Nhằm tôn trọng quyền của cha mẹ trong việc đặt tên con, pháp luật cho phép các cá nhân có quyền đặt tên phù hợp với quy định và cũng có quyền thay đổi tên, tên đệm, họ khi có yêu cầu. Việc thay đổi đó phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, khi đó, người có nhu cầu phải làm đơn và gửi đến cơ quan hộ tịch.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin thay đổi tên đệm là gì?
Đơn xin thay đổi tên đệm là văn bản do cá nhân gửi tới cơ quan có thẩm quyền khi có nhu cầu thay đổi tên đệm hoặc cá nhân là cha hoặc mẹ của con gửi tới cơ quan khi có nhu cầu thay đổi tên đệm cho con.
Đơn xin thay đổi tên đệm dùng làm căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét nguyện vọng của cá nhân, cũng là cơ sở để cơ quan hộ tịch quản lý, nắm bắt thông tin chính xác của cá nhân trong phạm vi địa bàn mình quản lý.
2. Mẫu đơn xin thay đổi tên đệm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
Hà Nội, ngày….tháng….năm….
ĐƠN XIN THAY ĐỔI TÊN ĐỆM
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã A
Căn cứ
Căn cứ
Tên tôi là: ……………
Ngày sinh:../…/….
CMND/ CCCD:………… Ngày cấp:…/…./…. Nơi cấp:………
Hộ khẩu thường trú………
Chỗ ở hiện nay:……………
Điện thoại liên hệ:…………
Hiện nay, do quá trình đặt tên đệm cho con chưa có sự thống nhất trong gia đình nên hai vợ chồng tôi muốn thay đổi tên đệm cho con gái tôi là Nguyễn Thị B sang tên Nguyễn A B để thuận tiện hơn trong cách xưng hộ giữa các thành viên trong gia đình.
Dựa vào Điểm a Khoản 1 Điều 28
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó”.
Bên cạnh đó Điều 26,
Kính mong cơ quan tiếp nhận, xem xét giải quyết sự việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin thay đổi tên đệm chi tiết nhất:
Trước hết, người làm đơn ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn, ví dụ Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2021.
Người làm đơn ghi đầy đủ các thông tin cá nhân bao gồm tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, hộ khẩu thường trú theo giấy chứng minh nhân dân; nơi ở hiện tại là nơi cá nhân sinh sống không phụ thuộc vào hộ khẩu.
Đặc biệt, cá nhân phải ghi rõ tên cũ và tên mình muốn thay đổi.
Cuối đơn, người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.
4. Các vấn đề pháp lý trong việc thay đổi tên đệm:
Căn cứ thay đổi tên đệm:
Khoản 1 Điều 26
Điều 28 Bộ luật dân sự 2015 quy định “ 1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
– Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó.
– Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
– Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
– Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
– Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
– Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
– Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.
Thẩm quyền thay đổi:
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
Thủ tục đăng ký thay đổi:
Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.
Trách nhiệm thông báo khi có sự thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật liên quan đến thay đổi hộ tịch của cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật này,
Ngay sau khi nhận được thông báo theo quy định tại Điều 30 của Luật này, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi vào Sổ hộ tịch theo bản án, quyết định của
Việc thay đổi tên đệm cũng phải đảm bảo nguyên tắc về quyền có họ tên như sau:
– Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
– Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của
– Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
– Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.
– Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.