Hoạt động thể dục thể thao ở các trường đại học, cao đẳng diễn ra có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kết nối các cá nhân có chung sở thích, tích cực tham gia các câu lạc bộ thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe. Việc thành lập các câu lạc bộ này phải được sự cho phép của nhà trường để dễ dàng quản lý sinh viên.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin thành lập câu lạc bộ bóng chuyền là gì?
Đơn xin thành lập câu lạc bộ bóng chuyền là văn bản do cá nhân (có thể là sinh viên, giảng viên tại trường) gửi tới chủ thể có thẩm quyền (hiệu trưởng, trưởng phòng công tác sinh viên) nhằm bày tỏ nguyện vọng được thành lập câu lạc bộ bóng chuyền.
Đơn xin thành lập câu lạc bộ bóng chuyền là căn cứ để chủ thể có thẩm quyền xem xét tình hình, đánh giá khách quan và đưa ra quyết định cho phép thành lập hay không cho phép thành lập câu lạc bộ bóng chuyền.
2. Mẫu đơn xin thành lập câu lạc bộ bóng chuyền:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
Hà Nội, ngày….tháng….năm….
ĐƠN XIN THÀNH LẬP CÂU LẠC BỘ BÓNG CHUYỀN
Kính gửi :
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG…………..
PHÒNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƯỜNG
Căn cứ Nội quy, quy chế Trường ………
Tôi tên là…………….Sinh ngày………
Giấy chứng minh nhân dân số:……………. cấp ngày …/…/… tại ………………..
Hộ khẩu thường trú: số……, đường……., phường…….., quận………, thành phố………….
Chỗ ở hiện tại: số………, đường……., phường………, quận…….., thành phố…….
Điện thoại liên hệ:……………
Hiện đang là giảng viên khoa Giáo dục thể chất Trường…………
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan nội dung sau:
Hiện nay, phong trào thể dục, thể thao của các sinh viên trong trường đang được nâng cao. Các em đang có những hoạt động vô cùng bổ ích và lành mạnh, ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe như chạy bền, bóng đá, cầu lông, bóng chuyền. Tuy vậy, do điều kiện về cơ sở vật chất không thể đáp ứng hết những môn thể thao trên, tôi đề nghị nhà trường xem xét cho tôi được thành lập câu lạc bộ bóng chuyền Trường…….. . Cụ thể câu lạc bộ như sau:
– Chủ nhiệm câu lạc bộ: ………
– Phó chủ nhiệm câu lạc bộ: ………
– Đối tượng tham gia: ……
– Kinh phí hoạt động: …………
– Mục đích thành lập: …………
– Thời gian hoạt động: …………
Trên đây là những thông tin cơ bản về câu lạc bộ bóng chuyền Trường ……..
Tôi kính đề nghị Nhà trường xem xét và tạo điều kiện để tôi và các sinh viên trong trường có một môi trường rèn luyện thể thao chuyên nghiệp sau những giờ học căng thẳng.
Tôi xin chân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu đơn xin thành lập câu lạc bộ bóng chuyền:
Trước hết, người làm đơn phải ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn.
Tiếp đến, người làm đơn phải ghi các thông tin cá nhân, bao gồm tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện nay và phương thức liên hệ, đồng thời ghi rõ mình có vai trò gì trong câu lạc bộ.
Người làm đơn cần ghi chi tiết các thông tin về câu lạc bộ bóng chuyền, đây là căn cứ để người có thẩm quyền quyết định có cho phép thành lập hay không. Ở mục này viết các rõ ràng, thuyết phục thì cơ hội được chấp nhận càng cao.
Cuối đơn, người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.
4. Các vấn đề về câu lạc bộ bóng chuyền:
4.1. Đặc điểm của câu lạc bộ bóng chuyền:
Câu lạc bộ (CLB) được hiểu là tổ chức tự nguyện, có chức năng định hướng tuyên truyền giáo dục cho hội viên lối sống lành mạnh, không ngừng nâng cao sự hiểu biết vì một xã hội giàu đẹp, công bằng, dân chủ, văn minh, thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí hoặc các sinh hoạt chuyên đề của một tập thể hội viên có cùng xu hướng, sở thích.
