Đơn xin thuyên chuyển công tác là loại đơn dành cho những người đang có nhu cầu, mong muốn được chuyển địa điểm làm việc, công tác mới. Dưới đây là Mẫu đơn xin thuyên chuyển công tác cho mọi ngành nghề; mời các bạn cùng tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin thuyên chuyển công tác là gì?
Đơn xin thuyên chuyển công tác được hiểu là loại đơn dành cho những người đang có nhu cầu, mong muốn xin được chuyển đến địa điểm làm việc, địa điểm công tác mới.
Trong các đơn vị kinh doanh hay doanh nghiệp nhỏ lẻ thì loại đơn này lại không được sử dụng phổ biến. Chủ yếu loại đơn này được sử dụng ở các CQNN, các đơn vị sự nghiệp công lập, các doanh nghiệp có quy mô rộng lớn, có nhiều chi nhánh hay các văn phòng đại diện,….
Đặc biệt, những người sử dụng loại văn bản này nhiều thường là cán bộ công chức, viên chức, những người lao động trong các ngành công an, bộ đội, giáo viên,…
2. Ý nghĩa đơn xin thuyên chuyển công tác:
Ý nghĩa của đơn xin chuyển công tác của mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và vị trí việc làm của người lao động có mong muốn được chuyển công tác:
– Trường hợp mà nhân viên công ty có nhu cầu mong muốn được chuyển công tác đến một địa điểm làm việc khác, hoặc chuyển đến một bộ phận khác để phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân đồng thời có thể phát triển chuyên môn của bản thân đối với công việc đó là hoàn toàn phù hợp. Việc nhân viên chuyển công tác sẽ cho bản thân nhân viên có thể phát huy tối đa được năng lực của mình, không những vậy mà còn giúp cho công ty khai thác tối đa được thế mạnh của NLĐ.
– Trong trường hợp người lao động có mong muốn được chuyển đến nơi làm việc hay nơi công tác có chi nhánh mới ở các khu vực, tỉnh thành khác nhau sẽ tạo vị trí địa lý và khoảng cách thuận lợi cho quá trình đi lại và sinh hoạt của NLĐ.
– Trong trường hợp các cán bộ, công chức, viên chức công tác và làm việc ở trong BMNN có mong muốn được chuyển tới môi trường địa điểm làm việc khác như làm việc ở trong huyện, trong tỉnh thì việc họ viết đơn xin được chuyển công tác là điều vô cùng quan trọng.
3. Hồ sơ xin chuyển công tác:
Mỗi đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp hay mỗi tỉnh thành thường sẽ có các yêu cầu về loại giấy tờ khác nhau ở trong hồ sơ xin chuyển công tác, nhưng về cơ bản sẽ có các loại giấy tờ dưới đây:
– Đơn xin chuyển công tác có xác nhận đồng ý của quản lý hay thủ trưởng của đơn vị;
– Văn bản của nơi chuyển đến xác nhận đồng ý tiếp nhận;
– Nếu NLĐ trong các doanh nghiệp thì sơ yếu lý lịch phải có dán ảnh và có xác nhận của địa phương nơi mà người có nhu cầu muốn chuyển công tác cư trú; nếu là cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên,…. thì có xác nhận của trưởng đơn vị, cơ quan.
– Bản sao chứng chỉ, văn bằng;
– Bản sao sổ hộ khẩu.
Đối với công chức, viên chức, giáo viên, bộ đội, công an phải bổ sung thêm các giấy tờ sau:
– Bản sao có
– Bản sao có quyết định hệ số lương, nâng lương,…
4. Hướng dẫn viết đơn xin chuyển công tác:
Khi bạn đã xác định được lý do xin chuyển công tác, trước hết bạn cần phải soạn thảo đơn xin chuyển công tác và gửi cho người quản lý cơ quan mà bạn đang công tác. Dưới đây là cấu trúc viết đơn xin chuyển công tác:
– Phần quốc hiệu, tiêu ngữ, tiêu đề đơn “ĐƠN XIN CHUYỂN ĐỔI CÔNG TÁC” và kính gửi.
– Thông tin cá nhân: ghi rõ họ và tên; ngày sinh; quê quán; địa thường trú, tạm trú; chức vụ; vị trí làm việc hiện tại; nơi công tác.
– Phần nội dung đơn
+ Nêu rõ ràng quá trình công tác của bản thân: công việc hiện tại; thời gian bắt đầu làm việc; hệ số lương; mã ngạch; quá trình mà bạn đang công tác ở đơn vị, cơ quan hiện tại và nêu thành tích mà bạn đã đạt được (nếu có).
+ Người viết đơn cần phải trình bày đầy đủ, chi tiết lý do xin chuyển công tác sang vị trí mới. Bên cạnh bạn cũng có thể thêm vào một số quan điểm, lập trường của bản thân vào vị trí mới.
+ Ghi rõ ràng, đầy đủ các thông tin nơi bạn có mong muốn được chuyển đến trong đơn để đảm bảo quá trình công tác và làm việc có hiệu quả.
– Phần lời hứa cam đoan sẽ chấp hành đúng và đầy đủ mọi nội quy đã được đề ra kèm theo đó là lời ơn và chữ ký của người làm đơn.
– Sau khi điền đầy đủ các thông tin vào đơn xin chuyển công tác bạn cần phải nộp đơn này lên cho lãnh đạo, cơ quan thủ trưởng cơ bản, đơn vị chờ ý kiến để xét duyệt đơn, chỉ đạo ý kiến từ cấp trên. Dựa vào các điều kiện và thủ tục điều động, cán bộ hoặc cơ quan lãnh đạo tổ chức sẽ thuyên chuyển cán bộ giữa các bộ phận theo đúng như trật tự, sau đó sẽ ra quyết định cuối cùng cho người làm đơn.
5. Mẫu đơn xin thuyên chuyển công tác cho mọi ngành nghề:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN CHUYỂN CÔNG TÁC
Kính gửi: …..
Tên tôi là: ….. Giới tính: …..
Ngày sinh: …..
Thẻ CMND/ CCCD số: …… cấp ngày: …. tại: …….
Nơi sinh: ……
Địa chỉ thường trú: …..
Địa chỉ tạm trú: ……
Trình độ chuyên môn: …..
Đơn vị công tác hiện nay: ……
Chức vụ, công việc hiện tại đảm nhiệm: …..
Quá trình công tác của bản thân: ……
Lý do xin chuyển công tác: …….
Đơn vị xin chuyển đến: …….
Tôi xin cam đoan sẽ chấp hành đầy đủ và nghiêm túc các nội quy, quy định và hoàn thành đầy đủ mọi công việc bàn giao cho đơn vị đang công tác đúng hạn.
Kính xin đề nghị ….. xem xét và chấp thuận cho tôi được chuyển công tác theo nguyện vọng của bản thân.
Tôi xin chân thành cám ơn!
…….., ngày…….. tháng…… năm ……..
Ý kiến của thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (Ký, ghi rõ họ tên) | Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên) |
6. Một số lưu ý khi viết đơn xin chuyển công tác:
Để viết đơn xin chuyển công tác theo đúng chuẩn và tránh các lỗi sai thường gặp phải cũng như tránh các thiếu sót cơ bản thì bạn cần phải lưu ý đến các điều quan trọng ở dưới đây:
a, Đảm bảo bố cục của đơn xin chuyển cồn tác được chuẩn chỉnh, theo đúng thể thức của một văn bản hành chính, cụ thể như sau:
– Phần mở đầu bắt buộc phải có phần quốc hiệu, tiêu ngữ, tiêu đề của đơn và kính gửi các cơ quan, các cấp có thẩm quyền.
– Phần nội dung của đơn được chia thành hai mục chính:
+ Thứ nhất: Cung cấp các thông tin cơ bản về cá nhân của người lao động, chẳng hạn như: họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quê quán, chức vụ công việc,…
+ Thứ hai: Nêu rõ ràng lý do xin chuyển công tác, bên cạnh đó cần phải nêu cụ thể, đầy đủ đơn vị công tác sẽ chuyển đến kèm theo đó các hồ sơ đơn xin chuyển công tác, vị trí làm việc.
– Phần cuối đơn xin chuyển công tác, bạn cần phải cam kết sẽ hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao của đơn vị hiện tại và tuân thủ các nội quy, quy định ở đơn vị mới. Lưu ý bạn cần phải có lời cảm ơn trước khi ký và ghi rõ họ tên.
b, Trình bày cụ thể, rõ ràng lý do xin chuyển công tác hợp tình hợp lý:
– Thay đổi môi trường làm việc mới
+ Môi trường làm việc được thay đổi thì bạn cũng sẽ được tiếp xúc với đồng nghiệp mới cùng với đó tác phong, phong cách làm việc mới.
+ Môi trường làm việc thay đổi sẽ tạo ra một cơ hội tốt giúp bạn học hỏi và lắng nghe được các kiến thức, kinh nghiệm mới từ những người trước đó.
+ Tiếp xúc với nhiều người cũng giúp cho bạn mở rộng được các mối quan hệ, thế giới quan, giúp bản thân cởi mở hơn, biết đâu đó chính là giới hạn của bản thân mình và hiểu rõ bản thân hơn.
– Khám phá các năng lực tiềm ẩn trong bản thân
+ Nếu như chỉ làm một công việc trong suốt khoảng thời gian dài bạn sẽ biết cách để công việc đó được hoàn thành tốt. Nhưng đôi lúc điều đó sẽ khiến cho bản thân bạn chỉ bó gọn ở trong một chiếc vòng an toàn.
+ Việc ở trong một môi trường mới giúp bạn có trải nghiệm một công việc mới giống như một bệ phóng giúp cho bạn bước ra khỏi chiếc vòng tròn an toàn của mình để khám phá những điều mới lạ, những năng lực được tiềm ẩn trong chính bản thân bạn.
– Phát huy được năng lực sáng tạo của bản thân
+ Gắn bó ở một vị trí làm việc nào đó quá lâu dài có thể tạo cho tư duy lối mòn, kìm hãm sự phát triển, sáng tạo của cá nhân.
+ Bạn hãy dũng cảm lựa chọn cho bản thân mình một con đường mới, môi trường mới để phát huy tối đa năng lực sáng tạo của bản thân.
– Tăng khả năng làm việc theo đội theo nhóm
+ Nếu bạn gia nhập đội nhóm mới cùng với đó là những đồng nghiệp mới sẽ giúp cho bạn có cơ hội được tìm hiểu các cá tính khác biệt.
+ Từ việc than gia làm việc theo đội nhóm giúp cho bạn học được cách lắng nghe các ý kiến, quan điểm khác nhau, biết chấp nhận cái riêng của từng cá nhân, biết cách hoà hợp và thấu hiểu cho nhau vì lợi ích chung, để từ đó sẽ làm tăng khả năng làm việc theo đội nhóm, tăng khả năng teamwork.
– Tạo một khởi đầu mới cho công việc.
+ Nếu ở các vị trí khác nhau mà bạn đều hoàn thành tốt công việc thì bạn sẽ có bước để sự nghiệp được thăng tiến hơn.
+ Lý do này thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn đồng thời nêu được rõ mong muốn với cấp trên giúp cấp trên biết được rằng bạn là người có định hướng, chính kiến rõ ràng trong công việc.
c, Đính kèm theo các giấy tờ đầy đủ, cần thiết
Hồ sơ xin chuyển công tác cần phải đảm bảo các loại giấy tờ như sau:
– Sơ yếu lý lịch
– Văn bản xác nhận đồng ý tiếp nhận của đơn vị, cơ quan sẽ chuyển đến.
– Bản sao
– Bản sao bằng cấp và chứng chỉ có liên quan
– Giấy tờ tùy thân: Sổ hộ khẩu và thẻ CMND/ CCCD.