Người ta còn dùng các loại tài sản khác đặt trước để bảo đảm việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Trong các trường hợp khác nhau, người đặt cọc muốn lấy lại sô tiền đặt cọc thì cần làm gì, Mẫu đơn và thủ tục rút lại như thế nào để phù hợp với quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin rút tiền đặt cọc là gì?
Mẫu đơn xin rút tiền đặt cọc là mẫu đơn với các thông tin cần thiết và thông tin về hợp đồng đặt cọc để xin rút tiền đặt cọc
Mẫu đơn xin rút tiền đặt cọc là mẫu đơn được bên đặt cọc lập ra để xin được rút tiền đặt cọc
2. Mẫu đơn xin rút tiền đặt cọc:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—o0o—
ĐƠN XIN RÚT TIỀN ĐẶT CỌC
Kính gửi:…………
Tôi tên: NGUYỄN VĂN A
Số CMND:……………Ngày cấp: …/…/… Tại:…………
Số điện thoại:……………
Địa chỉ:…………….
Vào ngày …/…/… tôi có chuyển số tiền ………….. VNĐ
(Bằng chữ:………………… ) cho quý công ty qua hình thức ….. (giao dịch trực tiếp tại: …. hoặc chuyển khoản vào STK: …………. ) để đặt cọc căn hộ: ………. thuộc dự án: …..
Tuy nhiên, vì lý do ….. (ví dụ sau khi cân nhắc tài chính tôi thấy không đủ tài chính để tiếp tục thực hiện giao dịch). Nay tôi làm đơn này xin rút lại số tiền ….. VNĐ (Bằng chữ. ….. ) mà tôi đã cọc vào căn ….. của quý công ty.
Thông tin TK chuyển tiền của tôi như sau:
– Chủ TK:………
– Số TK:………..
– Ngân hàng:……..
Kính mong quý công ty sớm giải quyết vấn đề này cho tôi,
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của quý Công ty.
……, ngày … tháng … năm 20…
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn:
– Ghi đầy đủ cá thông tin ghi trong đon gồm:
Tôi tên:
Số CMND:.. Ngày cấp: …/…/… Tại:……
Số điện thoại:.
Địa chỉ:.
Vào ngày …/…/… tôi có chuyển số tiền .. VNĐ
(Bằng chữ:. ) cho quý công ty qua hình thức ….. (giao dịch trực tiếp tại: …. hoặc chuyển khoản vào STK: …………. ) để đặt cọc căn hộ: ………. thuộc dự án: …..
Tuy nhiên, vì lý do ….. (ví dụ sau khi cân nhắc tài chính tôi thấy không đủ tài chính để tiếp tục thực hiện giao dịch). Nay tôi làm đơn này xin rút lại số tiền ….. VNĐ (Bằng chữ. ….. ) mà tôi đã cọc vào căn ….. của quý công ty.
Thông tin TK chuyển tiền của tôi như sau:
– Chủ TK:
– Số TK:.
– Ngân hàng:.
– Gửi lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết
4. Thông tin liên quan:
Tại khoản 1 Điều 328
Như vậy, đặt cọc là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó một bên giao cho bên kia một tài sản trong một thời hạn nhất định nhằm xác nhận các bên đã thống nhất sẽ giao kết một hợp đồng hoặc đã giao kết một hợp đồng và buộc các bên phải thực hiện đúng nội dung đã cam kết.
Đối tượng của đặt cọc là những vật có giá trị hoặc các vật thông thường khác mà một bên giao trực tiếp cho bên kia. Đối tượng đặt cọc là tiền thì vừa mang chức năng bảo đảm, vừa mang chức năng thanh toán. Vì vậy, việc đặt cọc phải được lập thành văn bản, trong đó phải xác định rõ số tiền đặt cọc, số tài sản đặt cọc…
Trong biện pháp đặt cọc, tùy theo thỏa thuận mà bên này hoặc bên kia là người đặt cọc. Bên đặt cọc là bên dùng tiền hoặc vật có giá trị khác của mình giao cho bên kia giữ để bảo đảm việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Bên nhận tiền hoặc tài sản là bên nhận đặt cọc.
Tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên và căn cứ vào thời điểm đặt cọc với thời điểm được coi là giao kết của hợp đồng được bảo đảm bằng biện pháp đặt cọc để xác định mục đích của việc đặt cọc. Việc đặt cọc có thể chỉ mang mục đích bảo đảm việc giao kết hợp đồng, có thể chỉ mang mục đích bảo đảm việc thực hiện hợp đồng nhung cũng có thể mang cả hai mục đích đó.
Nội dung của đặt cọc
Trong trường hợp các bên đã thực hiện đúng mục đích đặt cọc thì bên nhận đặt cọc phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc, nếu bên đặt cọc là bên có nghĩa vụ trả tiền thì tài sản đặt cọc được coi là khoản tiền thanh toán trước.
Trong trường hợp bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc vê bên nhận đặt cọc. Trái lại, nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương với giá trị của tài sản đặt cọc (trừ Trường hợp các bên có thoả thuận khác).
Như vậy, xử lý tài sản đặt cọc chỉ áp dụng nếu có một trong hai bên không thực hiện các điều khoản đã cam kết (kể cả việc giao kết hợp đồng) hoặc không thực hiện hợp đồng. Nghĩa là, nếu có một bên thực hiện không đúng, không đầy đủ họp đồng thì tài sản đặt cọc không đương nhiên thuộc về bên bị vi phạm. Tài sản đó có thể được dùng để thanh toán nghĩa vụ còn lại do thực hiện không đúng, không đầy đủ hợp đồng và còn phụ thuộc vào sự thỏa thuận khác của các bên.
Và Điều 119 quy định về hình thức giao dịch dân sự:
– Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
– Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”
Hợp đồng đặt cọc là sự thỏa thuận của hai bên và không yêu cầu hình thức bằng văn bản nên nếu anh đã đưa tiền cọc cho bên nhận và hai bên đã thỏa thuận miệng với nhau mục đích của việc đưa tiền là để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng dịch vụ thì xác định là tại thời điểm đó hai bên đã giao kết hợp đồng đặt cọc.
Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hiệu lực của hợp đồng dân sự
– Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
– Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.”
Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác như vậy tại thời điểm hai bên giao kết hợp đồng mà không có bất kỳ một thỏa thuận khác về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì các bên có quyền và nghĩa vụ với nhau từ thời điểm giao kết nếu hợp đồng đặt cọc đã đảm bảo các điều kiện có hiệu lực theo Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015. Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 nếu bạn không giao kết hợp đồng như thỏa thuận đặt cọc từ ban đầu thì sẽ bị phạt cọc theo thỏa thuận ban đầu của hai bên hoặc nếu không có thỏa thuận thì sẽ bị mất khoản tiền đặt cọc.
Xử lý tài sản đặt cọc như sau:
Thông thường có hai phương thức là do các bên thỏa thuận hoặc bán đấu giá. Theo đó nếu các bên có thỏa thuận thì tài sản đặt cọc được xử lý theo thỏa thuận; nếu các bên không có thỏa thuận hoặc có nhưng trái pháp luật thì tài sản đặt cọc xử lý theo quy định của pháp luật.
Nếu hợp đồng được giao kết, thực hiện theo đúng thỏa thuận: tài sản đặt cọc hoặc sẽ được trở về cho bên đặt cọc hoặc được trừ vào để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Nếu hợp đồng không được giao kết, thực hiện như thỏa thuận: trường hợp do lỗi của bên đặt cọc thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; trường hợp do lỗi của bên nhận đặt cọc thì bên nhận đặt cọc phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.
Trên đây là thông tin về Mẫu đơn xin rút tiền đặt cọc và Hướng dẫn làm đơn chi tiết, cùng các thông tin pháp lý liên quan.