Luận văn chính là kết quả để đánh giá quá trình học tập của học viên. Tuy nhiên vì nhiều lý do gia đình, công việc bận rộn, đôi lúc học viên không thể hoàn thành bài luận văn của mình đúng tiến độ.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin thêm thời gian viết luận văn là gì?
Luận văn là công trình nghiên cứu của học viên cao học có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu. Mẫu đơn xin thêm thời gian viết luận văn là mẫu đơn được lập ra bởi học viên viết luận văn để xin thêm thời gian viết luận văn do không đủ thời gian hoặc vì một số lý do nào đó.
Mẫu đơn xin thêm thời gian viết luận văn gồm những nội dung: Thông tin người làm đơn, thời gian xin thêm, lý do…
Mục đích của Luận văn là để phản ánh kết quả học tập và nghiên cứu của học viên. Đơn xin thêm thời gian viết luận văn là văn bản được lập ra bởi học viên viết luận văn gửi đến cơ sở đào tạo để xin được thêm thời gian viết luận văn.
2. Mẫu đơn xin thêm thời gian viết luận văn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
ĐƠN XIN THÊM THỜI GIAN VIẾT LUẬN VĂN
Kính gửi: – BGH Trường….;
– Phòng đào tạo Sau Đại học Trường …
– Căn cứ Thông tư số …/…./TT-BGDĐT ngày …../…./……của Bộ GDĐT Ban hành quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ;
– Căn cứ Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường …..
(1)Tên tôi là: ……………. Ngày sinh: …..
Địa chỉ thường trú: …..
Số CMND/CCCD: ….. Ngày cấp:…./…./…. Nơi cấp: ……….
Điện thoại: …… Emai : …..
Là học viên cao học chuyên ngành: …….. , mã số ngành : ……
Hình thức đào tạo : …
Mã số học viên: …….. Khóa : ….. – …..
Tôi được giao thực hiện đề tài luận văn theo Quyết định số: ……. ngày …/…/… của Hiệu trưởng Trường …….. với tên đề tài luận văn là : …….. (2)
Người hướng dẫn khoa học: …(3)…
Trong thời gian qua, tôi đã không thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ đúng thời gian qui định của nhà trường, vì lý do (bệnh tật, công tác, ốm đau, thai sản,……..(4)…….; đính kèm minh chứng).
Với lý do trình bày trên đây, tôi đề nghị Thầy (cô) …. – Trưởng phòng Đào tạo sau Đại học Trường ….. cho phép tôi được gia hạn thời hạn thực hiện luận văn và tự nguyện nộp lệ phí theo quy định của nhà trường .
Thời gian gia hạn: từ …. đến …. (5)
Tôi xin chân thành cảm ơn và cam đoan về những nội dung trình bày của mình tại đơn này là chính xác .
(6)……., ngày … tháng … năm ……..
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin thêm thời gian viết luận văn:
(1) Thông tin của người viết đơn cần được điền đầy đủ tên, năm sinh, địa chỉ thường trú, , số CMND/CCCD, số điện thoại……;
(2) Ghi rõ tên đề tài luận văn;
(3) Ghi rõ tên người hướng dẫn khoa học;
(4) Ghi rõ Lý do xin gia hạn luận văn. Ví dụ: Hiện nay tôi đang trong thời gian điều trị bệnh …..trong thời gian 3 tháng . Theo yêu cầu của bác sỹ chủ trị cho tôi thì trong thời gian điều trị tôi không được xuất viện. Do đó tôi không thể duy trì tiến độ thực hiện luận văn theo thời gian đã quy định;
(5) Ghi rõ Thời gian gia hạn;
(6) Người viết đơn ký và ghi rõ họ tên.
4. Các quy định liên quan đến Luận văn:
Căn cứ pháp lý:
Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ.
4.1. Hướng dẫn luận văn:
Căn cứ theo Điều 8 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT quy định hướng dẫn luận văn như sau:
– Học viên theo học chương trình định hướng nghiên cứu phải thực hiện một đề tài nghiên cứu có khối lượng từ 12 đến 15 tín chỉ, kết quả được thể hiện bằng luận văn. Học viên thực hiện luận văn trong thời gian ít nhất 06 tháng.
– Luận văn là một báo cáo khoa học, tổng hợp các kết quả nghiên cứu chính của học viên, đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Có đóng góp về lý luận, học thuật hoặc phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo; thể hiện năng lực nghiên cứu của học viên;
+ Phù hợp với các chuẩn mực về văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam;
+ Tuân thủ quy định của cơ sở đào tạo về liêm chính học thuật và các quy định hiện hành của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
– Mỗi học viên có một hoặc hai người hướng dẫn luận văn, trong đó phải có một người là giảng viên cơ hữu của cơ sở đào tạo. Tại một thời điểm, một người hướng dẫn độc lập không quá 05 học viên (tính cả số học viên thực hiện học phần tốt nghiệp của chương trình định hướng ứng dụng); trường hợp đồng hướng dẫn 02 học viên được tính tương đương hướng dẫn độc lập 01 học viên.
