Vì nhiều lí do khác nhau mà cần phải thay đổi nội dung, thỏa thuận trong hợp đồng. Một trong các bên sẽ viết đơn xin thay đổi hợp đồng, thỏa thuận trong hợp đồng gửi cho bên còn lại. Vậy đơn xin thay đổi hợp đồng, thỏa thuận là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin thay đổi hợp đồng, thỏa thuận là gì?
Đơn xin thay đổi hợp đồng, thỏa thuận là mẫu đơn do các bên tham gia ký kết hợp đồng trước đó lập ra vì một lý do nào đó cần phải thay đổi những nội dung, thỏa thuận trong hợp đồng. Trong đơn xin thay đổi hợp đồng, thỏa thuận cần phải nêu được những thông tin cá nhân của người làm đơn, lý do tại sao thay đổi nội dung, thỏa thuận trong hợp đồng cùng những căn cứ để thay đổi.
Đơn xin thay đổi hợp đồng, thỏa thuận là văn bản ghi chép lại những thông tin về cá nhân của người làm đơn, lý do tại sao thay đổi nội dung, thỏa thuận trong hợp đồng cùng những căn cứ để thay đổi. Khi nhận được đơn xin thay đổi hợp đồng, thỏa thuận thì bên còn lại phải có trách nhiệm tiếp nhận và hợp tác thực hiện.
2. Mẫu đơn xin thay đổi hợp đồng, thỏa thuận:
Mẫu 1: Mẫu đơn xin thay đổi hợp đồng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Địa danh, ngày…tháng…năm ..
ĐƠN XIN THAY ĐỔI HỢP ĐỒNG
( Về việc thay đổi nội dung
Kính gửi: Ông/ Bà……
Căn cứ Luật lao động 2019;
Căn cứ Nội quy, quy chế công ty TNHH A;
Tên tôi:
Chức danh: Phó giám đốc công ty…
Ngày sinh:../…/….
CMND/ CCCD:……………………… Ngày cấp:…/…./…. Nơi cấp:…..
Hộ khẩu thường trú :……….
Chỗ ở hiện nay:…………….
Điện thoại liên hệ:………….
Hiện nay, theo báo cáo thống kê của các phòng ban trong thời gian vừa qua số lượng công việc của công ty có sự gia tăng. Với thời gian làm việc của các nhân viên trong giờ hành chính không thể đáp ứng tiến độ công việc được hoàn thành như đã dự kiến. Do vậy, thay mặt ban quản lý công ty tôi xin đề nghị sửa đổi một số nội dung trong
Cụ thể, căn cứ Nội quy, quy chế công ty TNHH A và
“1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.”
Theo đó, chúng tôi sẽ thực hiện việc sửa đổi vào ..h…ngày../…/… Tôi kính đề nghị Ông/ Bà… xem xét sự việc và thu xếp thời gian đến phòng …. để thực hiện việc sửa đồng nội dung hợp đồng lao động.
Kính mong Ông/ bà tiếp nhận đơn và hợp tác làm việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
( Ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu 2:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Địa danh, ngày…tháng…năm 20…
ĐƠN XIN THAY ĐỔI THỎA THUẬN TRONG HỢP ĐỒNG ….. KÝ NGÀY…..
( Về việc thay đổi nội dung thỏa thuận trong hợp đồng lao động)
Kính gửi: Ông/ Bà……
– Căn cứ Luật lao động 2019;
– Căn cứ Nội quy, quy chế công ty TNHH A;
Tên tôi:
Chức danh: Phó giám đốc công ty…
Ngày sinh:../…/….
CMND/ CCCD:……………………… Ngày cấp:…/…./…. Nơi cấp:…..
Hộ khẩu thường trú :……….
Chỗ ở hiện nay:…………….
Điện thoại liên hệ:………….
Hiện nay, theo báo cáo thống kê của các phòng ban trong thời gian vừa qua số lượng công việc của công ty có sự gia tăng. Với thời gian làm việc của các nhân viên trong giờ hành chính không thể đáp ứng tiến độ công việc được hoàn thành như đã dự kiến. Do vậy, thay mặt ban quản lý công ty tôi xin đề nghị thay đổi một số thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng lao động.
Cụ thể, căn cứ vào Nội quy, quy chế công ty và quy định của
“1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.”
Theo đó, chúng tôi sẽ thực hiện việc sửa đổi vào ..h…ngày../…/… Tôi kính đề nghị Ông/ Bà… xem xét sự việc và thu xếp thời gian đến phòng …. để thực hiện việc sửa đồng nội dung hợp đồng lao động.
Kính mong Ông/ bà tiếp nhận đơn và hợp tác làm việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
( Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin thay đổi hợp đồng, thỏa thuận:
Nội dung của đơn xin thay đổi hợp đồng, thỏa thuận phải bao gồm những nội dung sau đây: thông tin cá nhân của người làm đơn, lý do tại sao phải thay đổi nội dung, thỏa thuận trong hợp đồng và những căn cứ pháp lý cho sự thay đổi đó.
Cuối đơn xin thay đổi hợp đồng, thỏa thuận thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Hợp đồng là gì?
Theo Điều 385,
4.1. Nội dung của hợp đồng:
+ Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
+ Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
– Đối tượng của hợp đồng;
– Số lượng, chất lượng;
– Giá, phương thức thanh toán;
-Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
– Quyền, nghĩa vụ của các bên;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
– Phương thức giải quyết tranh chấp.
4.2. Các loại hợp đồng chủ yếu theo quy định của pháp luật:
Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:
1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau;
2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ;
3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ;
4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính;
5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó;
6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
4.3. Những quy định về trường hợp sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng:
Những trường hợp bên trên được quy định rất cụ thể, rõ ràng tại
“Điều 421. Sửa đổi hợp đồng
1. Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể được sửa đổi theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này.
3. Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu.
Điều 422. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định.
Điều 423. Hủy bỏ hợp đồng
1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
c) Trường hợp khác do luật quy định.
2. Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
3. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”