Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin thành lập doanh nghiệp liên doanh là gì?
Mẫu đơn xin thành lập doanh nghiệp liên doanh là mẫu đơn được lập ra để gửi lên cơ quan có thẩm quyền xin được xem xét cấp phép thành lập doanh nghiệp liên doanh. Mẫu nêu rõ nội dung xin thành lập, thông tin về doanh nghiệp…
Mẫu đơn xin thành lập doanh nghiệp liên doanh được lập ra để gửi tới cơ quan có thẩm quyền xin thành lập doanh nghiệp. Là điều kiện để doanh nghiệp liên doanh được đi vào hoạt động.
2. Mẫu đơn xin thành lập doanh nghiệp liên doanh mới nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
…, ngày…tháng …năm …
ĐƠN XIN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH
Kính gửi : Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(hoặc UBND tỉnh, thành phố ….
hoặc Ban quản lý KCNtỉnh, thành phố…)
– Căn cứ Luật Đầu tư 2005;
Những người ký tên dưới đây gửi Đơn xin phép đầu tư theo hình thức doanh nghiệp liên doanh quy định tại Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư (hoặc UBND tỉnh, thành phố …; Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh, thành phố ….)
1.CÁC BÊN LIÊN DOANH GỒM:
Bên (các Bên) Việt Nam …
Bên (các Bên )nước ngoài …
Xin được cấp Giấy phép đầu tư để thực hiện Hợp đồng liên doanh ký ngày … tháng… năm… với các mục tiêu hoạt động như sau:
2.CHÚNG TÔI XINCAMKẾT:
Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn xin và hồ sơ kèm theo.
Nếu được cấp Giấy phép đầu tư sẽ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến đầu tư nước ngoài và các quy định của Giấy phép đầu tư.
III. CÁC TÀI LIỆU GỬI KÈM THEO ĐƠN NÀY GỒM:
1.Hợp đồng liên doanh;
2.Điều lệ Doanh nghiệp liên doanh;
3.Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các Bên (Chứng nhận của Ngân hàng về giá trị tài khoản hoặc báo cáo hoạt đồng tài chính trong 2 năm gần nhất);
4.Giải trình kinh tế – kỹ thuật;
5.Các hồ sơ quy định Luật đầu tư … (nếu có)
Đại diện
Bên (Các Bên) nước ngoài
(Ký tên, chức vụ và dấu)
Đại diện
Bên (Các Bên) Việt Nam
(Ký tên, chức vụ và dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin thành lập doanh nghiệp liên doanh mới nhất:
– Phần kính gửi: Ghi rõ tên cơ quan kính gửi như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (hoặc UBND tỉnh, thành phố ….hoặc Ban quản lý KCN tỉnh, thành phố…)
4. Một số quy định về thành lập doanh nghiệp liên doanh mới nhất:
4.1.Vốn pháp định:
Khi thánh lập doanh nghiệp thì điều kiên về vốn pháp định của doanh nghiệp là rất cần thiết đối với doanh nghiệp liên doanh phải đáp ứng đủ ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng và dự án quy có quy mô lớn, tỷ lệ vốn pháp định có thể thấp hơn 30%, nhưng tuyệt đối không dưới 20% vốn đầu tư và và việc vốn pháp định có thể thấp hơn 30% phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận. Tỷ lệ góp vốn của doanh nghiệp liên doanh hoặc các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài do các doanh nghiệp liên doanh tự thực hiện thỏa thuận với nhau, nhưng tỷ lệ góp vốn của các doanh nghiệp không được thấp hơn 30% vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh.
Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, công nghệ, thị trường, hiệu quả kinh doanh và các lợi ích kinh tế – xã hội khác của dự án, Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư có thể xem xét cho phép các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài có tỷ lệ góp vón thấp hơn tỷ lệ vốn pháp định là 30%, nhưng tỷ lệ góp vốn không được dưới 20% vốn pháp định theo quy định của pháp luật hiện hành
4.2. Thủ tục thành lập Doanh nghiệp liên doanh:
Hồ sơ thành lập Doanh nghiệp liên doanh
Theo Luật Đầu tư, việc Thành lập công ty liên doanh là thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời với việc thành lập công ty. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
Tài liệu thành lập thành lập công ty liên doanh bao gồm:
a. Trường hợp nhà đầu tư là cá nhân:
– Chứng minh nhân dân/ hộ chiếu – Bản sao chứng thực
– Chứng minh năng lực tài chính
b. Trường hợp nhà đầu tư là pháp nhân:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty
– Giấy chứng nhận mã số thuế Công ty
– Điều lệ Công ty
–
– Quyết định của Công ty về việc đầu tư tại Việt Nam
– Quyết định về việc cử người đại diện Công ty tại Việt Nam
– Bản sao hộ chiếu người đại diện cho Công ty tại Việt Nam
– Bản sao hộ chiếu người đại diện phần vốn góp của Công ty
– Báo cáo năng lực tài chính
Lưu ý: Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và được dịch sang tiếng Việt
c. Giấy tờ liên quan khác
– Hợp đồng liên doanh
– Thỏa thuận nguyên tắc về việc thuê nhà, đất làm địa điểm triển khai dự án
– Bản sao sổ đỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của địa điểm triển khai dự án
– Các giấy tờ khác theo quy định của
Trình tự xin cấp giấy chứng nhận đầu tư:
– Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh
– Sở kế hoạch và đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp:
+ Thụ lý hồ sơ (nếu hồ sơ hợp lệ)
+ Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu cần)
+ Trình UBND cấp tỉnh hoặc Giám đốc Ban quản lý khu công nghiệp để phê duyệt
– Nhà đầu tư nhận kết quả giải quyết hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Kết quả là Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Kết quả là Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận doanh nghiệp (Giấy chứng nhận về việc thành lập công ty liên doanh)
– Nhà đầu tư làm các thủ tục khác sau khi thành lập lập công ty liên doanh (khắc dấu, các thủ tục liên quan đến thuế…)