Hoạt động trợ cấp khó khăn được Chính phủ thực hiện hằng năm. Người có khó khăn trong hoàn cảnh cụ thể theo quy định có thể làm đơn xin trợ cấp để được hỗ trợ. Mẫu đơn xin trợ cấp khó khăn giúp hoàn thiện hồ sơ, thủ tục thể hiện nhu cầu được hỗ trợ. Vậy, Mẫu đơn xin trợ cấp khó khăn được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin trợ cấp khó khăn là gì?
Vai trò của chính sách hỗ trợ khó khăn:
Chính sách hỗ trợ khó khăn được tổ chức thực hiện trong hoạt động quản lý của nhà nước. Chính sách này có vai trò rất quan trọng đối với những cá nhân, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Trong xã hội, các cá nhân này khó tiếp cận được các nhu cầu và quyền lợi cơ bản trong sinh hoạt, học tập, khám chữa bệnh,…
Tuy nhiên không phải ai có hoàn cảnh khó khăn cũng đều được trợ cấp. Nhà nước phải xem xét và lựa chọn hỗ trợ với những điều kiện đặc biệt, cần xem xét hỗ trọ trước mắt và lâu dài. Do đó, dựa trên các hoàn cảnh được trình bày, nhà nước thực hiện xác minh để có những hỗ trợ kịp thời.
Các cá nhân, gia đình có hoàn cảnh khó khăn sẽ phải viết đơn xin trợ cấp khó khăn. Đây là các quyền lợi họ có thể được tiếp cận, được nhận. Sau đó, gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền cũng như xin xác nhận của địa phương nơi đang cư trú. Để thông qua các bước xác minh, nhà nước có thể hỗ trợ đúng đối tượng, kịp thời, hiệu quả.
Đơn xin trợ cấp khó khăn là gì?
Đơn xin trợ cấp khó khăn là đơn được viết để phản ánh hoàn cảnh khó khăn. Người viết có thể thực hiện theo mẫu dưới đây để đảm bảo hình thức và nội dung đơn được đầy đủ. Trong đó phải thể hiện được những nội dung cơ bản dưới đây:
+ Về thông tin cá nhân, hoàn cảnh gia đình. Phải trình bày đúng với hoàn cảnh thực tế, để thuận tiện và nhanh chóng xác minh. Các hoàn cảnh đó được thể hiện như thế nào trong khó khăn gặp phải.
+ Mong muốn, đề xuất về việc trợ cấp khó khăn phù hợp. Gắn với các hỗ trợ thêm các quyền lợi, các phúc lợi xã hội như thế nào. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ để đáp ứng nhu cầu bên cạnh các quy định pháp luật.
Trợ cấp khó khăn có thể là một khoản tiền hoặc là hiện vật tùy theo quy định của các văn bản pháp luật có liên quan. Nhằm thực hiện các hỗ trợ kịp thời về các nhu cầu thiết yếu cho người khó khăn. Tùy thuộc hoàn cảnh và tình trạng hiện tại của cá nhân, hộ gia đình.
Thực hiện trong hoạt động hỗ trợ của nhà nước:
Trên cơ sở đơn nhận được, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và giải quyết đơn. Thực hiện xác minh hoàn cảnh, xem đối tượng đó có đủ điều kiện được hưởng trợ cấp khó khăn theo quy định của pháp luật hay không. Trong điều kiện hoàn cảnh đó thì họ có thể nhận được hình thức trợ cấp nào. Nếu có thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định hưởng trợ cấp khó khăn. Thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục trong quy định trợ cấp.
Ý nghĩa chính sách trợ cấp khó khăn:
Nhà nước ta hiện nay vô cùng quan tâm đến đời sống của nhân dân. Trong ý nghĩa quản lý nhà nước để phục vụ nhân dân, mang đến đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ cho nhân dân. Đặc biệt là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn lại cần được hỗ trợ nhiều hơn. Giúp họ được tiếp cận với các quyền và lợi ích cơ bản hiệu quả hơn.
Những đối tượng này luôn được hỗ trợ, ưu tiên trong mọi hoạt động. Từ cải thiện đời sống trong nhu cầu thiết yếu. Đến hỗ trợ để tiếp cận và tham gia phát triển lao động, cải thiện nguồn thu nhập. Họ được nhận về các khoản phúc lợi xã hội như hỗ trợ vay vốn ngân hàng, được hưởng các trợ cấp, hưởng bảo hiểm y tế, nộp thuế và các khoản phí, lệ phí.
Có thể thấy rằng việc ban hành các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn là vô cùng ý nghĩa. Thể hiện sâu sắc việc quan tâm, chăm lo đời sống nhân dân của Đảng và Nhà nước. Thực hiện trong lý tưởng chung của đất nước mang đến chất lượng sống cao cho người dân cả về vật chất và tinh thần. Đem lại sự tin tưởng, yên tâm của người dân trong hoạt động quản lý nhà nước.
2. Mẫu đơn xin trợ cấp khó khăn:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc
………………, ngày……tháng……năm…….
ĐƠN XIN TRỢ CẤP KHÓ KHĂN
Kính gửi:
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) ………….
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố) ………..
Tỉnh, thành phố ……….
Tên tôi là: ……….. Nam, nữ:……..
Sinh ngày………tháng……….năm…………..
Quê quán:…….
Hiện có hộ khẩu thường trú tại:…….
Xã (phường, thị trấn):……….Huyện (quận, thị xã, TP):………Tỉnh:……..
Nêu hoàn cảnh cá nhân, gia đình, dạng đối tượng……….
Vậy tôi làm đơn này đề nghị………….
Xác nhận của Trưởng thôn Xác nhận trường hợp ông (bà) ……… nêu trên là đúng đề nghị UBND xã, huyện xem xét cho ………. (Ký, ghi rõ họ tên) | Người viết đơn (Ký, ghi rõ họ tên) | Xác nhận và đề nghị của UBND cấp xã UBND xã…….. |
3. Hướng dẫn cách viết đơn xin hưởng trợ cấp khó khăn:
Pháp luật hiện nay không có quy định về mẫu đơn xin trợ cấp khó khăn. Khi thực hiện đơn từ, người làm đơn phải đảm bảo triển khai đúng hình thức. Bên cạnh các yếu tố nội dung được cung cấp trong hoàn cảnh, nhu cầu được hỗ trợ. Vì thế khi viết mẫu đơn này cần có những nội dung như sau:
– Hình thức đơn xin trợ cấp:
+ Phần quốc hiệu tiêu ngữ không thể thiếu trong hình thức đơn từ gửi cơ quan nhà nước. Là một phần bắt buộc trong hầu hết các loại mẫu đơn hiện nay. Dưới đó là ngày tháng năm viết đơn. Trong đó, phải chú ý đến phông chữ, cỡ chữ và các yêu cầu hình thức khác.
+ Tên của mẫu đơn xin trợ cấp khó khăn: Thường được trình bày bằng chữ in hoa có dấu và căn đều hai bên của trang giấy. Cụ thể:
ĐƠN XIN TRỢ CẤP KHÓ KHĂN.
Tên đơn phải thể hiện nội dung viết, nhu cầu xuyên suốt được thực hiện. Đây là mẫu đơn được người dân gửi đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, đó là quyền, cũng là các trợ cấp đặc biệt nhà nước dành cho các đối tượng khó khăn. Cho nên phải thể hiện với “Đơn xin trợ cấp” mà không phải “Đơn yêu cầu” hay đơn “Đơn đề nghị”.
+ Phần kính gửi thường là thông tin của chủ thể có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết đơn. Có thể kính gửi chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường. Hay chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, quận nơi đang cư trú.
– Thông tin của người viết đơn xin trợ cấp khó khăn.
Có thể là một cá nhân với hoàn cảnh khó khăn đang gặp phải, không nhận được sự hỗ trợ từ gia đình, người thân. Hoặc là chủ hộ gia đình đại diện viết đơn xin trợ cấp đối với hoàn cảnh của gia đình. Cần cung cấp các thông tin cá nhân của người viết đơn. Như họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quê quán, hộ khẩu thường trú. Cần ghi cụ thể địa chỉ thôn xóm, xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố. Để các cơ quan nhà nước tiếp nhận thực hiện xác minh đối tượng, xác minh thẩm quyền giải quyết.
Đảm bảo thực hiện tiếp nhận và xử lý đơn nhanh chóng, hiệu quả nhất. Tùy thuộc vào hoàn cảnh nhận hỗ trợ của cá nhân hay gia đình để điền nội dung phù hợp. Nếu là đơn xin trợ cấp cho hộ gia đình, cần ghi thông tin cá nhân đại diện của chủ hộ. Cùng với các khó khăn tiếp cận quyền lợi của từng thành viên gia đình. Như các bệnh tật, trẻ không được tiếp cận học tập khi đang ở độ tuổi đến trường,…
– Nêu lý do viết đơn xin trợ cấp khó khăn.
+ Trong đó cần viết rõ hoàn cảnh của cá nhân, gia đình. Nhà nước thực hiện trợ cấp theo các hoàn cảnh đã được quy định cụ thể. Để đảm bảo giải quyết đúng các trường hợp được nhận trợ cấp cũng như xác định các quyền lợi họ có thể tiếp cận. Mang đến các hỗ trợ công bằng, phù hợp theo từng mức độ và tính chất của khó khăn.
Đối tượng viết đơn phải xác định thuộc dạng đối tượng nào được hưởng trợ cấp khó khăn theo quy định của pháp luật. Có thể thể hiện khó khăn trong sinh hoạt, trong khám chữa bệnh,…
+ Đây là nội dung quan trọng nhất trong đơn xin trợ cấp khó khăn. Phải xác định được lý do, nhu cầu mong muốn nhận được hỗ trợ để khắc phục các khó khăn trong hoàn cảnh cụ thể. Do đó khi trình bày lý do thì người viết cần phải trình bày rõ ràng, trung thực, chính xác về hoàn cảnh của mình để xin trợ cấp khó khăn. Đặc biệt phải xem xét mình thuộc nhóm đối tượng trợ cấp nào theo quy định.
– Gửi đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết:
Sau khi viết đơn xong thì người viết sẽ ký vào đơn xin trợ cấp khó khăn. Để xác nhận các thông tin cung cấp là đúng. Các nhu cầu được hộ trợ, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết cũng là đúng. Hình thức đơn được đảm bảo nếu phản ánh đầy đủ các nội dung cơ bản trên. Đây là đơn thực hiện dưới dạng văn bản, nên cần trình bày xúc tích, đầy đủ nội dung,… Không trình bày lan man trong hoàn cảnh,…
Đồng thời tiến hành xin xác nhận của trưởng thôn nơi cư trú. Xin xác nhận của ủy ban nhân dân xã/phường. Sau đó đó nộp đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết nhu cầu nhanh chóng, kịp thời.