Đơn xin thôi đóng bảo hiểm xã hội sẽ được lập ra khi người đóng bảo hiểm vì một lý do nào đó mà muốn thôi đóng bảo hiểm xã hội. Vậy đơn xin thôi đóng bảo hiểm xã hội là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin thôi đóng bảo hiểm xã hội là gì?
Đơn xin thôi đóng bảo hiểm y tế là văn bản của cá nhân gửi đến Cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mà người đó đã thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng để xin thôi hoặc dừng không đóng bảo hiểm xã hội nữa với lý do chính đáng, phù hợp với quy định của pháp luật. Trong đơn thôi đóng bảo hiểm xã hội phải nêu được những thông tin về cá nhân làm đơn, nguyên nhân, lý do tại sao viết đơn, và cam kết của người làm đơn.
Đơn xin thôi đóng bảo hiểm xã hội là văn bản được xác lập với mục đích xin thôi đóng bảo hiểm xã hội, trong đơn chứa đựng những thông tin về cá nhân xin thôi đóng bảo hiểm xã hội, nguyên nhân, lý do tại sao viết đơn, và cam kết của người làm đơn và đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xem xét và giải quyết được thôi đóng bảo hiểm xã hộ tự nguyện.
2. Mẫu đơn xin thôi đóng bảo hiểm xã hội:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
Địa danh, ngày…tháng…năm…
ĐƠN XIN THÔI ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;
Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019;
Căn cứ
Căn cứ Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện;
Và các văn bản có liên quan.
Kính gửi: Cơ quan BHXH quận…
Tôi tên là:
Sinh ngày:…
Căn cước công dân số…Ngày cấp:….Nơi cấp:
Hộ khẩu thường trú:…
Chỗ ở hiện tại:….
Điện thoại liên hệ:…
Nghề nghiệp:…
Hôm nay tôi làm đơn này xin trình bày một việc như sau:
Ngày…tháng…năm…tôi có làm thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tại BHXH……Nay do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, mức thu nhập của tôi không đáp ứng được việc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng.
Do vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị Cơ quan BHXH…xem xét. giải quyết cho tôi được thôi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngày…tháng…năm…
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
( ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin thôi bảo hiểm xã hội:
Phần kính gửi của đơn xin thôi đóng bảo hiểm xã hội thì người làm đơn sẽ ghi rõ ràng tên của Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền ( Cơ quan Bảo hiểm xã hội).
Phần nội dung của đơn xin thôi đóng bảo hiểm xã hội: yêu cầu người làm đơn cung cấp đầy đủ, chính xác, chi tiết và rõ ràng nhất những thông tin về cá nhân xin thôi đóng bảo hiểm xã hội, nguyên nhân, lý do tại sao viết đơn, và cam kết của người làm đơn và đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xem xét và giải quyết được thôi đóng bảo hiểm xã hộ tự nguyện..
Cuối đơn xin thôi đóng bảo hiểm xã hội thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Những quy định về bảo hiểm xã hội:
4.1. Đối tượng áp dụng:
Được quy định tại Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 ghi nhận các đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội như sau;
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
– Người làm việc theo
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
4.2. Các chế độ bảo hiểm xã hội:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
+ Ốm đau;
+ Thai sản;
+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Hưu trí;
+ Tử tuất.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
– Hưu trí;
– Tử tuất.
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội bao gồm :
+ Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
+ Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
+ Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
+ Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
+ Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
4.3. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội gồm những chủ thể sau đây:
– Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
– Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
– Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.
– Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
4.4 . Nhà nước quản lý về bảo hiểm xã hội với những nội dung sau đây:
+ Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách bảo hiểm xã hội.
+ Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
+ Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội.
+ Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội.
+ Quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.
+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
+ Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.