Giao dịch bảo đảm là sự thỏa thuận của các bên về việc lựa chọn một trong các biện pháp đã được pháp luật quy định để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với tính chất tác động dự phòng để ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin sửa đổi đăng ký giao dịch bảo đảm là gì?
Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm dung tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm
Mẫu đơn xin sửa dổi đăng ký giao dịch bảo đảm là mẫu đơn nêu rõ thông tin cá nhân, tổ chức (một hoặc các bên tham gia đăng ký giao dịch bảo đảm) kèm theo nội dung xin sửa đổi đăng ký giao dịch bảo đảm
Mẫu đơn xin sửa đổi đăng ký giao dịch bảo đảm là mẫu đơn được lập ra để đề nghị chủ thể có thẩm quyền tiến hành sửa đổi những thông tin về giao dịch bảo đảm đã đăng ký.
2. Đơn xin sửa đổi đăng ký giao dịch bảo đảm:
Nội dung cơ bản của mẫu đơn xin sửa đổi đăng ký giao dịch bảo đảm gồm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-———-———-
……., ngày…. tháng…. năm…….
ĐƠN SỬA ĐỔI ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM
(V/v: Sửa đổi đăng ký giao dịch bảo đảm……)
Kính gửi: – Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản
(Hoặc chủ thể có thẩm quyền khác như Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm,… tùy thuộc vào giao dịch bảo đảm mà bạn đăng ký)
– Căn cứ
– Căn cứ
– Căn cứ …;
– Căn cứ Hợp đồng sửa đổi……
Tên tôi là:… Sinh ngày…. tháng…… năm……………
Giấy CMND/thẻ CCCD số:……… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):……
Địa chỉ thường trú:……
Chỗ ở hiện nay ……
Điện thoại liên hệ: ……
(Nếu là tổ chức thì trình bày những thông tin sau:
Công ty:……
Địa chỉ trụ sở:……
Giấy CNĐKDN số:…….. do Sở Kế hoạch và đầu tư…… cấp ngày…./…../……
Hotline:…. Số Fax:….
Người đại diện: Ông/Bà…… Sinh năm:…
Chức vụ:……
Giấy CMND/thẻ CCCD số:…… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):…
Địa chỉ thường trú:……
Chỗ ở hiện nay ……
Điện thoại liên hệ: …
Căn cứ đại diện:……)
Tôi xin trình bày với Trung tâm sự việc như sau:
Tôi là……. (tư cách của bạn trong việc làm đơn, như, bên thế chấp quyền sử dụng mảnh đất số…… tại địa chỉ:…. Được chứng nhận quyền sử dụng bởi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số…. do Sở Tài nguyên và môi trường…… cấp ngày…./…../……. Trong giao dịch bảo đảm…. với:
Anh/Chị:…… Sinh năm:…
Giấy CMND/thẻ CCCD số …… Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP)……
Địa chỉ thường trú:……
Chỗ ở hiện nay ……
Điện thoại liên hệ: ……)
Được đăng ký tại Trung tâm vào ngày…/…./…….
Số đăng ký giao dịch bảo đảm:……
(Trình bày hoàn cảnh, lý do dẫn đến việc bạn làm đơn, ví dụ:L
Tuy nhiên, vào ngày…/…./…. Giữa tôi và Anh/Chị….. đã thỏa thuận với nhau về việc thay đổi tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trả khoản nợ vay theo hợp đồng…….. Theo đó, quyền sử dụng mảnh đất trên sẽ được sử dụng để đảm bảo cho…… mà không phải bảo đảm cho toàn bộ khoản nợ vay như đã đăng ký tại Trung tâm vào ngày…/…/…….)
