Hộ gia đình đã có hộ khẩu và muốn tách ra ở riêng thì có thể tách công tơ điện hộ gia đình, hộ gia đình cần làm đơn xin tách điện sinh hoạt, tách công tơ điện với điều kiện phải có sổ hộ khẩu hoặc hợp đồng thuê nhà, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin tách điện sinh hoạt, tách công tơ điện hộ gia đình là gì?
Đơn xin tách điện sinh hoạt, tách công tơ điện là văn bản được soạn thảo bởi chủ hộ gia đình cần tách công tơ điện hộ gia đình gửi đến hợp tác xã dịch vụ điện của xã nơi đang ở với nội dung xin tách công tơ điện.
Mục đích của đơn xin tách điện sinh hoạt, tách công tơ điện: Khi hộ gia đình tách ra ở riêng muốn tách công tơ điện riêng, họ sẽ phải cần viết đơn gửi cho đơn vị cung cấp dịch vụ điện nhằm mục đích xin tách công tơ điện. Bên điện lực sẽ nhận đơn và sẽ đến tận nơi khảo sát, xem xét thực tế các điều kiện tách công tơ điện, nếu hộ gia đình tách ở riêng thì cần có đường dây điện riêng đảm bảo an toàn trong quá trình cung cấp và sử dụng điện. Khi hộ gia đình có đầy đủ các điều kiện để tách công tơ điện thì bên điện lực sẽ thực hiện tách công tơ điện, thực chất là ký một
2. Thủ tục tách công tơ điện hộ gia đình:
Căn cứ vào quy định của Nghị định 105/NĐ-CP năm 2005 quy định và hướng dẫn thi hành Luật Điện lực thì:
1. Điều kiện ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt:
– Bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và có giấy đề nghị mua điện kèm theo bản sao của một trong các giấy tờ sau: hộ khẩu thường trú hoặc giấy chứng nhận tạm trú, giấy chứng nhận sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê nhà;
– Bên bán điện có lưới điện phân phối đủ khả năng cung cấp điện đáp ứng nhu cầu của bên mua điện.
Khi có nhu cầu sử dụng điện, người dân có đủ năng lực hành vi dân sự có quyền làm giấy đề nghị mua điện để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Bản thân bạn và gia đình đang có nhu cầu sử dụng điện, đây là nhu cầu chính đáng và hợp lý. Hồ sơ để yêu cầu mua bán điện gồm giấy đề nghị mua điện, kèm theo là bản sao của một trong các giấy tờ như: sổ hộ khẩu thường trú hoặc giấy chứng nhận tạm trú, giấy chứng nhận sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê nhà. Nếu tách công tơ điện từ công tơ điện chính cần có xác nhận của công an về việc hai gia đình cư trú ổn định, nhu cầu tách công tơ điện là có thực, làm hồ sơ xin tách công tơ điện tại phòng kinh doanh sở điện lực.
Theo quy định tại Thông tư 19/2014/TT-BCTƯ, tại một địa điểm đăng ký mua điện Bên mua điện là một hộ gia đình sử dụng sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú để đăng ký mua điện chỉ được ký 01 Hợp đồng.
Như vậy, có thể dễ dàng hiểu là tại một địa điểm đăng ký mua điện mà Bên mua điện là 2 hộ gia đình, sử dụng 2 hộ khẩu hoặc 2 sổ tạm trú có thể được ký 02 Hợp đồng mua bán điện với Bên bán điện.
Việc tách công tơ điện thực chất là ký thêm một Hợp đồng mua bán điện với Bên bán điện để được hưởng thêm 01 định mức sinh hoạt bậc thang. Các giấy tờ cần chuẩn bị để ký Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt được quy định tại
– Giấy đề nghị mua điện;
– Bản sao của một trong các giấy tờ sau: Hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú đã tách mới; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà.
Ngoài ra, theo hướng dẫn của EVN, cần thêm bản xác nhận đã thanh toán hết nợ tiền điện của chủ Hợp đồng mua bán điện đang dùng chung hoặc bản cam kết của khách hàng có nhu cầu tách mới về việc đã hoặc sẽ chịu trách nhiệm thanh toán hết nợ tiền điện với chủ Hợp đồng mua bán điện đang dùng chung.
