Hợp tác xã hoạt động trên nguyên tắc tôn trọng quyền của các thành viên, vì vậy, với những trường hợp thành viên có nguyện vọng xin rút khỏi HTX thì sẽ cần tiến làm đơn xin rút khỏi hợp tác xã gửi đến Hội đồng quan trị.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin rút khỏi hợp tác xã là gì?
Theo quy định tại khoản 1, Điều 3
Căn cứ theo Khoản 7 Điều 4 Luật Hợp tác xã năm 2023, có hiệu lực từ 01/07/2024 quy định: “Hợp tác xã hoạt động trên nguyên tắc tôn trọng quyền của các thành viên, vì vậy, với những trường hợp thành viên có nguyện vọng xin rút khỏi HTX thì sẽ cần tiến làm đơn xin rút khỏi hợp tác xã gửi đến Hội đồng quan trị.”
Mô hình kinh tế hợp tác xã đã có ở nước ta lâu đời. Những thành viên tham gia vào tổ chức này được gọi là thành viên hợp tác xã. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động tại Hợp tác xã vì nhiều lý do khác nhau thành viên muôn rút khỏi hợp tác xã. Đơn xin rút khỏi hợp tác xã là mẫu đơn được soạn thảo bởi cá nhân có nguyện vọng ra khỏi hợp tác xã, đơn được gửi đến Hội đồng quan trị của HTX.
2. Khi nào soạn thảo đơn xin rút khỏi hợp tác xã?
Việc gia nhập và xin ra khỏi hợp tác xã phải luôn đảm bảo trên nguyên tắc tự nguyện. Đơn xin rút khỏi hợp tác xã phải được viết trên cơ sở:
– Người viết đơn xin rút khỏi hợp tác xã trên cơ sở tự nguyện.
– Việc cá nhân rút khỏi hợp tác xã là một trong những quyền có bản của thành viên hợp tác xã.
– Nội dung đơn nêu rõ thông tin thành viên rút khỏi HTX, lý do,…
Việc thành viên hợp tác xã được quyền rút khỏi hợp tác xã được quy định ở nguyên tắc tổ chức hoạt động của HTX, cụ thể: “Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã. Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã.”
Như vậy, cá nhân muốn ra khỏi hợp tác xã chỉ cần tiến hành viết đơn xin ra khỏi HTX , nội dung đơn nêu rõ lý do xin ra đồng thời thể hiện sự tự nguyện của mình sẽ được Hội đồng quản trị chấp thuận
3. Mẫu đơn xin rút khỏi hợp tác xã mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
———————————
ĐƠN XIN RA HỢP TÁC XÃ
Kính gửi: Hội đồng quản trị HTX …..
Tôi tên là: ……
Sinh ngày: ……
CMND số: …
Địa chỉ thường trú: …….
Quê quán: …….
Nghề nghiệp: ……
Sau thời gian tham gia là thành viên của Hợp tác xã …….., Hội đồng quản trị hợp tác xã đã cung cấp tốt các sản phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện cho tôi làm ăn có hiệu quả.
Nay tôi đề nghị xin ra khỏi hợp tác xã ……
Lý do: Bản thân tôi và gia đình không có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.
Tôi đề nghị Hội đồng quản trị trả lại phần vốn mà tôi đã góp vào hợp tác xã
Rất mong chấp thuận của Hội đồng quản trị hợp tác xã…
….., ngày…tháng…năm…
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin rút khỏi hợp tác xã:
Phần Kính gửi: Ghi tên Hội đồng quản trị HTX nơi bạn nộp đơn
Tôi tên là: Viết đầy đủ họ, tên đệm, tên theo giấy khai sinh/CMND/CCCD bằng chữ in hoa
Sinh ngày: Xác định theo ngày, tháng, năm được ghi trong CMND và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số, 04 chữ số cho năm sinh;
CMND số: Ghi đầy đủ số CMND theo thông tin của CMND được cấp
Địa chỉ thường trú: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi
Quê quán: Ghi quê quán theo sổ hộ khẩu. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp thay đổi hộ khẩu thường trú thì ghi theo địa chỉ thường trú đã thay đổi.
Nghề nghiệp: Ghi rõ hiện nay làm nghề gì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc.
Trình bày sự việc: Sau thời gian tham gia là thành viên của Hợp tác xã (Ghi rõ tên của HT) Hội đồng quản trị hợp tác xã đã cung cấp tốt các sản phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện cho tôi làm ăn có hiệu quả.
Nay tôi đề nghị xin ra khỏi hợp tác xã:…..(tên HTX)
Lý do: Người làm đơn trình bày lý do của việc rút khỏi HTX, ví dụ: Do bản thân tôi và gia đình không có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã nên tôi làm đơn này muốn trình bày nguyện xong xin ra khỏi HTX.
Đê nghị trả lại phần vốn góp
Người làm đơn: Ký và ghi rõ họ tên
5. Điều kiện trở thành thành viên hợp tác xã:
Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 13 Luật hợp tác xã 2012 điều kiện trở thành thành viên hợp tác xã gồm:
1. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.
Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;
– Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;
– Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;
– Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này và điều lệ hợp tác xã;
– Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã”.
Như vậy, thành viên của hợp tác xã có thể là cá nhân, tổ chức là pháp nhân Việt Nam, riêng đối với trường hợp hợp tác xã tạo việc làm thì chỉ chấp nhận thành viên là cá nhân. Cá nhân không đáp ứng các điều kiện trên hoặc đang chấp hành hình phạt tù, có các bệnh lý không tự chủ được hành vi của mình…thì không phải là đối tượng tham gia vào hợp tác xã.
Luật Hợp tác xã năm 2023 có hiệu lực từ 01/07/2024 đã có quy định rõ ràng về điều kiện trở thành thành viên hợp tác xã như sau:
1. Thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã bao gồm:
– Cá nhân là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
– Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thành lập, hoạt động tại Việt Nam. Các thành viên của tổ chức này phải cử một người đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự để thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã;
– Pháp nhân Việt Nam.
2. Thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã bao gồm:
– Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Cá nhân là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; khi tham gia các giao dịch dân sự, lao động thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;
– Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thành lập, hoạt động tại Việt Nam. Các thành viên của tổ chức này phải cử một người đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự để thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã;
– Pháp nhân Việt Nam.
3. Cá nhân, tổ chức phải có đơn tự nguyện gia nhập, góp vốn hoặc nộp phí thành viên và đáp ứng điều kiện quy định của Luật này và Điều lệ.
4. Thành viên của hợp tác xã có thể đồng thời là thành viên của nhiều hợp tác xã, trừ trường hợp Điều lệ có quy định khác.
5. Cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi tham gia là thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan;
– Điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về đầu tư.
6. Hợp tác xã có thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan.
7. Tổng số thành viên chính thức là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài phải chiếm tỷ lệ dưới 35% tổng số thành viên chính thức của hợp tác xã.
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về mẫu đơn xin rút khỏi hợp tác xã và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!