Câu lạc bộ Võ thuật là một trong các câu lạc bộ/Đội/Nhóm của trường hoạt động về thể chất, tập luyện võ thuật, tăng cường sức khỏe và thỏa niềm đam mê với võ thuật. Để thành lập Câu lạc bộ võ thuật thì cần phải nộp đơn xin thành lập. Vậy mẫu đơn xin thành lập Câu lạc bộ võ thuật như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin thành lập Câu lạc bộ võ thuật là gì?
Mẫu đơn xin thành lập Câu lạc bộ võ thuật là văn bản của cá nhân hoặc tổ chức cùng sở thích về võ thuật muốn thành lập câu lạc bộ võ thuật trong cơ quan, tổ chức gửi đến người đứng đầu cơ quan tổ chức hoặc đơn vị đứng đầu trực thuộc quản lý câu lạc bộ mà ở đây là thủ trưởng cơ quan, Đoàn trường, ban giám hiệu, Ban Giám đốc công ty…
Mẫu đơn xin thành lập Câu lạc bộ võ thuật được lập ra để thể hiện mong muốn của cá nhân, tổ chức xin được thành lập câu lạc bộ võ thuật.
2. Mẫu đơn xin thành lập Câu lạc bộ võ thuật mới nhất hiện nay:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
…, ngày… tháng… năm 20…
ĐƠN XIN THÀNH LẬP CÂU LẠC BỘ VÕ THUẬT
Kính gửi: Ban Giám hiệu Trường …
Ban chấp hành Hội Sinh viên Trường …
Căn cứ Nội quy, quy chế Trường …,
Căn cứ các chủ trương của Hội Sinh viên cấp trên và của Trường Đại học …, các chương trình hành động, các mục tiêu hoạt động của Hội.
Tên tôi là: … ( Đại diện các thành viên võ thuật của trường …) Ngày sinh: ../…/….
CMND/ CCCD: … Ngày cấp: …/…./…. Nơi cấp: …..
Hộ khẩu thường trú: …
Chỗ ở hiện nay: …
Mã số Sinh viên: … Lớp: … Khoa: … Khóa: …
Điện thoại liên hệ: …
Hiện nay, với cùng sở thích đam mê với võ thuật, tôi cùng 15 bạn sinh viên trong trường đã cùng nhau tổ chức một nhóm để tự luyện tập, trao dồi các kỹ năng với nhau nhằm mục đích phòng vệ. Tuy nhiên, bên cạnh các thành viên hiện tại, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều bạn sinh viên có mong muốn được tham gia với mục đích rèn luyện sức khỏe, tự vệ cho bản thân và xa hơn nữa là đăng ký thi đấu giải do các trường Đại học tổ chức. Vì vậy, việc tổ chức hoạt động nhóm như hiện nay không đủ điều kiện để đáp ứng cho số lượng sinh viên muốn tham gia.
Dựa vào các chủ trương của Hội Sinh viên cấp trên và của trường Đại học …, các chương trình hành động, các mục tiêu hoạt động của Hội. Tôi kính đề nghị Ban Giám hiệu Trường …, Ban chấp hành hội sinh viên xem xét cho chúng tôi được thành lập câu lạc bộ võ thuật trong trường với mục đích hoạt động lành mạnh và phát triển hơn nữa sẽ mang lại thành tích cho trường lớp.
Chúng tôi cam kết sẽ tuân thủ mọi quy định của trường … nói chung và quy định của Hội sinh viên nói riêng. Thực hiện duy trì hoạt động và cập nhật
Kính mong Ban Giám hiệu, Ban chấp hành sớm xem xét, xét duyệt cho chúng tôi được thành lập sớm nhất có thể.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
( Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin thành lập Câu lạc bộ võ thuật:
-Ghi rõ tên cơ quan kính gửi;
-Thông tin cá nhân: Ghi rõ họ và tên; ngày, tháng, năm sinh;…
4. Một số quy định về thành lập Câu lạc bộ võ thuật:
Theo Quy chế 40/QC-VT quy định về các nội dung như sau:
4.1. Trình tự thực hiện việc thành lập Câu lạc bộ võ thuật:
Bước 1 –Cá nhân, tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2 –Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch….
-Thời gian nộp Hồ sơ: Tất cả các ngày trong tuần (trừ ngày lễ và ngày nghỉ)
Bước 3 –Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn cho người nộp.
Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 4 –Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.
Bước 5 –Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch….
Thành phần, số lượng hồ sơ
– Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị có xác nhận của phòng Văn hóa Thông tin huyện, thành, thị (tự viết).
+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn
+ Các văn bằng, chứng chỉ có liên quan
+ Chương trình kế hoạch huấn luyện.
-Số lượng hồ sơ:01 (bộ)
Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
Hồ sơ và điều kiện mở câu lạc bộ võ gồm có:
+
+ Thẻ huấn luyện viên do Sở Thể dục Thể thao Thái Bình cấp.
+ Hợp đồng giảng dạy giữa huấn luyện viên với cơ quan, đơn vị nơi tổ chức giảng dạy.
+ Địa điểm tập luyện đủ ánh sáng, vệ sinh, an toàn…vvv
+ Sau khi tổ chức giảng dạy 30 ngày (Tính từ ngày khai giảng lớp) huấn luyện viên phải báo cáo số lượng võ sinh, kết quả tập luyện kèm theo đơn xin học của võ sinh về Phòng Nghiệp vụ Sở Thể dục Thể thao.
Như vậy, trong quá trình giảng dạy, huấn luyện viên phải có trách nhiệm giáo dục cho võ sinh về tôn chỉ, mục đích, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm đối với việc chấp hành pháp luật của Nhà nước. Đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và tài sản cho võ sinh trong quá trình giảng dạy, tập luyện.
4.2. Tiêu chuẩn Huấn luyện viên võ và võ sinh
Tiêu chuẩn huấn luyện viên võ:
– Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không có tiền án, tiền sự, tuổi đời từ 18 tuổi trở lên, có lý lịch rõ ràng, được cơ quan hoặc chính quyền địa phương xác nhận, có chứng minh thư nhân dân. Nếu từ tỉnh khác chuyển đến phải có
– Đạt đẳng cấp đủ tiêu chuẩn là huấn luyện viên:
– Là người có tư cách đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn và có phương pháp sư phạm được Sở Thể dục Thể thao kiểm tra cấp giấy phép huấn luyện.
– Hàng tháng phải báo cáo kết quả hoạt động về phòng nghiệp vụ Sở Thể dục Thể thao.
Đối với võ sinh:
– Phải là người có đạo đức tốt (Không có tiền án, tiền sự).
– Võ sinh phải có đơn xin học được chính quyền hoặc cơ quan đang quản lý giới thiệu; dưới 14 tuổi phải có sự cam kết của gia đình.
– Nghiêm cấm việc sử dụng võ thuật để gây gổ, đe dọa hoặc đánh người…vvv.
Việc tổ chức giảng dạy:
– Những đơn vị, cá nhân muốn tổ chức giảng dạy võ thuật dưới bất cứ hình thức nào, đều phải được sự đồng ý cho phép của Sở Thể dục Thể thao.
– Thủ tục mở lớp (CLB) gồm có:
+ Tờ trình xin mở lớp của đơn vị (xã, phường, cơ quan, trường học) được Phòng – Trung tâm Văn hóa – Thông tin – Thể thao huyện, thị đồng ý xác nhận và giới thiệu về Sở.
+ Thẻ huấn luyện viên do Sở Thể dục Thể thao Thái Bình cấp.
+ Hợp đồng giảng dạy giữa huấn luyện viên với cơ quan, đơn vị nơi tổ chức giảng dạy.
+ Địa điểm tập luyện đủ ánh sáng, vệ sinh, an toàn…vvv
+ Sau khi tổ chức giảng dạy 30 ngày (Tính từ ngày khai giảng lớp) huấn luyện viên phải báo cáo số lượng võ sinh, kết quả tập luyện kèm theo đơn xin học của võ sinh về Phòng Nghiệp vụ Sở Thể dục Thể thao.
– Trong quá trình giảng dạy, huấn luyện viên phải có trách nhiệm giáo dục cho võ sinh về tôn chỉ, mục đích, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm đối với việc chấp hành pháp luật của Nhà nước. Đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và tài sản cho võ sinh trong quá trình giảng dạy, tập luyện.
Việc tổ chức thi đấu biểu diễn, thi nâng cấp đai, đẳng:
– Mọi cuộc thi đấu, biểu diễn võ phải được phép của Sở Thể dục Thể thao mới được tổ chức. Nghiêm cấm việc thi đấu tỉ thí giữa các lớp, các câu lạc bộ trong môn phái, và giữa các môn phái với nhau.
– Việc tổ chức thi nâng cấp đai, đẳng cho võ sinh phải tuân thủ quy chế chuyên môn do Liên đoàn Võ thuật Trung ương hoặc Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành và có sự giám sát của phòng chuyên môn.
– Sở Thể dục Thể thao cấp giấy chứng nhận đẳng cấp của võ sinh.
Có thể thấy một câu lạc bộ để duy trì được hoạt động thì các câu lạc bộ, võ đường này được phép thu học phí của võ sinh, nhưng không được quá 15.000đ/võ sinh/tháng. Sau thời gian học tập mà võ sinh đủ điều kiện nâng cấp đai, đẳng được thu không quá 10.000 đ/01 võ sinh. Ngoài ra số ngân sách thu được phải dùng để chi cho tổ chức phí, nâng cấp sân bãi, dụng cụ và bồi dưỡng cho HLV theo như hợp đồng đã ghi ở trước đó. Các câu lạc bộ, võ đường hiện nay được quyền nhận các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân hảo tâm để chi cho việc mua sắm trang bị dụng cụ tập luyện cho đơn vị mình, nhưng nhất thiết phải báo cáo về Sở Thể dục thể thao.
4.3. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ:
– Điều kiện cơ sở vật chất:
+ Địa điểm tập luyện có thể ở trong nhà hoặc ngoài trời, mặt sàn phải bằng phẳng, không trơn trượt, không biến dạng;
+ Mật độ tập luyện trên sàn đảm bảo ít nhất là 2,5m2/01người;
+ Điểm tập luyện phải đảm bảo đủ ánh sáng, thông thoáng;
+ Âm thanh, tiếng ồn không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh;
+ Có tủ thuốc hoặc túi thuốc và các dụng cụ sơ cứu ban đầu;
+ Có khu vực vệ sinh, để xe;
+ Có sổ theo dõi võ sinh tham gia tập luyện ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, nơi ở và lưu đơn xin học của từng võ sinh;
+ Có chương trình, giáo án huấn luyện cụ thể đối với từng môn võ;
+ Có bảng nội quy quy định giờ tập luyện, các quy định bảo đảm an toàn khi tập luyện;
+ Đảm bảo thời gian hoạt động, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ theo quy định.
Trang thiết bị, dụng cụ tập luyện sử dụng tại cơ sở thể thao tổ chức hoạt động môn Võ cổ truyền và Vovinam phải bảo đảm tính phù hợp với Luật thi đấu của từng môn và các quy định chuyên môn do Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam hoặc Liên đoàn Vovinam Việt Nam ban hành. khi các trang thiết bị, dụng cụ tập luyện thuộc danh mục các loại vũ khí thô sơ, vật liệu nổ và các công cụ hỗ trợ thì phải được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và các công cụ hỗ trợ.
Như vậy để thành lập được một câu lạc bộ võ thuật thì cần phải tuân thủ các quy định về điều kiện cơ sở thực tập đảm bảo chất lượng như ấm thanh, ánh sang, diện tích tập luyện của mỗi võ sinh không chỉ vậy còn có điều kiện về bài giảng và giáo trình giờ tập luyện bảo đảm an toàn khi tập luyện. các loại trang thiết bị phải đúng tiêu chuẩn theo quy định chuyên môn của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam hoặc Liên đoàn Vovinam