– Tiêu chuẩn của người hướng dẫn luận văn:
+ Có trình độ tiến sĩ chuyên môn phù hợp với ngành đào tạo và đề tài luận văn của học viên;
+ Có năng lực ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện nghiên cứu và trao đổi khoa học quốc tế;
+ Có kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài luận văn trong thời gian 05 năm tính đến thời điểm được giao hướng dẫn;
+ Đáp ứng những yêu cầu khác theo chuẩn chương trình đào tạo của ngành, lĩnh vực đào tạo và quy định của cơ sở đào tạo.
– Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết về:
+ Tiêu chuẩn, trách nhiệm và quyền hạn của người hướng dẫn;
+ Việc giao đề tài và người hướng dẫn luận văn; thay đổi đề tài, người hướng dẫn; thời gian thực hiện luận văn;
+ Yêu cầu về nội dung chuyên môn, cấu trúc, hình thức và bảo đảm liêm chính học thuật đối với luận văn.
4.2. Đánh giá luận văn:
Căn cứ theo Điều 9 theo Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá luận văn:
– Luận văn được tổ chức đánh giá bằng hình thức bảo vệ trước hội đồng. Buổi bảo vệ được tổ chức công khai trừ những đề tài thuộc các lĩnh vực cần bảo mật thực hiện theo quy định của Nhà nước.
– Hội đồng đánh giá luận văn bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Hội đồng có ít nhất 05 thành viên, bao gồm chủ tịch, thư ký, 02 ủy viên phản biện và các ủy viên khác; trong đó ít nhất 01 ủy viên phản biện là người ngoài cơ sở đào tạo;
+ Tiêu chuẩn các thành viên hội đồng phải đáp ứng tiêu chuẩn như người hướng dẫn luận văn quy định tại khoản 4 Điều 8 Quy chế này; trong đó chủ tịch phải là giảng viên cơ hữu hoặc nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở đào tạo;
+ Người hướng dẫn có thể tham gia hội đồng với tư cách là ủy viên nhưng không được cho điểm đánh giá; cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột của học viên không tham gia hội đồng.
– Điều kiện để học viên được bảo vệ luận văn:
+ Đã hoàn thành tất cả các học phần của chương trình đào tạo;
+ Đã nộp luận văn, được người hướng dẫn đồng ý cho bảo vệ;
+ Đã hoàn thành các yêu cầu khác theo quy định của cơ sở đào tạo.
– Buổi bảo vệ luận văn được tổ chức khi ít nhất 2 phần 3 tổng số thành viên hội đồng đánh giá có mặt, trong đó có chủ tịch, thư ký và ít nhất 01 ủy viên phản biện. Hình thức bảo vệ trực tuyến có thể được thực hiện khi có sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và học viên; toàn bộ diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm và lưu trữ tại cơ sở đào tạo.
– Điểm luận văn là trung bình cộng điểm chấm của các thành viên hội đồng có mặt trong buổi đánh giá luận văn theo thang điểm 10; được xếp loại đạt khi lớn hơn hoặc bằng 5,5 điểm.
– Trong trường hợp luận văn không đạt yêu cầu, học viên được chỉnh sửa, bổ sung luận văn để được đánh giá lần thứ hai trong thời hạn 03 tháng tính từ ngày họp hội đồng đánh giá lần thứ nhất; không tổ chức đánh giá luận văn lần thứ ba.
– Sau khi bảo vệ thành công, toàn văn luận văn (đã được chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của hội đồng nếu có) phải được nộp và lưu trữ tại thư viện của cơ sở đào tạo; được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo trong thời gian ít nhất 30 ngày, trừ một số đề tài thuộc các lĩnh vực cần bảo mật thực hiện theo quy định của Nhà nước.
– Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết về tiêu chí và quy trình đánh giá luận văn; các quy định khác liên quan đến đánh giá luận văn.
4.3. Thẩm định luận văn:
Căn cứ theo Điều 10 theo Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT Thẩm định luận văn:
– Khi có phản ánh, khiếu nại, tố cáo hoặc trong những trường hợp khác theo yêu cầu quản lý, cơ sở đào tạo quyết định việc tổ chức thẩm định chất lượng luận văn.
– Hội đồng thẩm định luận văn có thành phần, tiêu chuẩn như hội đồng đánh giá luận văn; các thành viên hội đồng đánh giá luận văn không tham gia hội đồng thẩm định.
– Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết về việc thành lập hội đồng thẩm định luận văn; quy trình họp hội đồng và xử lý kết quả thẩm định luận văn.