Thực tế thành lập Hội ở nước ta ngày càng nhiều, bởi lẽ sự tương đồng, đồng nhất trong tư tưởng, trong ngành nghề, hay cùng giới khiến cho các chủ thể có xu hướng lập Hội để cùng nhau hoạt động, trong đó có Hội cựu Giáo chức.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin thành lập Hội cựu Giáo chức là gì?
Đơn xin thành lập Hội cựu Giáo chức là văn bản do đại diện của một nhóm người từng làm nhà giáo, cán bộ, công nhân, nhân viên trong tất cả các trường học, các cơ sở và cơ quan giáo dục- đào tạo gửi tới chủ thể có thẩm quyền khi họ có nhu cầu và mong muốn thành lập Hội cựu Giáo chức.
Đơn xin thành lập Hội cựu Giáo chức dùng để bày tỏ nguyện vọng của các cá nhân tới chủ thể có thẩm quyền, là căn cứ để chủ thể có thẩm quyền xem xét cho phép hay không cho phép thành lập, cũng là cơ sở để quản lý và nắm bắt tình hình hội nhóm trong phạm vi mình quản lý.
Thông thường, Hội cựu Giáo chức có thể được thành lập trong phạm vi huyện, tỉnh, các trường đại học, hoặc các cơ sở giáo dục phổ thông. Dựa trên điều lệ của Hội cựu Giáo chức Việt Nam các hoạt động của các Hội cựu Giáo chức có thể có các hoạt động riêng. Trong phạm vi mẫu đơn dưới đây, tác giả hướng dẫn mẫu đơn xin thành lập Hội cựu Giáo chức trong phạm vi trường Đại học, cao đẳng.
2. Mẫu đơn xin thành lập Hội cựu Giáo chức:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
…….., ngày….tháng…năm…..
ĐƠN XIN THÀNH LẬP HỘI CỰU GIÁO CHỨC
Kính gửi:
– Ban giám hiệu trường …………………;
– Hiệu trưởng trường ………….;
Tên tôi là:…………Ngày sinh:../…/….
CMND/ CCCD:………. Ngày cấp:…/…./…. Nơi cấp:…..
Hộ khẩu thường trú:…
Chỗ ở hiện nay:……
Điện thoại liên hệ:…
Từng là ……. Bộ môn ………… Khoa ……. của Trường
Đại diện cho 20 cán bộ, giáo chức từng giảng dạy, hoạt động tại trường gửi đơn này xin trình bày vấn đề như sau:
Hiện nay, do nhu cầu của 20 cán bộ, giảng viên, viên chức đã từng công tác, quản lý tại trường ……… có tên sau đây:
STT | Họ & tên | Ngày sinh | Chức vụ | Số điện thoại liên hệ | ……. | ……… |
1. | ||||||
2. | ||||||
…. | ||||||
20. |
Được sự đồng thuận của các cán bộ, giáo chức, tôi xin thay mặt các cá nhân trên, kính đề nghị nhà trường xem xét, chấp thuận cho chúng tôi được thành lập và hoạt động Hội cựu giáo chức tại trường với mong muốn được đóng góp vào các hoạt động của trường dưới danh nghĩa của Hội, đồng thời hỗ trợ, giúp đỡ các cán bộ, giảng viên/giáo viên có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc, chia sẻ kinh nghiệm cũng như thực hiện các hoạt động khác mà Hội đề ra.
Tôi xin gửi đến quý cơ quan Bản dự thảo hoạt động của Hội, cơ cấu tổ chức, hoạt động Hội được thông qua bởi 20 đồng chí sáng lập Hội.
Kính mong Nhà trường sớm xét duyệt cho chúng tôi được thành lập và hoạt động Hội.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu đơn xin thành lập Hội cựu Giáo chức:
– Người viết đơn ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn.
– Kính gửi: Ban giám hiệu, Hiệu trưởng trường nơi những người có nguyện vọng gửi đơn, thường là nơi các cá nhân đã từng giảng dạy và làm việc.
– Người viết đơn ghi đầy đủ các thông tin cá nhân bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, hộ khẩu thường trú, theo giấy chứng minh nhân dân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; chỗ ở hiện nay là nơi người làm đơn sinh sống không phụ thuộc vào hộ khẩu đăng ký thường trú.
– Từng là: giảng viên, hay nhân viên khác; của Bộ môn, trường nào? Người làm đơn cũng cần ghi rõ nội dung này.
– Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên tại cuối đơn phía góc phải.
4. Các vấn đề liên quan khác:
Hội Cựu giáo chức là tổ chức Xã hội – Nghề nghiệp của tất cả những người trước đây đã là nhà giáo, cán bộ, công nhân, nhân viên của một cơ sở giáo dục nhất định đã nghỉ hưu hoặc rời khỏi trường, thành lập và được công nhận theo Quyết định của Hội cựu giáo chức cấp cao hơn hoặc quyết định của chủ thể có thẩm quyền ở cơ sở giáo dục đó.
Trong quyết định thành lập Hội cựu Giáo chức hoặc điều lệ của Hội cựu giáo chức sẽ quy định về nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của Hội, ví dụ: đối với điều lệ của Hội cựu giáo chức Việt Nam, đây cũng là điều lệ có giá trị đối với các điều lệ khác:
– Tôn chỉ mục đích của Hội.
Hội Cựu giáo chức Việt Nam là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp của tất cả những người trước đây đã là nhà giáo, cán bộ, công nhân, nhân viên trong tất cả các trường học, các cơ sở và cơ quan giáo dục – đào tạo, Hội Cựu giáo chức Việt Nam được thành lập nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng, năng lực trí tuệ và phẩm chất tốt đẹp của Nhà giáo, tiếp tục góp phần thực hiện chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo phục vụ nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
– Lĩnh vực và phạm vi hoạt động của Hội.
Hội Cựu giáo chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo trên phạm vi cả nước.
Hội Cựu giáo chức Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được sự bảo trợ của Công đoàn giáo dục Việt Nam.
Hội hoạt động theo Điều lệ phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hội có cơ quan ngôn luận được thành lập theo quy định của pháp luật.
Hội là một tổ chức phi chính phủ có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản tại Ngân hàng, Kho bạc. Có biểu tượng riêng.
Trụ sở của Hội Cựu giáo chức Việt Nam đặt tại Thủ đô Hà Nội. Khi có nhu cầu Hội sẽ mở Văn phòng đại diện tại các địa phương theo quy định của pháp luật.
– Nhiệm vụ của Hội.
+ Tập hợp, đoàn kết và đại diện cho tất cả cựu giáo chức cả nước, phát huy tiềm năng trí tuệ của hội viên tham gia các hoạt động giáo dục – đào tạo.
+Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên, tạo điều kiện để các cựu giáo chức tiếp tục giao lưu tình cảm nghề nghiệp, chăm sóc giúp đỡ nhau về tinh thần, vật chất, tương trợ nhau khi gặp khó khăn trong cuộc sống, giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống cách mạng của dân tộc, truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
– Quyền hạn của Hội.
+ Tham gia đề xuất, kiến nghị với cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp, các trường học, các cơ sở và cơ quan giáo dục – đào tạo về việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục – đào tạo.
+ Phối hợp với các trường học, các cơ sở và cơ quan giáo dục – đào tạo, các ban, ngành, đoàn thể nhân dân chăm lo giáo dục thế hệ trẻ và góp phần thực hiện: “Giáo dục cho mọi người”, “Cả nước trở thành một xã hội học tập”, thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục.
+ Tham gia và phát triển quan hệ quốc tế với các tổ chức cùng nghề nghiệp, vì mục tiêu giáo dục, bảo vệ hòa bình và tiến bộ xã hội.
+ Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật để tự trang trải kinh phí hoạt động.
+ Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
+ Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên.
+ Thực hiện các dịch vụ phục vụ hội viên và phát triển Hội theo quy định của pháp luật.
– Điều kiện trở thành Hội viên.
Tất cả những người trước đã là nhà giáo, cán bộ, công nhân, nhân viên trong các trường học, các cơ sở và cơ quan giáo dục – đào tạo tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện viết đơn gia nhập Hội, đều có thể trở thành hội viên của Hội.
– Thủ tục kết nạp hội viên tập thể và từng người.
Hội viên tập thể và hội viên cá nhân vào Hội phải có đơn tự nguyện tham gia Hội. Ban Chấp hành Hội cơ sở xem xét quyết định kết nạp và cấp thẻ hội viên. Hội viên tập thể phải có văn bản ủy quyền người đại diện theo quy định của pháp luật. Khi hội viên muốn ra khỏi Hội phải tự mình viết đơn, được Ban Chấp hành Hội cơ sở đồng ý và thu lại thẻ hội viên.
– Quyền của hội viên.
+ Thực hiện quyền dân chủ, bình đẳng khi thảo luận các công việc của Hội; ứng cử, đề cử, bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội; phê bình, chất vấn cơ quan lãnh đạo hoặc cán bộ lãnh đạo của Hội; kiến nghị bãi miễn cán bộ Hội có sai phạm.
+ Yêu cầu Hội can thiệp bảo vệ nhân phẩm và lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm. Được Hội thăm hỏi, giúp đỡ khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
+Tham gia các sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, nghỉ ngơi do Hội tổ chức.
+ Được ra khỏi Hội.
– Nghĩa vụ của hội viên
+ Chấp hành Điều lệ Hội. Thực hiện nghị quyết của Hội. Gương mẫu chấp hành pháp luật của Nhà nước.
+ Tham gia sinh hoạt và hoạt động của Hội, thực hiện tốt nhiệm vụ được Hội phân công.
+ Đóng hội phí; tuyên truyền phát triển hội viên mới; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
Như vậy, việc cho phép thành lập Hội cựu Giáo chức hoạt động với tôn chỉ, mục đích riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là sự trân trọng dành cho các cá nhân đã từng làm trong lĩnh vực giáo dục có một môi trường để liên kết và chia sẻ kinh nghiệm của bản thân đối với các hội viên khác cũng như đối với các thế hệ sau.