Sổ Đoàn là một trong những loại giấy tờ mà bất cứ tân sinh viên nào đều cần phải có trong quá trình nhập học. Theo quy định của Điều lệ Đoàn, khi đoàn viên thay đổi nơi cư trú, đơn vị học tập thì cần phải chuyển sinh hoạt đoàn đến cơ sở sinh hoạt Đoàn mới.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin rút sổ đoàn là gì?
Đơn xin rút sổ Đoàn là văn bản dùng cho cá nhân là các Đoàn viên vì những lý do khác nhau mà Đoàn viên muốn rút sổ Đoàn. Văn bản này được viết bởi các Đoàn viên và được gửi đến Ban chấp hành Đoàn tại đơn vị mà người đó đang sinh hoạt.
Mẫu đơn xin rút sổ đoàn để xin rút sổ đoàn với các lí do khác nhau, và gửi đơn lên đoàn trường xem xét việc rút sổ Đoàn.
2. Mẫu đơn xin rút sổ đoàn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
ĐƠN XIN RÚT SỔ ĐOÀN
Kính gửi: BCH Đoàn trường……
Tôi là:… Sinh ngày:……
MSSV:……
Sinh viên lớp: ……….. Khoa: …….. Khóa học:…
Hộ khẩu thường trú:……
Nay tôi làm đơn này mong BCH Đoàn trường cho tôi rút sổ Đoàn.
Trình bày lý do xin rút sổ Đoàn (Ví dụ như xin rút sổ Đoàn vì chuyển trường học)
Để chuyển về:…
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn:
– Ghi các thông tin về đ0àn viên
Tôi là:… Sinh ngày:……
MSSV:……
Sinh viên lớp: .. Khoa: …….. Khóa học:…
Hộ khẩu thường trú:……
Lí do: Trình bày lý do xin rút sổ Đoàn (Ví dụ như xin rút sổ Đoàn vì chuyển trường học)
Để chuyển về:…( Tên trường mới)
– Gửi đơn lên BCH Đoàn trường…
4. Thông tin liên quan:
Về kết nạp Đoàn viên
Điều kiện độ tuổi và trình độ học vấn
+ Tại thời điểm xét kết nạp, người được kết nạp vào Đoàn tuổi từ 16 (từ đủ 15 tuổi + 1 ngày) và không quá 30 tuổi.
+ Người được kết nạp vào Đoàn tối thiểu có trình độ tiểu học. Đối với thanh niên là người dân tộc thiểu số, người đang sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì vận dụng linh hoạt.
Xét kết nạp đoàn viên trong một số trường hợp
+ Trường hợp thanh niên có nguyện vọng vào Đoàn, hăng hái tham gia các hoạt động do Đoàn tổ chức, có tín nhiệm với thanh niên, nhưng có bố mẹ, anh, chị, em ruột đang bị giam giữ, trước khi xét kết nạp phải xin ý kiến của cấp ủy đảng cùng cấp.
+ Trường hợp thanh niên làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa có tổ chức Đoàn, hăng hái tham gia các hoạt động do Đoàn tổ chức ở nơi cư trú, có tín nhiệm với thanh niên và có nguyện vọng vào Đoàn thì chi đoàn nơi cư trú xét, đề nghị, ban chấp hành Đoàn xã, phường, thị trấn ra quyết định chuẩn y kết nạp.
Thủ tục kết nạp đoàn viên
+ Thanh niên vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tự nguyện viết đơn, báo cáo lý lịch của mình với chi đoàn, chi đoàn cơ sở.
+ Được học Điều lệ Đoàn và trang bị những kiến thức cơ bản về Đoàn trước khi kết nạp.
+ Được một đoàn viên hoặc một đảng viên (với những nơi chưa có tổ chức Đoàn) giới thiệu. Đoàn viên hoặc đảng viên giới thiệu phải là người cùng công tác, lao động hoặc học tập với người được giới thiệu ít nhất 3 tháng liên tục.
+ Đối với đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh do tập thể chi đội giới thiệu.
+ Đối với hội viên Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam do tập thể chi hội giới thiệu.
+ Đối với hội viên Hội Sinh viên Việt Nam do ban chấp hành chi hội giới thiệu.
– Hội nghị chi đoàn xét kết nạp từng người một với sự biểu quyết tán thành của trên một phần hai số đoàn viên có mặt tại hội nghị và được đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định chuẩn y.
– Trường hợp đặc biệt ở vùng cao, vùng sâu, các đơn vị công tác phân tán không có điều kiện họp được toàn thể chi đoàn, nếu được đoàn cấp trên đồng ý thì việc xét kết nạp có thể do ban chấp hành chi đoàn xét và đoàn cấp trên trực tiếp chuẩn y.
– Trường hợp thanh niên đang học bậc trung học phổ thông nơi chưa có tổ chức chi đoàn thì việc kết nạp đoàn viên do ban chấp hành đoàn trường thực hiện.
– Việc chuyển sinh hoạt đoàn được quy định tại Mục VI Hướng dẫn 22HD/TWĐTN năm 2013 thực hiện Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, cụ thể như sau:
+ Nguyên tắc:
– Đoàn viên khi thay đổi nơi cư trú, đơn vị công tác, học tập phải chuyển sinh hoạt đoàn.
