Trong quá trình làm việc, với những cống hiến và nỗ lực của bản thân thì người lao động có quyền được đề xuất một mức lương mới cao hơn mức lương ký thoả thuận với người sử dụng lao động. Tuy nhiên, mọi đề xuất phải dựa trên những căn cứ xác thực, hợp lý. Đơn xin tăng lương là thành phần không thể thiếu khi người lao động muốn đề xuất tăng lương.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin tăng lương là gì?
Theo quy định tại Điều 90 của
“Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”
Đơn xin tăng lương có thể hiểu là văn bản do người lao động soạn thảo gửi đến người sử dụng lao động nhằm mục đích đề nghị tăng lương. Nội dung đơn nêu rõ thông tin về người lao động, lý do đề xuất tăng lương,…
2. Khi nào soạn thảo đơn xin tăng lương?
Đơn xin tăng lương thể hiện nguyện vọng của người lao động về một mức lương mới cao hơn mức lương hiện tại được trả bởi người sử dụng lao động.
Đơn xin tăng lương được soạn thảo khi người lao động có căn cứ cho rằng công sức lao động của ình xứng đáng với một mức lưng mới cao hơn.
Một trong số những căn cứ tăng lương cho người lao động có thể kể đến là:
– Căn cứ vào thang lương, bảng lương
– Căn cứ vào kinh nghiệm làm việc của người lao động
– Hiệu suất công việc
– Lợi nhuận năm của Công ty
– Mức lương tối thiểu vùng
– Sự tăng trưởng của nền kinh tế
– Mức lương trung bình của ngành nghề người lao động
Như vậy, nếu có một, hoặc một số căn cứ để tăng lương, người lao động tiến hành soạn đơn xin tăng lương theo mẫu và gửi đế người sử dụng lao động.
Tuy nhiên khi viết đơn xin tăng lương cần chú ý một số điều sau:
– Tránh nộp đơn xin tăng lương trong trường hợp công ty đang gặp khó khăn về tài chính
– Hãy nghiên cứu kỹ mức lương trước khi đề xuất và chứng minh lý do bạn xứng đáng được tăng lương
– Không nên đề xuất một mức lương quá cao hay quá thấp. Hãy nghiên cứu để đưa ra một mức lương hợp lý với vị trí công việc bạn đảm nhiệm
3. Mẫu đơn xin tăng lương mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
ĐƠN XIN TĂNG LƯƠNG
Kính gửi: Ban Giám đốc Công ty …..
Tôi tên là: ……sinh ngày ……., hiện đang là nhân viên ….Của Công ty …..
Căn cứ vào
– Năm ….kinh tế Việt Nam tăng trưởng …. và Công ty ta tăng trưởng …..%.
– Từ ngày…., lương tối thiểu vùng tăng ………nhưng cả năm qua tôi chưa được
tăng lương dù làm việc rất hiệu quả.
– Doanh số năm ….của tôi tăng ……% so với năm…..
Như vậy, việc tăng lương cho tôi là cần thiết để phù hợp với chất lượng làm việc nổi trội của tôi trong thời gian qua và sự tăng trưởng của Công ty, nền kinh tế nước nhà.
Rất mong Ban Giám đốc xem xét tăng ít nhất là ………..% tiền lương cho tôi từ ngày …………….; có như vậy mới đảm bảo tính công bằng và hiệu quả, tạo ra động lực để tôi làm việc tốt hơn và cống hiến cho Công ty nhiều hơn.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin tăng lương:
Phần kính gửi: Ban Giám đốc Công ty …..Ghi thong tin cơ sở nơi bạn làm việc
Phần thông tin cá nhân của người làm đơn:
– Tôi tên là: Ghi đầy đủ họ tên của bạn bằng chữ in hoa có dấu
– Sinh ngày: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số, 04 chữ số cho năm sinh
– Hiện đang là nhân viên : Ghi rõ chức vụ bạn đang đảm nhiệm
Đưa ra những căn cứ, những lý do xin tăng lương để thuyết phục Ban giám đốc, ví dụ như:
Căn cứ vào tình hình thực tến nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong năm vừa qua …. và Công ty ta tăng trưởng …..%.
– Từ ngày…., lương tối thiểu vùng tăng ………nhưng cả năm qua tôi chưa được tăng lương dù làm việc rất hiệu quả.
– Doanh số năm ….của tôi tăng ……% so với năm…
Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên ở phần cuối đơn
5. Một số quy định của pháp luật về tiền lương, tiền thưởng:
5.1. Quy định về mức lương tối thiểu:
Điều 91, Bộ luật lao động 2019 quy định về mức lương tối thiểu với nội dung như sau:
” Điều 91. Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia”.
Mức lương tối thiểu được ban hành nhằm đảm bảo được hạn mức tối thiểu số tiền lương người lao động dược trả đảm bảo phục vụ nhu cầu sống bình thường của người đó. Việc quy định mức lương tối thiểu có ý nghĩa quan trong trong việc bảo vệ người lao động trước những trường hợp người sử dụng lao động ép giá, bóc lột người lao động. Như vậy từ việc phân tích và nắm rõ những quy định trên người lao động có thể tự bảo vệ quyền lợi cho mình trong trường hợp người sử dụng lao động trả lương cho người sử dụng lao động dưới mức tối thiểu vùng.
5.2. Quy định về tiền lương thử việc:
Căn cứ pháp lý: Điều 25, 26 Bộ luật lao động 2019
– Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
– Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
+ Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
+ Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
+ Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
+ Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Hiện nay có nhiều cơ sở kinh doanh lợi dụng quy định về tiền lương thử việc để kéo dài thời gian thử việc của người lao động nhằm mục đích chỉ phải trả 85% lương cho người lao động. Vì vậy, người lao động, tổ chức công đoàn bảo vệ quyền lợi của người lao động phải nắm rõ quy định về thời gian thử việc và tiền lương trong thời gian thử việc để bảo vệ quyền lợi cho chính ình.
5.3. Quy định về nguyên tắc trả lương:
Căn cứ pháp lý: Điều 94 BLLĐ 2019
Trên thực tế, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào các yếu tố sau:
– Tiền lương đã thỏa thuận trong
– Năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
Tiền lương ghi trong
– Một là, người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
– Hai là, người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Quy định người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động là một điểm mới của Bộ luật lao động 2019 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp người sử dụng lao động lợi dụng những sơ hở của pháp luật về tiền lương, tiền thương mà quy đổi tiền lương của nhân viên thành các phiếu mua quà tặng tại đơn vị mình nhằm trốn tránh trách nhiệm trả lương đầy đủ cho người lao động. Quy định mới của Bộ luật lao động 2019 cho thấy sự bao quát thực tế và khắc phục được những hạn chế của
5.4. Về hình thức trả lương:
Điều 96 BLLĐ 2019 quy định về hình thức trả lương bao gồm những nội dung chính như sau:
– Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
– Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
– Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này.
Như vậy, hiện nay người lao động và người sử dụng lao động được tự do thỏa thuận về hình thức trả lương. Đối với hình thức trả lương qua tài khoản, một điểm mới trong BLLĐ 2019 chính là việc quy định cụ thể, trực tiếp NSDLĐ phải chịu chi phí mở tài khoản cho người lao động nếu trả lương qua ngân hàng. Bất cứ hành vi nào của người lao động không đúng với quy định về trả lương cho người sử dụng lao động được nêu ở trên đều là trái pháp luật. Người sử dụng lao động cần nắm rõ những vấn đề pháp lý này để đảm bảo quyền lợi cho chính mình.