Bóng chuyền là môn thể thao thi đấu giữa hai đội chơi trên một sân có lưới phân cách ở giữa. Có nhiều hình thức chơi cho từng trường hợp cụ thể phù hợp với tất cả mọi người.
Đặc điểm của môn bóng chuyền:
Mục đích cuộc chơi là đánh bóng qua trên lưới sao cho bóng chạm sân đối phương và ngăn không cho đối phương làm tương tự như vậy với mình. Mỗi đội được chạm bóng 3 lần để đưa bóng sang sân đối phương (không kể lần chắn bóng).
Bóng vào cuộc bằng phát bóng so cầu thủ đánh bóng qua lưới sang sân đối phương. Một pha bóng chỉ kết thúc khi bóng chạm sân đấu, ra ngoài hoặc một đội bị phạm lỗi.
Trong bóng chuyền, đội thắng mỗi pha bóng được một điểm (tính điểm trực tiếp). Khi đội đỡ phát bóng thắng một pha bóng, đội đó ghi được một điểm đồng thời giành được quyền phát bóng và các cầu thủ đội đó thực hiện di chuyển xoay vòng theo chiều kim đồng hộ một vị trí.
4.2. Đội bóng:
– Thành phần của đội:
+ Một đội gồm tối đa 12 vận động viên, 1 huấn luyện viên trưởng, 1 huấn luyện viên phó, một săn sóc viên và một bác sĩ.
Trong các cuộc thi đấu thế giới và chính thức của FIVB, Bác sĩ phải được FIVB công nhận trước.
+ Một cầu thủ của đội (trừ Libero) là đội trưởng trên sân phải được ghi rõ trong biên bản thi đấu.
+ Chỉ các cầu thủ đã đăng ký trong biên bản thi đấu mới được phép vào sân thi đấu. Khi huấn luyện viên và đội trưởng đã ký vào biên bản thi đấu thì không được thay đổi thành phần đăng ký của đội nữa;
– Vị trí của đội bóng:
+ Các cầu thủ không thi đấu có thể ngồi trên ghế của đội mình hoặc đứng ở khu khởi động của đội mình
Huấn luyện viên và những người khác của đội phải ngồi trên ghế nhưng có thể tạm thời rời chỗ
Ghế của đội đặt ở 2 bên bàn thư ký, ngoài khu tự do
+ Chỉ các thành viên của đội mới được phép ngồi trên ghế và tham gia khởi động trong thời gian trận đấu.
+ Các cầu thủ không thi đấu trên sân có thể khởi động không bóng như sau:
Trong thời gian trận đấu, các cầu thủ có thể khởi động không bóng ở khu khởi đông
Trong thời gian hội ý và hội ý kỹ thuật, có thể khởi động ở khu tự do sau sân của đội mình
+ Khi nghỉ giữa hiệp các cầu thủ có thể khởi động bóng ở khu tự do
– Trang phục:
Trang phục thi đấu của một vận động viên gồm: áo thể thao, quần đùi, tất và giầy thể thao.
+ áo, quần đùi và tất của toàn đội phải đồng bộ, sạch sẽ và đồng màu (trừ vận động viên Libero).
+ Giầy phải nhẹ, mềm, đế bằng cao su hay bằng da và không có đế gót.
Trong các cuộc thi đấu thế giới của FIVB, chính thức của người lớn, màu giầy phải thống nhất trong toàn đội về mầu sắc và kiểu dáng, nhưng nhãn hiệu có thể khác nhau. áo quần đùi phải theo đúng tiêu chuẩn do FIVB thông qua.
+ áo cầu thủ phải đánh số từ 1 đến 18.
Số áo phải ở giữa ngực và giữa lưng. Màu sắn và độ sáng của số phải tương phản với màu sắc và độ sáng của áo.
Số trước ngực phải cao ít nhất là 15cm, số sau lưng ít nhất là 20cm. Nét số phải rộng tối thiểu 2cm.
Trong các cuộc thi đấu thế giới và chính thức của FIVB, phải in số áo của đấu thủ ở ống quần đùi bên phải. Số phải cao từ 4 – 6cm, nét số rộng ít nhất 1cm.
+ Trên áo đội trưởng dưới số trước ngực phải có một vạch khác màu sắc 8 x 2cm.
+ Cấm vận động viên cùng đội mặc trang phục khác màu nhau (trừ vận động viên Libero) và/hoặc áo không có số chính thức .
