Khi nhân thân của thương binh muốn hưởng các chính sách xã hội họ phải làm hồ sơ, bắt buộc phải có sao lục hồ sơ thương binh. Vậy đơn xin sao lục hồ sơ thương binh như thế nào, nội dung và hình thức của mẫu đơn ra sao?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin sao lục hồ sơ thương binh là gì?
Đơn xin sao lục hồ sơ thương binh là văn bản được soạn thảo bởi người có công, thân nhân người có công hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, người thờ cúng liệt sỹ gửi phòng lao động thương binh và xã hội với nội dung yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện sao lục hồ sơ thương binh.
Mục đích của mẫu đơn xin sao lục hồ sơ thương binh: Khi người có công, thân nhân người có công hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, người thờ cúng liệt sỹ cần sao lục hồ sơ thương binh để xác nhận, hoặc làm hồ sơ hưởng ưu đãi xã hội sẽ phải làm đơn xin sao lục hồ sơ thương binh. Phòng lao động thương binh xã hội nhận đơn, xem xét, và trích lục hồ sơ cho người có yêu cầu.
Đơn xin sao lục hồ sơ thương binh có những đặc điểm riêng biệt và cần thiết để cả người cần xác nhận và người cần xác nhận có thể xác nhận cá nhân là thương binh. Đơn xin sao lục hồ sơ thương binh có đặc điểm như sau:
– Về nội dung đơn: Trong đơn xin sao lục hồ sơ thương binh sẽ chỉ xác nhận những thông tin cá nhân của người đó, quá trình cống hiến cho đất nước mà sẽ không xác nhận về lý lịch, về nơi cư trú hay thu nhập, tiền lương.
– Về tính bảo mật: Việc xác nhận hồ sơ thương binh là quyền lợi chính đáng của thương binh. Do đó phòng lao động thương binh và xã hội thực hiện ký xác nhận cho thương binh. Không giống với việc xác định thu nhập bởi vì nó còn có liên quan tới việc bảo mật thông tin của người lao động.
Thông qua những đặc điểm này của mẫu giấy sao lục hồ sơ thương binh mà người sử dụng có thể sử dụng chúng linh hoạt cho nhiều mục đích khác nhau. Nhưng mục đích chung vẫn là để chứng minh năng lực làm việc và thời gian làm việc của người đó nhằm qua đó bảo vệ được những lợi ích chính đáng trong thời gian thương binh thực hiện các ưu đãi hưởng chính sách xã hội.
2. Mẫu đơn xin sao lục hồ sơ thương binh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–0o0———-
…., ngày…tháng….năm….
ĐƠN XIN SAO LỤC HỒ SƠ THƯƠNG BINH
Kính gửi: -Ông ……….. – Chủ tịch UBND …..
-Ông ………….– Trưởng phòng LĐ-TBXH …….
Căn cứ: -
Họ và tên người có công: …………….. Năm sinh ………..
CMND số ……… cấp tại …… ngày …/…./….
Nguyên quán …..
Thuộc đối tượng: …..
Số sổ: …….. Số hồ sơ: ……
Địa chỉ nơi hưởng trợ cấp: ….
Mức trợ cấp: ….
Họ và tên người đề nghị sao lục hồ sơ:
Quan hệ với người có công:
Số điện thoại:
Lý do: Tôi tên là ….. con ông …. là thương binh ….. Tôi có đăng ký tham gia dự tuyển công chức tại ….. trong tháng …. Khi tôi đăng ký dự tuyển thì thấy các trường hợp được ưu tiên có các đối tượng là con của thương binh.
Theo quy định pháp luật về ưu tiên tuyển dụng công chức, cụ thể là:
“ Điều 5 Nghị định 24/2010/NĐ-CP
1.Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: được cộng 30 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ: được cộng 10 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển.
2.Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển công chức thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả thi tuyển theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này hoặc kết quả xét tuyển theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định này.”
Trường hợp của tôi là con thương binh ….. thuộc đối tượng có được xét ưu tiên khi tham gia thi tuyển công chức.
Do đó tôi làm đơn này đề nghị Ông …. – Chủ tịch UBND ….. cho phép tôi được sao lục hồ sơ để sử dụng cho mục đích như trên.
Tôi xin cam đoan về những nội dung trình bày của mình tại đơn này là chính xác và chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc sử dụng hồ sơ.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
Người yêu cầu ghi đầy đủ thông tin người có công, năm sinh, số chứng minh nhân dân, nguyên quán, thuộc đối tượng, địa chỉ nơi hưởng trợ cấp, mức trợ cấp, thông tin người xin sao lục, quan hệ với người có công, số điện thoại;
Người yêu cầu ghi rõ lý do yêu cầu sao lục hồ sơ và cam đoan nội dung của đơn là hoàn toàn chính xác.
4. Đối tượng, hồ sơ xin sao lục hồ sơ thương binh:
Đối tượng thực hiện:
– Người đề nghị sao lục hồ sơ gồm: người có công, thân nhân người có công hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, người thờ cúng liệt sỹ.
– Riêng đối với những trường hợp sao lục hồ sơ liệt sĩ: sao lục hồ sơ để phục vụ cho việc tìm kiếm, quy tập và di chuyển phần mộ liệt sĩ; lập hồ sơ đề nghị công nhận là Lão thành cách mạng, Tiền khởi nghĩa.
Hồ sơ xin sao lục hồ sơ thương binh bao gồm:
– Giấy chứng nhận: thương binh, gia đình liệt sĩ (bản chính để đối chiếu và trả lại ngay) hoặc giấy báo tử (bản sao)
– Danh sách đề nghị sao lục hồ sơ có xác nhận của tổ chức, đơn vị và ghi rõ yêu cầu sao lục cụ thể
Các bước thực hiên thủ tục xin sao lục hồ sơ thương binh bao gồm:
Bước 1: Người có nhu cầu nộp đầy đủ hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả Sở Lao động – Thương binh và Xã hội – Trung tâm Hành chính tập trung tỉnh.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, cán bộ tiếp nhận sẽ sao lục ngay trong ngày làm việc (đối với người có công hoặc thân nhân) hoặc viết phiếu hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ (đối với tổ chức)
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ cán bộ tiếp nhận hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ
Bước 2: Đến ngày hẹn trong phiếu, đại diện tổ chức đến nơi nộp nhận văn bản sao lục hồ sơ chính sách (nếu trường hợp được cấp), nếu không đủ điều kiện sao lục sẽ nhận được văn bản trả lời của cơ quan có thẩm quyền.
5. Thời hạn giải quyết và căn cứ thực hiện thủ tục xin sao lục hồ sơ thương binh;
Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc (đối với đối tượng chính sách) và 20 ngày làm việc (đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị).
Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân và tổ chức.
Cơ quan thực hiện TTHC: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Kết quả thực hiện TTHC: Bản sao y bản chính hồ sơ người có công.
Căn cứ pháp lý thực hiện thủ tục xin sao lục hồ sơ thương binh:
+ Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng 2005.
+ Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng sửa đổi bổ sung năm 2007.
+ Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;
+
+ Thông tư 191/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 07/12/2005 của Bộ LĐTBXH – Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
+ Thông tư 21/2008/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BTC ngày 26/02/2008 của Bộ LĐTBXH – Bộ Tài chính – Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP- BLĐTBXH-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2005 của Bộ Quốc phòng, Bộ LĐTBXH, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước.