Khi mục đích hôn nhân không đạt được, mâu thuẫn hôn nhân trầm trọng không thể cứu vãn thì ly hôn thuận tình là giải pháp cần thiết cho các cặp vợ chồng. Vậy, mẫu đơn thuận tình ly hôn lấy ở đâu và viết như thế nào để Toà án chấp nhận. Bài viết dưới đây chúng tôi hi vọng sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thuận tình ly hôn được hiểu như thế nào?
- 2 2. Thuật ngữ tiếng Anh liên quan đến thuận tình ly hôn:
- 3 3. Cách lấy đơn và cách viết đơn xin thuận tình ly hôn:
- 4 4. Hồ sơ yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn:
- 5 5. Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn?
- 6 6. Án phí giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn bao nhiêu?
1. Thuận tình ly hôn được hiểu như thế nào?
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, trong đó vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Trường hợp chỉ một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì thực hiện theo thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên (ly hôn đơn phương). Trường hợp cả hai vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn và không có tranh chấp về nuôi con, chia tài sản thì thực hiện theo thủ tục thuận tình ly hôn.
Theo quy định tại điều 55
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Theo đó, thuận tình ly hôn được hiểu là trường hợp vợ chồng cùng có yêu cầu ly hôn, họ đã có sự thỏa thuận về mọi vấn đề liên quan đến quan hệ hôn nhân, quan hệ con chung, quan hệ tài sản, nợ chung và không có tranh chấp gì xảy ra.
2. Thuật ngữ tiếng Anh liên quan đến thuận tình ly hôn:
Thuận tình ly hôn trong tiếng Anh tạm dịch là divorce by mutual consent.
3. Cách lấy đơn và cách viết đơn xin thuận tình ly hôn:
3.1. Cách lấy đơn:
Hiện nay, đơn xin thuận tình ly hôn được trình bày theo mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự theo mẫu số 01-VDS, được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP (sửa đổi bởi Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP).
Do đó, bạn đọc có thể tìm Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP và tải về mẫu số 01-VDS để soạn thảo mẫu đơn xin thuận tình ly hôn cho đảm bảo quy định của pháp luật.
3.2. Cách viết đơn xin thuận tình ly hôn:
Dưới đây là mẫu đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn mới nhất, tuy nhiên nếu cần hỗ trợ Luật sư soạn thảo đơn thuận tình ly hôn và tư vấn pháp luật về trình tự thủ tục, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 6568 Luật Dương Gia để được hỗ trợ.
Mẫu đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn:
Mẫu số 01-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN YÊU CẦU
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
(V/v: …..)(1)
Kính gửi: Tòa án nhân dân…(2)
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(3) …..
Địa chỉ:(4) ……..
Số điện thoại (nếu có): ……..; Fax (nếu có):……
Địa chỉ thư điện tử (nếu có): …..
Tôi (chúng tôi) xin trình bày với Tòa án nhân dân(5) ……việc như sau:
– Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:(6) …..
– Lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết đối với những vấn đề nêu trên:(7) ……
– Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:(8) ………
– Các thông tin khác (nếu có):(9)…
Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu:(10)
1. …
2. ….
3. …..
Tôi (chúng tôi) cam kết những lời khai trong đơn là đúng sự thật.
………, ngày…. tháng…. năm……. (11) NGƯỜI YÊU CẦU(12) |
Cách viết đơn ly hôn đơn phương theo mẫu trên được hướng dẫn tại Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP như sau:
Mục (1) Ghi loại việc dân sự mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải Quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, ví dụ: công nhận thuận tình ly hôn hoặc công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận về con chung, tài sản chung,…
Mục (2) và (5) Ghi tên và địa chỉ của Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự:
+ Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào, ví dụ: Tòa án nhân dân quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng.
+ Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào, ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Mục (3) Ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người yêu cầu.
Mục (4) Ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người yêu cầu tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: thôn Bình An, xã Phú Cường, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội).
Mục (6) Ghi cụ thể những nội dung mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết.
Mục (7) Ghi rõ lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.
Mục (8) Ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của những người mà người yêu cầu nhận thấy có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó.
Mục (9) Ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.
Mục (10) Ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, là bản sao hay bản chính, theo thứ tự 1, 2, 3,…, ví dụ:
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông Trần Văn B, bà Phạm Thị C;
- Bản sao Giấy khai sinh của ông Trần Văn A;
- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất,…
Mục (11) Ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu (ví dụ: Đà Nẵng, ngày 21 tháng 6 năm 2022)
Mục (12) Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào đơn.
– Về những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết ở mục 6:
Khi giải quyết yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ giải quyết 4 quan hệ sau: quan hệ hôn nhân, quan hệ con chung, quan hệ tài sản và quan hệ nợ chung. Do đó, trong đơn xin yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, người yêu cầu phải trình bày đầy đủ yêu cầu của mình đối với các quan hệ cần giải quyết này.
+ Về quan hệ hôn nhân: Người yêu cầu cần nêu rõ yêu cầu Tòa án công nhận việc thuận tình ly hôn
+ Về con chung: Người yêu cầu cần liệt kê các con chung của vợ chồng, thỏa thuận quyền nuôi con thuộc về ai, thỏa thuận về vấn đề cấp dưỡng nuôi con, mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng. Nếu không có con chung thì ghi không có con chung.
+ Về tài sản chung: Người yêu cầu cần liệt kê các tài sản chung của vợ chồng, thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung. Nếu trong thời kỳ hôn nhân không có tài sản chung thì ghi không có tài sản chung nên không yêu cầu Tòa án giải quyết.
+ Về nợ chung: Nếu có nợ chung thì người yêu cầu cần liệt kê các khoản nợ chung, nợ của ai, nợ bao nhiêu, hai vợ chồng thỏa thuận giải quyết khoản nợ như thế nào để yêu cầu tòa công nhận. Nếu không có nợ chung thì ghi trong thời kỳ hôn nhân không có nợ chung nên không yêu cầu Tòa án giải quyết.
Lưu ý: Nội dung đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cần trình bày rõ nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn giữa vợ chồng. Bên cạnh đó, các vấn đề con chung, tài sản chung và nợ chung phải được vợ chồng thống nhất hết. Trường hợp một trong các vấn đề nêu trên không được thống nhất thì Toà án sẽ trả lại đơn yêu cầu thay đổi nội dung hoặc chuyển sang vụ án ly hôn nếu vợ chồng vẫn không thống nhất được hết tất cả các vấn đề.
4. Hồ sơ yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 29
– Đơn xin công nhận thuận tình ly hôn.
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính). Nếu không giữ hoặc không còn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn trước đó để cấp bản sao;
– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của vợ và chồng (bản sao có chứng thực). Nếu không có thì thực hiện theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác;
– Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
– Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung, nợ chung (nếu có tài sản chung, nợ chung và yêu cầu Tòa công nhận, bản sao có chứng thực).
5. Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn?
Căn cứ quy định tại Điều 29, Điều 35
Điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được quy định như sau: “Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”.
Do đó, khi thuận tình ly hôn, hai người có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.
6. Án phí giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn bao nhiêu?
Theo khoản 4 Điều 147 BLTTDS năm 2015 quy định “… Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm” và được cụ thể hóa tại điểm a khoản 5 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu miễn, giảm, thu, nộp quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án (viết tắt Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14) quy định “… Trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí”.
Án phí sơ thẩm đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn theo quy định tại Điều 6 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 (tức là án phí không có giá ngạch) và khoản 4 Điều 147 BLTTDS năm 2015 là 300.000 đồng, mỗi bên chịu một nữa án phí sơ thẩm (tức là mỗi người 50% tương ứng số tiền 150.000 đồng.
Trên đây là nội dung về cách lấy mẫu đơn và cách viết đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Hy vọng bài viết này có thể mang đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Trường hợp có thắc mắc bạn có thể liên hệ tổng đài 19006568 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.
Căn cứ pháp lý:
– Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014;
– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;