Công đoàn có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng đối với người lao động. Công đoàn có vai trò hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn là gì?
Đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn là mẫu đơn do người lao động viết để gửi đến ban chấp hành công đoàn trình bày lý do xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn.
Đơn rút khỏi ban chấp hành công đoàn là văn bản dùng để ghi nhận những thông tin của người lao đồng cùng với lý do mà người lao động muốn rút khỏi ban chấp hành công đoàn. Đồng thời đơn xin khỏi ban chấp hành công đoàn làm căn cứ để Ban chấp hành xem xét và chấp thuận cho người lao động được rút khỏi ban chấp hành công đoàn.
2. Mẫu đơn rút khỏi ban chấp hành công đoàn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
ĐƠN XIN RÚT KHỎI CÔNG ĐOÀN
Kính gửi: …
– Căn cứ Luật công đoàn năm 2012;
– Căn cứ ……..;
Tên tôi là: ………Sinh ngày ….tháng ……năm……
CMND/thẻ CCCD số ……………… Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP)…….
Địa chỉ thường trú:…
Chỗ ở hiện nay …
Điện thoại liên hệ:
Tôi xin trình bày với Công đoàn một việc như sau:
Tôi là…
Hiện đang làm việc tại …
Ngày gia nhập công đoàn doanh nghiệp:….
Trình bày nội dung sự việc của bản thân đề nghị:…
Nên tôi làm đơn này để xin được rút khỏi Công đoàn.
Tôi xin cam kết những thông tin tôi đã khai trên là sự thật. Kính mong …xem xét và giải quyết đề nghị của tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn:
– Phần quốc hiệu tiêu ngữ là phần bắt buộc phải có và không thể thiếu trong mọi loại đơn; địa điểm và ngày tháng năm viết đơn được trình bày ở dưới quốc hiệu tiêu ngữ, trình bày ở góc phải của đơn.
– Tên của đơn được trình bày bằng chữ in hoa có dấu và căn giữa của đơn, cụ thể là ĐƠN XIN RÚT KHỎI BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN
– Phần kính gửi: ở đây là kính gửi ban chấp hành công đoàn cơ sở nơi mà người viết đơn đang tham gia, có thể là tham gia công đoàn ở trường học, tham gia công đoàn ở công ty, doanh nghiệp,…
– Căn cứ để viết đơn: căn cứ ở đây là căn cứ vào luật công đoàn, căn cứ những vẫn bản mà người làm đon cho là cần thiết và đúng với quy định của pháp luật.
– Người làm đơn ghi đầy đủ thông tin của người viết đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn gồm có họ và tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân hoặc là thẻ căn cước công dân ngày cấp và nơi cấp;
– Thông tin về địa chỉ thường trú, chỗ ở hiện nay: cần ghi đầy đủ số nhà, ngõ, xã phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố; số điện thoại để liên hệ.
– Hiện tại đang làm việc công tác: ghi cụ thể tên công ty, đơn vị, doanh nghiệp và người viết đơn đang làm việc, công tác; ghi ngày tháng năm gia nhập công đoàn;
– Trình bày lý do viết đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn: Phần này người viết đơn cần trình bày ngắn gọn về lý do xin viết đơn xin rút khỏi công đoàn, tránh việc trình bày lý do quá dài dòng, tràn lan không rõ về lý do xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn. Đây là nội dung quan trọng nhất trong đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn nên khi viết thì người lao động cần phải lưu ý để đơn có thể được ban chấp hành công đoàn giải quyết một cách nhanh chóng nhất.
– Sau khi đã trình bày lý do thì người viết đơn sẽ cam kết về những thông tin đã cung cấp trong đơn là hoàn toàn đúng sự thật sau đó ký vào đơn đó.
Khi đã hoàn thành mẫu đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn thì người lao động sẽ gửi đơn đến ban chấp hành công đoàn nơi mình đang tham gia để được xem xét và giải quyết.
Những lưu ý khi viết đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn:
– Đơn phải được trình bày rõ ràng đáp ứng theo đúng yêu cầu của thể thức văn bản theo quy định của pháp luật;
– Đơn phải có đầy đủ các thông tin về tên đơn ngày tháng năm viết đơn và phần kính gửi theo quy định;
– Vấn đề quan trọng nhất khi viết đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn chính là lý do viết đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn; người lao động muốn đơn được tiếp nhận và giải quyết nhanh chóng thì cần trình bày rõ ràng chi tiết về lý do mà mình viết đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn, trình bày trung thực hạn chế tối đa việc trình bày quá dài dòng và không đúng trọng tâm vấn đề cần nêu. Lý do phải hoàn toàn phù hợp và chính đáng.
– Ngoài ra khi trình bày đơn cần phải viết đúng chính tả, tránh việc tẩy xóa và cần có chữ ký của người viết đơn theo đúng quy định.
4. Những quy định về công đoàn:
Theo quy định tại
Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Hiện tại chưa có một văn bản nào hướng dẫn chi tiết, cụ thể về thủ tục xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn, tuy nhiên trong Điều lệ của công đoàn có quy định khi một đoàn viên muốn rút khỏi ban chấp hành công đoàn thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc Công đoàn cấp trên sẽ xóa tên và thu lại thẻ đoàn viên của người đó.
Để đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn được giải quyết một cách nhanh chóng thì ngoài đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn thì người lao động có thể gửi kèm thêm những căn cứ có tính thuyết phục như quyết định bộ nhiệm, quyết định phân công công tác, quyết định kỷ luật, bệnh án, xác nhận tình trạng của địa phương,…
Sau khi nhận được đơn của người lao động cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn có thể trả lời đồng ý hoặc không đồng ý đối với đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn. Trong trường hợp người gửi đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn không đồng tình với quyết định này thì hoàn toàn có quyền khiếu nại lên cơ quan quản lý cấp cao hơn để được giải quyết, tuy nhiên cũng cần phải đưa ra được lý do chính đáng đối với yêu cầu của mình.
Khi tham gia vào một tổ chức Công đoàn nào đó thì các đơn viên sẽ được hưởng những quyền sau theo quy định tại Điều 18, Luật Công đoàn 2012:
“1. Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
2. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
3. Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.
4. Được Công đoàn
5. Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
6. Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
7. Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.”
Từ điều luật trên có thể thấy được rằng tổ chức công đoàn mang lại rất nhiều lợi ích cho người lao động nhưng thực tế vì những lý do khác nhau nên người lao động sẽ viết đơn xin rút khỏi tổ chức công đoàn sau khi đã gia nhập vào tổ chức đó ví dụ như: vì lý do cá nhân nên không muốn tham gia vào tổ chức công đoàn, tham gia do bị ép buộc, chuyển công tác, do nghỉ việc,…hoặc vì những lý dó khác.