– Chi đoàn, đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở có trách nhiệm chuyển sinh hoạt Đoàn cho đoàn viên.
+ Quy trình chuyển sinh hoạt đoàn:
– Đoàn viên khi chuyển sinh hoạt đoàn thì đề nghị ban chấp hành chi đoàn (hoặc chi đoàn cơ sở) nơi đang sinh hoạt để được chuyển sinh hoạt.
– Trách nhiệm của ban chấp hành chi đoàn:
+ Nhận xét đoàn viên vào Sổ đoàn viên và thu đoàn phí đến thời điểm chuyển sinh hoạt đoàn (trường hợp đoàn viên sinh hoạt tại chi đoàn cơ sở thì ban chấp hành chi đoàn cơ sở nhận xét, thu đoàn phí và trực tiếp tiến hành thủ tục chuyển sinh hoạt đoàn cho đoàn viên)
+ Giới thiệu đoàn viên đến đoàn cơ sở để làm tiếp thủ tục chuyển sinh hoạt Đoàn.
+ Tiếp nhận đoàn viên do đoàn cơ sở hoặc chi đoàn cơ sở giới thiệu đến sinh hoạt.
– Trách nhiệm của đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở:
+ Trường hợp đoàn viên chuyển sinh hoạt trong cùng một đoàn cơ sở thì ban chấp hành đoàn cơ sở giới thiệu đoàn viên về sinh hoạt tại chi đoàn mới.
+ Trường hợp đoàn viên chuyển sinh hoạt sang đoàn cơ sở khác thì ban chấp hành đoàn cơ sở giới thiệu đến ban chấp hành đoàn cơ sở mới.
+ Khi tiếp nhận đoàn viên từ nơi khác giới thiệu đến, ban chấp hành đoàn cơ sở giới thiệu đoàn viên về sinh hoạt tại chi đoàn trực thuộc.
+ Một số trường hợp khác:
– Đoàn viên là bộ đội xuất ngũ, chuyển ngành, là học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp các trường đang trong thời gian chờ để chuyển lĩnh vực công tác, học tập, lao động mới nếu thời gian chờ từ 03 tháng trở lên thì phải chuyển sinh hoạt về cơ sở đoàn nơi đoàn viên cư trú.
– Chuyển sinh hoạt đoàn tạm thời:
+ Đoàn viên đi học tập, lao động, công tác, đoàn viên là học sinh, sinh viên trong thời gian nghỉ hè, đi thực tập, thực tế với thời gian không quá 03 tháng thì chuyển sinh hoạt đoàn tạm thời đến cơ sở đoàn nơi học tập, lao động, công tác hoặc nơi cư trú mới. Đoàn cơ sở (chi đoàn cơ sở) có trách nhiệm làm thủ tục giới thiệu và tiếp nhận đoàn viên chuyển sinh hoạt đoàn tạm thời.
+ Việc chuyển sinh hoạt đoàn tạm thời có thể thực hiện bằng thẻ đoàn viên hoặc giấy chuyển sinh hoạt đoàn tạm thời theo mẫu do Ban Bí thư Trung ương Đoàn quy định thống nhất.
+ Trong thời gian sinh hoạt tạm thời, đoàn viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại điều 2, điều 3 của Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trừ quyền ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đoàn nơi đang sinh hoạt tạm thời.
– Đoàn viên chuyển đến những nơi chưa có tổ chức Đoàn vẫn phải làm thủ tục chuyển sinh hoạt đoàn như đã quy định. Khi đến nơi mới, xuất trình hồ sơ và báo cáo với tổ chức Đảng, khi chuyển công tác đi nơi khác đề nghị tổ chức Đảng nhận xét ưu, khuyết điểm và giới thiệu về ban chấp hành đoàn cơ sở nơi tiếp nhận đoàn viên. Trường hợp nơi đoàn viên lao động, học tập, công tác không có tổ chức Đảng, Đoàn thì đoàn viên đó phải sinh hoạt ở nơi cư trú.
– Trường hợp do thất lạc hồ sơ đoàn viên thì thủ tục chuyển sinh hoạt đoàn phải có bản tường trình và xác nhận của cơ sở đoàn nơi chuyển đi, được làm lại hồ sơ tại nơi chuyển đến. Trường hợp còn thẻ đoàn viên hoặc những văn bản xác nhận là đoàn viên, đảm bảo các quy định của Điều lệ Đoàn thì làm lại sổ đoàn viên tại nơi chuyển đến. Các trường hợp khác thì bồi dưỡng, xét kết nạp đoàn viên như điều 1, Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
– Chuyển sinh hoạt đoàn ra nước ngoài, từ nước ngoài về nước thực hiện theo hướng dẫn liên tịch giữa Ban Bí thư Trung ương Đoàn với Đảng ủy ngoài nước.
Trên đây chúng tôi xin gửi đến bạn đọc các thông tin về mẫu đơn xin rút sổ đoàn với các lí do khác nhau cần rút sổ đoàn thì hoàn toàn có thể gửi đơn lên BCH Đoàn trường xin được rút sổ.