Do vậy, tôi làm đơn này, để đề nghị trung tâm tiến hành sửa đổi đăng ký giao dịch bảo đảm mà tôi đã nêu trên. Cụ thể là sửa đổi những nội dung sau:
1./…
2./… (bạn liệt kê các nội dung mà bạn yêu cầu trung tâm sửa đổi)
Sang những nội dung dưới đây:
1./…
2./…
Để chứng minh thông tin mà tôi đã nêu trên là đúng, tôi xin gửi kèm theo đơn này những tài liệu, chứng cứ, văn bản sau:
1./01 bản sao y Hợp đồng sửa đổi, bổ sung Hợp đồng…………..;
2./……. (Liệt kê số lượng, tình trạng văn bản bạn gửi kèm, nếu có)
Tôi xin cam đoan với Trung tâm những thông tin tôi đã nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Kính mong Trung tâm xem xét và giải quyết đề nghị của tôi theo quy định của pháp luật.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn đơn xin sửa đổi đăng ký giao dịch bảo đảm:
– Tên mẫu đơn: Đơn xin sửa đổi đăng ký giao dịch bảo đảm
– Thông tin người làm đơn:
+ Họ và tên
+ Năm sinh
+ CMND/CCCD
+ Hộ khẩu thường trú
+ Chỗ ở hiện tại
+ Điện thoại liên hệ
– Trình bày nội dung đơn
– Thông tin công ty:
+ Tên công ty
+ Trụ sở công ty
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Thông tin người đại diện:
Họ và tên
+ Năm sinh
+ CMND/CCCD
+ Chức vụ
+ Căn cứ đại diện
+ Hộ khẩu thường trú
+ Chỗ ở hiện tại
+ Điện thoại liên hệ
– Trình bày nội dung đơn kèm thông tin của bên giao dịch bảo đảm
– Lời cam đoan
– Ký xác nhận
4. Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm:
Người yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm
– Người yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm bao gồm: Bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; bên bán tài sản, bên mua tài sản trong trường hợp chuyển nhượng, mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu (sau đây gọi chung là bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm); Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cho người khác vay tài sản nhưng không thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc người đại diện hợp pháp của các chủ thể này. Trường hợp thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, thì bên bảo đảm mới, bên nhận bảo đảm mới là người yêu cầu đăng ký.
– Người yêu cầu đăng ký phải kê khai đầy đủ, chính xác, đúng sự thật, phù hợp với nội dung của giao dịch bảo đảm đã giao kết và chịu trách nhiệm về thông tin đã kê khai, cung cấp, trong trường hợp gây thiệt hại, thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật
( Điều 8 Nghị định 102/2017/NĐ-CP về Người yêu cầu đăng ký, nghĩa vụ và trách nhiệm của người yêu cầu đăng ký)
Như vậy người yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ là bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm trong các trường hợp chuyển nhượng hoặc mua bán. Khi thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm phải kê khai đẩy đủ các thông tin theo quy định pháp luật liên quan đến nội dung giao dịch
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm
– Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tàu bay.
– Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (gọi chung là Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tàu biển.
– Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (gọi chung là Văn phòng đăng ký đất đai) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
– Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (gọi chung là Trung tâm Đăng ký) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng động sản và các tài sản khác không thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ quan trên.
Phương thức nộp hồ sơ giao dịch bảo đảm
Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm được nộp theo một trong các phương thức sau đây:
– Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
– Nộp trực tiếp;
– Qua đường bưu điện;
– Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm.
(Điều 9 Nghị định 102/2017/NĐ-CP về Cơ quan có thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm)
Việc cơ quan cóp thẩm quyền như Cục Hàng không Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai… theo sự phân cấp sẽ là cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký giao dịch bảo đảm
Tiếp nhận hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm
– Trường hợp hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm được nộp trực tiếp, thì sau khi nhận hồ sơ, người tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký.
Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, người tiếp nhận vào Sổ tiếp nhận, cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu hẹn trả kết quả. Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, người tiếp nhận hướng dẫn để người yêu cầu đăng ký trực tiếp hoàn thiện hồ sơ hoặc lập văn bản hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm được nộp qua đường bưu điện hoặc qua thư điện tử, thì sau khi nhận được hồ sơ, người tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký.
Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, người tiếp nhận vào sổ tiếp nhận. Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, ngay trong ngày nhận hồ sơ, người tiếp nhận lập văn bản từ chối tiếp nhận và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Văn bản từ chối tiếp nhận và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ được gửi trả lại cùng hồ sơ đăng ký cho người yêu cầu đăng ký qua đường bưu điện có bảo đảm trong trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện hoặc gửi qua thư điện tử trong trường hợp hồ sơ được gửi qua thư điện tử.
(Điều 14 Nghị định 102/2017/NĐ-CP về Tiếp nhận hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm)
Sau khi người đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện nộp hồ sơ thì người tiếp nhận hồ sơ giao dịch bảo đảm phải thực hiện nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ về tính hợp lệ để tiếp tục việc vào sổ tiếp nhận và gửi giấy hẹn cho người đăng ký thực hiện thủ tục
Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm
– Cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký, cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
– Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.
Trên đây là toàn bộ bài viết tham khảo về mẫu đơn xin sửa đổi đăng ký giao dịch bảo đảm, hướng dẫn soạn thảo đơn và quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm!