Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác; là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khi muốn tham gia thì các cá nhân cần có đơn xin tham gia dân quân tự vệ.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin tham gia dân quân tự vệ là gì?
Đơn xin tham gia dân quân tự vệ là mẫu đơn được lập ra để xin được tham gia dân quân tự vệ một cách tự nguyện. Căn cứ vào tinh thần tự nguyện đó, cơ quan nhà nước xem xét khả năng tham gia vào lực lượng dân quân tự vệ và thực hiện những nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó của cá nhân.
Trước khi tìm hiểu khi nào viết đơn xin tham gia dân quân tự vệ, cần nắm thông tin về thành phần của dân quân tự vệ:
Dân quân tự vệ gồm dân quân tự vệ nòng cốt và dân quân tự vệ rộng rãi.
Dân quân tự vệ nòng cốt gồm:
a) Dân quân tự vệ cơ động;
b) Dân quân tự vệ tại chỗ;
c) Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế
Hàng năm, trong công tác quan lý dân quân tự vệ luôn tiến hành hoạt động mở rộng lực lượng dân quân tự vệ. Mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ là biện pháp bổ sung công dân trong độ tuổi chưa thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, công dân đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, quân nhân dự bị chưa sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên cho đơn vị Dân quân tự vệ.
Căn cứ theo Điều 8
Như vậy, xuất phát từ tinh thần tự nguyện của mỗi cá nhân, xét thấy bản thân đáp ứng đủ các điều kiện về thể chất, lý lịch,…mọi công dân đều có quyền viết đơn xin tham gia dân quân tự vệ.
2. Mẫu đơn xin tham gia dân quân tự vệ mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do-Hạnh phúc
ĐƠN XIN THAM GIA DÂN QUÂN TỰ VỆ
Kính gửi: Ban chỉ huy quân sự …..…
Tôi tên là:……
Ngày tháng năm sinh:………
CMND/CCCD:……cấp ngày:……….tại……..
Hiện đang ở:……
Tình trạng sức khỏe:……
Hoàn cảnh bản thân:……
Xin trình bày nguyện vọng:………
Tôi làm đơn này, kính mong Ban chỉ huy quân sự quận/huyện/phường/xã……. xét duyệt cho tôi tham gia lực lượng dân quân tự vệ của địa phương. Tôi xin cam kết sẽ nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của pháp luật cũng như của đơn vị trong suốt thời gian luyện tập.
Kính mong Ban chỉ huy quân sự …..… xem xét.
Chân thành cảm ơn!
……, ngày….. tháng……năm ………
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn cách soạn thảo đơn xin tham gia dân quân tự vệ chi tiết nhất:
Phần Kính gửi: Ban chỉ huy quân sự (xã) nơi cá nhân nộp đơn
Phần thông tin cá nhân:
Ghi đầy đủ họ, tên, tên đệm như trong giấy khai sinh bằng chữ in hoa
Mục ngày tháng năm sinh, CMND/CCCD: Khai báo trung thực, chính xác
Chỗ ở hiện tại: Ghi theo tên địa chỉ nơi người làm đơn sinh sống (Số nhà, tên đường, khu phố, phường/xã,…)
Tình trạng sức khỏe: Ghi theo tình trạng sức khỏe tại thời điểm làm đơn (Tốt, bình thường,…)
Phần trình bày nguyện vọng: Trình bày nguyện vọng, mong muốn, mục đích tham gia lực lượng dân quân tự vệ
Lời cam đoan: Cam đoan khai trung thực, chính xác
Ký và ghi rõ họ tên
4. Cách thức tham gia dân quân tự vệ mới nhất:
Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong thời bình
Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia dân quân tự vệ thì có thể đến 50 tuổi đối với nam, đến 45 tuổi đối với nữ.
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong thời bình
1. Thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nồng cốt là 04 năm.
2. Căn cứ tình hình thực tế, tính chất nhiệm vụ và yêu cầu công tác, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt có thể được kéo dài đối với dân quân không quá 02 năm, đối với tự vệ và chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ có thể được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi quy định tại Điều 9 của Luật này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt quy định tại khoản 2 Điều này.
Tiêu chuẩn và tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt
1. Công dân Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt:
a) Lý lịch rõ ràng;
b) Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
c) Đủ sức khỏe thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
2. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, có khả năng hoạt động trên biển được tuyển chọn vào dân quân tự vệ biển.
3. Việc tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt được quy định như sau:
a) Bảo đảm công khai, dân chủ, công bằng;
b) Hằng năm, Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) chỉ đạo và hướng dẫn Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở hoặc đơn vị tự vệ nơi không có Ban chỉ huy quân sự lập kế hoạch và thực hiện tuyển chọn công dân đủ tiêu chuẩn vào dân quân tự vệ nòng cốt phù hợp với tình hình địa bàn, dân cư, điều kiện kinh tế – xã hội và yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa phương, cơ sở.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định danh sách dân quân tự vệ nòng cốt.
4. Quân nhân dự bị chưa sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên được biên chế vào đơn vị dân quân tự vệ.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết Điều này.
Căn cứ pháp lý:
Đăng ký, quản lý dân quân tự vệ
1. Tháng 4 hàng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức đăng ký lần đầu cho công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
2. Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở lập kế hoạch đăng ký, quản lý dân quân tự vệ rộng rãi.
3. Dân quân tự vệ nòng cốt khi vắng mặt ở địa bàn cấp xã, cơ quan, tổ chức phải báo cáo với người chỉ huy trực tiếp để quản lý và huy động khi cần thiết.
4. Dân quân tự vệ nòng cốt thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc từ 3 tháng trở lên phải báo cáo với Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở hoặc người chỉ huy đơn vị tự vệ nơi không có Ban chỉ huy quân sự; đến nơi cư trú hoặc nơi làm việc mới phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức để thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
5. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của dân quân tự vệ:
– Dân quân tự vệ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý, điều hành của Chính phủ mà trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp; sự chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sự chỉ huy trực tiếp của chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa phương.
– Tổ chức và hoạt động của dân quân tự vệ phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân và hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ.
– Tổ chức, biên chế của dân quân tự vệ phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, gắn với địa bàn và nhiệm vụ của đơn vị sản xuất, công tác; bảo đảm thuận tiện cho chỉ đạo, quản lý, chỉ huy và phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa phương.
Việc giám sát việc thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ sẽ được thực hiện bởi những cơ quan sau:
– Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ.
– Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm tuyên truyền, động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng lực lượng dân quân tự vệ; giám sát hoạt động của dân quân tự vệ.