bầu được Trưởng thôn mới, Tổ trưởng tổ dân phố mới trong thời hạn không quá sáu tháng kể từ ngày có quyết định chỉ định Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời;
b) Nhiệm kỳ của Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố, thực hiện theo nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận.
Điều 13. Chế độ, chính sách đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố
1. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; được hưởng phụ cấp hàng tháng, mức phụ cấp do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
2. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn những kiến thức, kỹ năng cần thiết; nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì được biểu dương, khen thưởng; không hoàn thành nhiệm vụ, có vi phạm khuyết điểm, không được nhân dân tín nhiệm thì tuỳ theo mức độ sai phạm sẽ bị miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ thông tin về mẫu đơn xin từ chức trưởng thôn, trưởng khu xóm chi tiết và đầy đủ nhất, ngoài ra thì chung tôi cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin mới nhát về chức vụ trưởng thôn và trưởng khu xóm, để bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về chức vụ trưởng thôn, trưởng khu xóm và đưa ra được những quyết định chính xác nhất.