– Thay đổi trang phục:
Trọng tài thứ nhất có thể cho phép một hay nhiều cầu thủ
+ Thi đấu không có giầy.
+ Thay trang phục thi đấu bị ướt giữa hai hiệp hay sau khi thay người nhưng trang phục mới phải cùng màu, cùng kiểu và cùng số áo.
+ Nếu trời rét, toàn đội được mặc quần áo trình diễn để thi đấu, miễn là đồng màu, đồng kiểu (trừ vận động viên Libero), có ghi số hợp lệ theo Điều 4.3.3.
– Những đồ vật bị cấm:
+.Cấm mang các đồ vật gây chấn thương hoặc tạo trợ giúp cho cầu thủ.
+ Vận động viên có thể mang kính cá nhân và tự chịu trách nhiệm về việc này.
4.3. Đội trưởng và huấn luyện viên:
Đội trưởng và huấn luyện viên là những người chịu trách nhiệm về hành vi và kỷ luật của các thành viên trong đội. Cầu thủ Libero (L) không được làm đội trưởng.
– Đội trưởng:
+ Trước trận đấu, đội trưởng vào đấu là đội trưởng trên sân.
Khi đội trưởng của đội không vào sân thi đấu, huấn luyện viên hoặc bản thân đội trưởng phải chỉ định một cầu thủ khác trên sân trừ Libero làm đội trưởng trên sân. Cầu thủ này chịu trách nhiệm làm đội trưởng trên sân đến khi bị thay ra hoặc đội trưởng của đội lại vào sân thi đấu, hoặc khi hiệp đấu kết thúc.
Khi bóng ngoài cuộc, chỉ đội trưởng trên sân được quyền nói với trọng tài
Đề nghị trọng tài giải thích hoặc làm rõ điều luật cũng như thắc mắc về đội mình. Nếu như đội trưởng trên sân không đống ý với giải thích của trọng tài thứ nhất thì được khiếu nại, nhưng phải cho trọng tài thứ nhất biết việc ghi khiếu nại vào biên bản thi đấu
Có quyền đề nghị:
1.Thay đổi trang phục thi đấu.
2.Đề nghị kiểm tra lại vị trí trên sân, lưới, bóng…
Đề nghị hội ý và thay người
+ Kết thúc trận đấu, đội trưởng phải :
Cảm ơn trọng tài và ký vào biên bản công nhận kết quả trận đấu. Đội trưởng (hoặc đội trưởng trên sân) có thể ghi vào biên bản thi đấu ý kiến khiếu nại đã báo cáo với trọng tài thứ nhất – Huấn luyện viên:
+ Trong suốt trận đấu, huấn luyện viên được chỉ đạo đội mình từ bên ngoài sân đấu. Huấn luyện viên là người quyết định đội hình thi đấu, thay người và xin hội ý. Khi thực hiện các việc này, huấn luyện viên phải liên hệ với trọng tài thứ hai.
+ Trước trận đấu, huấn luyện viên ghi và soát lại tên và số áo các cầu thủ của đội đã ghi trong biên bản rồi ký tên
+ Trong thời gian trận đấu, huấn luyện viên:
Trước mỗi hiệp, trao phiếu báo vị trí có ký tên cho thư ký hoặc trọng tài thứ hai. Ngồi trên ghế gần bàn thư ký nhất, nhưng có thể rời chỗ ngồi chốc lát.
Xin tạm dừng hội ý và thay người. Cũng như các thành viên khác của đội huấn luyện viên có thể chỉ đạo vận động viên trên sân. Huấn luyện viên có thể đứng hoặc đi lại trong khu tự do trước ghế ngồi của đội mình tính từ đường tấn công tới khu khởi động để chỉ đạo vận động viên, nhưng không được làm ảnh hưởng hoặc trì hoãn cuộc đấu
– Huấn luyện viên phó:
+ Huấn luyện viên phó ngồi trên ghế, nhưng không có quyền tham gia vào trận đấu.
+ Trường hợp huấn luyện viên trưởng phải rời khỏi đội, huấn luyện viên phó có thể làm thay nhiệm vụ nhưng phải do đội trưởng trên sân yêu cầu và phải được sự đồng ý của trọng tài thứ nhất.