Tuy nhiên, để đảm bảo về mặt kỹ thuật và sử dụng điện an toàn, điện lực phải khảo sát hệ thống điện của khách hàng và quyết định có lắp được thêm công tơ hay không.
Ngoài ra về việc tách công tơ điện tại Điều 11 Nghị định 137/2005/NĐ-CP cũng quy định về Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt:
1. Điều kiện ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
– Bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và có giấy đề nghị mua điện kèm theo bản sao của một trong các giấy tờ sau: Hộ khẩu thường trú, hoặc sổ tạm trú; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà; hợp đồng mua bán nhà hợp lệ; hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 01 năm trở lên; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở);
– Bên bán điện có lưới điện phân phối đủ khả năng cung cấp điện đáp ứng nhu cầu của bên mua điện.
Theo quy định trên thì thủ tục đăng ký mua điện sinh hoạt cần Giấy đề nghị mua điện và một trong các giấy tờ như: Hộ khẩu, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà; hợp đồng mua bán nhà hợp lệ; hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 01 năm trở lên…
Trường hợp tách ra từ công tơ chung thì cần có thêm Sổ hộ khẩu tách mới và Giấy xác nhận đã thanh toán hết nợ của chủ HĐMBĐ đang dùng chung hoặc Bản cam kết của khách hàng có nhu cầu tách mới về việc đã hoặc sẽ chịu trách nhiệm thanh toán hết nợ tiền điện với chủ hợp đồng mua bán điện đang dùng chung.
Vì liên quan đến mạng lười điện nguy hiểm nên thủ tục tách công tơ điện vẫn khá phức tạp, nhất là việc phải đợi bên điện lực khảo sát hệ thống điện. Nếu không đáp ứng được để lắp công tơ mới sẽ không thể lắp thêm công tơ và Bên mua điện sẽ mất công mà không được việc.
Theo Thông tư 16/2014/TT-BCT, mỗi hộ sử dụng điện trong một tháng được áp dụng một định mức sử dụng điện sinh hoạt. Bên mua điện sinh hoạt có các hộ sử dụng điện dùng chung công tơ (có hộ khẩu riêng) áp dụng giá bán điện cho các hộ sử dụng theo nguyên tắc định mức chung của bên mua điện bằng định mức của từng bậc nhân với số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ.
Như vậy, các hộ sinh hoạt chung tại một địa điểm (có hộ khẩu riêng) không cần phải lắp đặt nhiều công tơ vẫn được hưởng đầy đủ định mức điện của các bậc thang, tương ứng với số hộ sử dụng chung công tơ. Khách hàng chỉ cần đến điện lực khu vực làm thủ tục đăng ký tăng định mức.
3. Mẫu đơn xin tách điện sinh hoạt, tách công tơ điện hộ gia đình:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—o0o—
Đơn xin tách điện sinh hoạt hộ gia đình
Kính gửi: Hợp tác xã dịch vụ điện xã……….
Tên tôi là:……..
Địa chỉ:……..
Tôi làm đơn này đề nghị với Hợp tác xã dịch vụ điện xã ……..một việc như sau:
Từ trước đến nay gia đình tôi và gia đình bố mẹ tôi là ông………có sử dụng chung một công tơ điện. Tôi xét thấy khi sử dụng điện chung như vậy, cả hai hộ gia đình không đảm bảo an toàn cho việc sử dụng các thiết bị điện, việc chi trả tiền điện giữa hai hộ gia đình rất phức tạp, không tiết kiệm điện theo chủ trương của nhà nước và hiện tại giá điện tính theo nấc bậc thang, rất thiệt thòi cho cả hai hộ gia đình.
Vậy tôi làm đơn này, xin Hợp tác xã dịch vụ điện xã………….tách cho hai gia đình sử dụng công tơ điện riêng biệt. Mọi chi phí gia đình chúng tôi xin chịu trách nhiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
….…… ngày……..tháng……..năm……..
Người làm đơn
4. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
Chủ hộ muốn tách công tơ điện chính là chủ thể viết đơn. Khi viết đơn, người viết đơn ghi rõ chủ thể nhận đơn tức phần kính gửi, ở đây sẽ là tên đơn vị cung cấp dịch vụ điện của xã nơi có đang sinh sống.
Người viết đơn ghi rõ thông tin cá nhân tên, địa chỉ hiện tại và nội dung của đơn đề cập đến lý do xin tách điện sinh hoạt.