Vì một lý do nào đó mà viên chức cần phải nghỉ việc không hưởng lương. Khi đã hết thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương thì viên chức sẽ viết đơn xin trở lại công tác gửi cho đơn vị mà viên chức đang công tác. Vậy đơn xin trở lại công tác dành cho viên chức được viết như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin trở lại công tác dành cho viên chức là gì?
Đơn xin trở lại công tác dành cho viên chức là mẫu đơn hành chính do viên chức gửi cho đơn vị công tác của mình để xem xét.
Đơn xin trở lại công tác dành cho viên chức là văn bản hành chính để ghi nhận những thông tin của viên chức và lời đề nghị của viên chức muốn quay trở lại công tác tại đơn vị viên chức đang công tác. Đồng thời đơn xin trở lại công tác còn là căn cứ để đơn vị mà viên chức đang công tác xem xét và ra quyết định cho viên chức quay trở lại lam việc như trước.
2. Mẫu đơn xin trở lại công tác dành cho viên chức:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
ĐƠN XIN TRỞ LẠI CÔNG TÁC
Kính gửi:
Hiệu trưởng trường ………..;
– Trưởng phòng Tổ chức – Cán bộ;
– Trưởng phòng (Ban/Khoa/TTâm).
Tôi tên: ….
Chức vụ: …..
Đơn vị công tác: ……
Hộ khẩu thường trú số nhà: … đường ….
Phường (xã)… quận (huyện) …. TP (Tỉnh)….
Theo
Nay tôi đã giải quyết xong việc riêng. Tôi làm đơn này xin được trở lại công tác từ ngày …
Kính mong Quý lãnh đạo xem xét và giải quyết.
ngày …. tháng … năm 20……
Ý kiến của Trưởng Phòng, Ban, Khoa, T.Tâm
Đề nghị Hiệu trưởng giải quyết cho Ông (Bà)
…….
được trở lại công tác từ ngày ……/…../20…..
Thủ trưởng đơn vị
(Ký và ghi rõ họ tên)
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
KIẾN CỦA TRƯỞNG PHÒNG TC-CB
Ý KIẾN CỦA HIỆU TRƯỞNG
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin trở lại công tác dành cho viên chức:
Phần kính gửi của đơn xin quay trở lại công tác yêu câu viên chức ghi đầy đủ rõ ràng những nơi gửi đơn( Hiệu trưởng trường, Trưởng phòng Tổ chức – Cán bộ, Trưởng phòng Ban/Khoa/Trung Tâm).
Phần thông tin của viên chức yêu câu viên chức cung cấp những thông tin như tên, chức vụ, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân( số căn cước công dân), đơn vị công tác, hộ khẩu thương trú và lý do mong muốn được quay lại công tác. Viên chức cân cam kết những thông tin ma mình cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sẽ hoan tòan chịu trách nhiệm.
Cuối đơn là ý kiến của Trưởng Phòng, Ban, Khoa, Trung Tâm- nơi đề nghị Hiệu trưởng giải quyết cho viên chức va sự xác nhận của thủ trưởng đơn vị công tác. Viên chức cũng cấn ký và ghi rõ họ tên.
Thủ tục chuyển công tác dành cho viên chức tham khảo
Theo quy định tại
Viên chức sẽ thực hiện thủ tục thôi việc đối với đơn vị công tác cũ theo quy định tại Điều 57, Nghị định 115/ 2020/NĐ-CP như sau:
“1. Viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:
a Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 29
b) Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi có một trong các trường hợp quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức và khoản 4 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức khi kết thúc hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
Viên chức chưa được giải quyết thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
b) Chưa làm việc đủ thời gian cam kết với đơn vị sự nghiệp công lập khi được cử đi đào tạo;
c) Chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của viên chức đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Do yêu cầu công tác và chưa bố trí được người thay thế.
Thủ tục giải quyết thôi việc:
a) Trường hợp viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của viên chức, nếu đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định. Trường hợp không đồng ý cho viên chức thôi việc thì phải trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định.
b) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì đồng thời phải giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định.”
Hồ sơ chuyển công tác bao gồm:
– Đơn xin chuyển công tác
–
– Sơ yếu lý lịch theo mẫu
– Văn bản đồng ý cho chuyển công tác của cơ quan, đơn vị chị đang công tác.
– Văn bản đồng ý tiếp nhận của cơ quan, đơn vị mới.
– Phiếu nhận xét đánh giá viên chức.
Bắt buộc phải có văn bản đồng ý tiếp nhận của Sở Nội vụ hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền nơi mà anh/ chị chuyển đến.
Mẫu đơn xin chuyển công tác dành cho viên chức tham khảo:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN CHUYỂN CÔNG TÁC
Kính gửi (1):
Tên tôi là: Giới tính:….
Ngày tháng năm sinh: …
Nơi sinh (2): …………
Hộ khẩu thường trú (3):……
Nơi ở hiện nay (4): ……………
Trình độ chuyên môn (5):………..
Đơn vị công tác hiện nay (6):……………
Chức vụ, công việc đang đảm nhiệm (7): ………
Quá trình công tác của bản thân (8):
Lý do xin chuyển công tác (9):
Đơn vị xin chuyển đến (10):…..
Tôi cam đoan sẽ chấp hành nghiêm túc các nội quy, quy định và hoàn thành công việc bàn giao cho đơn vị đang công tác đầy đủ và đúng hạn.
Kính đề nghị (11)……. xem xét, chấp thuận cho tôi được chuyển công tác theo nguyện vọng.
Tôi xin chân thành cám ơn.
…….., ngày…….. tháng…… năm ……..
Ý kiến của thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp
Người làm đơn
(1) Người viết đơn cần xác định chính xác mình đang làm việc, đang công tác ở đâu, nắm rõ thông tin về cơ quan đoàn thể, tổ chức để có lời kính gửi tới người, cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc xem xét, quyết định phê duyệt nguyện vọng xin chuyển công tác.
(2) Nơi sinh: Viên chức ghi rõ thôn/xóm/ấp/buôn, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
(3) Hộ khẩu thường trú: Người làm đơn ghi chính xác địa chỉ đăng ký thường trú theo sổ hộ khẩu.
(4) Nơi ở hiện nay: Ghi rõ xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
(5) Mục này người khai ghi rõ: Chuyên ngành đào tạo; Kết quả đào tạo: Xuất sắc, giỏi, tốt, khá, trung bình – khá, yếu; Hệ đào tạo: Chính quy, văn bằng 2, tại chức, bổ túc,…
(6) Ghi tên đơn vị, cơ quan, bộ phận, chi nhánh hiện đang công tác, làm việc (tránh nhầm lẫn với nơi muốn chuyển đến).
(7) Ghi rõ chức vụ, công việc đang đảm nhiệm: giáo viên, nhân viên, sĩ quan, trưởng phòng, đội trưởng đội cơ động,…
(8) Người lao động ghi rõ quá trình công tác, làm việc của bản thân từ gần nhất.
(9) Ghi chi tiết và hợp lý hoàn cảnh của gia đình hoặc bản thân có liên quan đến việc muốn chuyển công tác. Đây sẽ là căn cứ quyết định việc có được duyệt đơn hay không.
(10) Ghi tên, địa chỉ và các thông tin liên quan (nếu có) của nơi mà người lao động muốn chuyển đến.
(11) Thủ trưởng đơn vị, cơ quan hữu quan có thẩm quyền giải quyết.
Mẫu quyết định chuyển công tác tham khảo:
Sau khi viên chức đã hoàn thành xong thủ tục thôi việc thì đơn vị cũ sẽ ra quyết định chuyển công tác cho viên chức sang đơn vị công tác mới.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
QUYẾT ĐỊNH
Về việc điều chuyển công tác
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
– Căn cứ theo đề nghị của ông Trưởng phòng tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều chuyển Ông (Bà) đang công tác tại cơ quan (đơn vị) được chuyển công tác đến cơ quan, doanh nghiệp (đơn vị) … kể từ ngày …. tháng ……năm …….
Điều 2. Lương và các khoản phụ cấp của Ông (Bà) … do cơ quan (đơn vị) mới đài thọ theo giấy thôi trả lương của cơ quan (đơn vị) cũ.
Điều 3. Ông chánh văn phòng (Trưởng phòng hành chính, quản trị). Trưởng phòng tổ chức cán bộ, Trưởng phòng kế toán – tài vụ và Ông (Bà) …có trách nhiệm thi hành quyết định này.
THỦ TRƯỞNG
(ký, ghi rõ họ tên)