Trong một nền kinh tế tri thức, việc đầu tư cho giáo dục được cho là ưu tiên hàng đầu. Điều đó dẫn đến sự xuất hiện của hàng loạt các trung tâm gia sư. Vậy làm thế nào để tiến hành mở một trung tâm gia sư?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin thành lập trung tâm gia sư là gì?
Đơn xin thành lập trung tâm gia sư là văn bản của cá nhân người đứng đầu trung tâm dự kiến thành lập gửi đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, cho phép thành lập trung tâm gia sư.
Đơn xin thành lập trung tâm gia sư là thành phần không thể thiếu trong hồ sơ xin thành lập gia sư được gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét. Khi có ý tưởng về thành lập trung tâm gia sư và đáp ứng đầy đủ các điều kiện luật định, cá nhân sẽ tiến hành soạn thảo đơn theo mẫu.
2. Mẫu đơn xin thành lập trung tâm gia sư mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
….., ngày…tháng…năm ….
ĐƠN XIN THÀNH LẬP TRUNG TÂM GIA SƯ
Kính gửi: Sở giáo dục và đào tạo …
Tên tôi là: ……. Ngày sinh:../…/….
CMND/ CCCD:…… Ngày cấp:…/…./…. Nơi cấp:…..
Hộ khẩu thường trú :…
Chỗ ở hiện nay:……
Điện thoại liên hệ:……
Là giám đốc trung tâm gia sư ……
Tôi viết đơn này xin trình bày với quý cơ quan nội dung như sau:
Sau quá trình chuẩn bị về cơ sở vật chất cũng các nguồn nhân lực tại trung tâm, tôi xét thấy trung tâm đã đáp ứng được các điều kiện để thành lập trung tâm gia sư theo quy định tại của
– Thuộc Đối tượng được cấp phép hoạt động trung tâm gia sư;
– Không thuộc các trường hợp không được dạy thêm;
– Điều kiện về Giám đốc trung tâm cụ thể:…..
– Điều kiện về giảng viên tại trung tâm cụ thể:….
– Cơ sở vật chất cụ thể được trang bị:…
Theo đó, tôi kính đề nghị quý cơ quan xem xét, kiểm tra tính xác thực và chấp thuận cho phép tôi được thành lập và hoạt động trung tâm gia sư ………. theo các nội dung nêu trên.
Tôi xin gửi kèm theo đơn này Tờ trình, đề án thành lập trung tâm và các giấy tờ chứng minh các điều kiện của trung tâm như trình bày ở trên.
Tôi xin cam đoan những gì đã trình bày và giấy tờ nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Kính mong quý cơ quan xét duyệt đơn và giải quyết đề nghị của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
( Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin thành lập trung tâm gia sư mới nhất:
Phần kính gửi: Ghi tên sở giáo dục và đòa tạo nơi trung tâm đặt cơ sở
Tên tôi là: Viết đầy đủ họ và tên theo Chứng minh nhân dân bằng chữ in hoa có dấu
Mục thông tin cá nhân: Ngày sinh, CMND/ CCCDHộ khẩu thường trú, Chỗ ở hiện nay, Điện thoại liên hệ: Khai trung thực, chính xác theo thông tin của người viết đơn.
Mục : Là giám đốc trung tâm gia sư : Ghi tên trung tâm gia sư
Điều kiện về kiến thức chuyên môn, chứng chỉ hành nghề, ….
– Điều kiện về giảng viên tại trung tâm cụ thể:
Mục này bào gồm các điều kiện về kiến thức chuyên môn, chúng chỉ hành nghề, điều kiện sức khỏe, đạo đức,…
Người làm đơn liệt kê càng cụ thể, đầy đủ sẽ giúp tăng sức thuyết phục đối với cơ quan có thẩm quyền
– Cơ sở vật chất cụ thể được trang bị:
Liệt kê các cơ sở vật chất của trung tâm nhằm mục đích cho thấy rằng trung tâm đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất để đi vào vận hành ví dụ như: tòa nhà nơi trung tâm đặt trụ sở, bàn ghế, máy chiếu, máy in,giáo trình,….
4. Thủ tục thành lập trung tâm gia sư:
Điều kiện xin cấp giấy phép dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:
– Điều kiện chung:
Không dạy thêm:
+ Đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày
+ Đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống
+ Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
+ Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
+ Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
– Điều kiện cụ thể:
Căn cứ
Nếu bạn muốn thành lập trung tâm gia sư, thì nên thành tập dưới hình thức doanh nghiệp theo
Trung tâm gia sư muốn hoạt động cần có những điều kiện theo Thông tư 03/2011/TT- BGDĐT như sau:
– Trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm của giáo viên, kỹ thuật viên, giảng dạy lý thuyết, thực hành;
– Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo
Căn cứ
Nếu bạn muốn thành lập trung tâm gia sư, thì nên thành tập dưới hình thức doanh nghiệp theo
Trung tâm gia sư muốn hoạt động cần có những điều kiện theo Thông tư 03/2011/TT-BGDĐT như sau:
– Trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm của giáo viên, kỹ thuật viên, giảng dạy lý thuyết, thực hành;
– Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo.
– Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo; có thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ.
– Có khu vực cho cán bộ, giáo viên và học viên nghỉ giải lao, nghỉ giữa giờ.
– Được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Đối với giám đốc trung tâm: Phải đảm bảo ó phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực quản lý, đã tốt nghiệp trình độ đại học một trong các môn gia sư, đã hoạt động trong ngành giáo dục ít nhất 3 năm và được cấp ra quyết định thành lập trung tâm bổ nhiệm (đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học công lập) hoặc công nhận (đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục).
Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép dạy thêm, học thêm:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:
Đơn xin thành lập trung tâm gia sư, có xác nhận của UBND phường nơi cư trú.
– Bản sơ yếu lý lịch (của giám đốc, phụ trách), có dán ảnh 3×4, có xác nhận của UBND phường nơi cư trú hoặc xác nhận của cơ quan nếu là cán bộ trong biên chế của cơ quan
– Bản đề án thành lập trung tâm (Nêu rõ mục đích, đối tượng phục vụ, nội dung các chương trình, các môn học đào tạo, quy mô phát triển, khả năng tài chính…).
– Công văn báo cáo địa phương nơi đặt địa điểm hoạt động (có xác nhận và được sự đồng ý của UBND phường về môi trường sư phạm, điều kiện trật tự an ninh, vệ sinh môi trường…).
– Bản danh sách cán bộ quản lý trung tâm (họ tên, ngày sinh, nơi sinh, bằng cấp chuyên ngành, chức danh) kèm theo bản sơ yếu lý lịch có dán ảnh 3×4.
– Bản danh sách giáo viên của trung tâm (họ tên, ngày sinh, nơi sinh, bằng cấp chuyên ngành, chức danh) kèm theo bản sơ yếu lý lịch có dán ảnh 3×4, và bản sao (công chứng) văn bằng chuyên ngành.
– Bản sao (công chứng) văn bằng chuyên ngành của cán bộ quản lý trung tâm và giáo viên.
– Bản thống kê cơ sở vật chất (số buồng lớp, diện tích, bàn ghế, số đồ dùng phục vụ cho giảng dạy…).
Hồ sơ đóng thành tập. Nộp 3 tập ( trong đó 1 tập là bản chính có công chứng ) cho Phòng tiếp công dân Sở Giáo dục và Đào tạo. Thời hạn cấp Quyết định thành lập Trung tâm: sau 30 ngày làm việc.
Bước 2. Nộp hồ sơ:
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ theo quy định
+ Hình thức nộp: Nộp trực tiếp
+ Địa điểm nộp hồ sơ: Bộ phận một cửa của Sở giáo dục đào tạo (cấp tỉnh) hoặc Phòng giáo dục đào tạo (cấp huyện).
+ Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc
+ Kết quả: Quyết định cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm Hoặc văn bản không chấp thuận.
Kể từ ngày được cấp giấy phép về việc tổ chức dạy thêm, học thêm. Trung tâm được chính thức đi vào hoạt động theo quy định.
5. Những lưu ý gì khi tiến hành thành lập trung tâm gia sư:
– Về việc lựa chọn cơ sở hạ tầng
Để có thể thành lập một trung tâm gia sư đầu tiên bạn cần chọn lựa một địa điểm thích hợp với hệ thống phòng ốc đáp ứng việc học tập cho các học viên. Địa điểm phải đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại nhưng không quá ồn ào, đông đúc người qua lại.
– Đối tượng khách hàng:
Khi triển khai đề án thành lập trung tâm gia sư cần khảo sát đối tượng khách hàng mà trung tâm bạn hướng tới: Là học sinh, sinh viên hay người đi làm,…có cần giáo viên bản xứ hay không?
– Xây dựng một đội ngũ giảng viên chất lượng
Nguồn nhân lực giá rẻ luôn hấp dẫn những nhà đầu tư tuy nhiên để đi một chặng đường dài, nâng cao danh tiếng của trung tâm thì nhất định bạn phải thu hút chiêu mộ những giảng viên chất lượng, uy tín.
– Tính toán đến những khoản phí đầu tiên
Để có thể mở trung tâm gia sư chất lượng bạn cần có đủ tiềm năng kinh tế, những khoản phí bạn phải bỏ ra để mở trung tâm bao gồm:
+ Chi phí thuê mặt bằng
+ Chi phí mua cơ sở hạ tầng ( bàn ghế, máy tính, máy in, điện thoại bàn…)
+ Chi phí thuê nhân viên
+ Một khoản chi phí nữa cũng rất được quan tâm là lệ phí khi đăng ký thuê gia sư và lệ phí khi đăng ký đi gia sư. Các trung tâm gia sư cần tính toán hợp lý để có thể đảm bảo thu hút khách hàng hai bên mà vẫn giữ được mức lợi nhuận cho trung tâm.