Khi 1 học sinh, sinh viên ra khỏi ký túc xá sẽ làm đơn xin ra ngoài và ở ngoài sẽ được coi là Ngoại trú. Vậy mẫu đơn xin ra ngoại trú là gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin ra ngoại trú là gì?
Đơn xin ra ngoại trú là văn bản được cá nhân (người hiện đang nội trú) sử dụng để chủ thể có thẩm quyền xem xét cho phép cá nhân này ra ngoại trú.
Đơn xin ra ngoại trú thể hiện mong muốn của cá nhân muốn xin ra ngoại chú. Là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét việc có chấp nhận cho cá nhân đó ra ngoại trú không.
2. Mẫu đơn xin ra ngoại trú chi tiết nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————-
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN XIN RA NGOẠI TRÚ
Kính gửi: – Trường …
(Hoặc chủ thể có thẩm quyền khác, đó có thể là tổ chức cung cấp chỗ ở nội trú cho nhân viên,…)
-Căn cứ … (văn bản/
-Căn cứ vào nhu cầu của bản thân.
Tên tôi là: …
Sinh ngày … tháng … năm …
Giấy CMND/thẻ CCCD số … Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP) …
Địa chỉ thường trú: …
Điện thoại liên hệ: …
Tôi xin trình bày với Quý trường/Quý cơ quan sự việc như sau:
Tôi là … (ví dụ nhân viên phòng … ban … công ty … sinh viên lớp … ngành … trường … khóa học … học sinh lớp … trường …)
Hiện đang nội trú tại Phòng … Khu … Nhà tập thể…… của Quý trường/Quý công ty.
Vì một số lý do sau: …
(Trình bày lý do dẫn đến việc bạn làm đơn này, như về việc bạn đã có nơi cư trú tại địa điểm gần trường/công ty/…)
Tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý trường/Quý công ty … xem xét và cho phép tôi được ra ngoại trú.
Tôi xin cam đoan với Quý trường/Quý công ty những thông tin tôi đã nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin này.
Nếu được ra ngoại trú, tôi xin cam kết sẽ: … (đưa ra cam đoan của bạn, như, không gây ảnh hưởng tới việc học/công việc/…)
Kính mong Quý trường/Quý công ty xem xét và chấp nhận đề nghị trên của tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin ra ngoại trú:
-Phần kính gửi: Ghi rõ tên cơ quan mà cá nhân muốn xin ngoại trú;
-Thông tin cá nhân: ghi rõ Họ và tên; Ngày tháng năm sinh ( Ghi đúng theo giấy khai sinh)
4. Một số quy chế của sinh viên ngoại trú:
Theo Thông tư 27/2009/TT-BGDĐT quy định về quy chế ngoại trú của học sinh, sinh viên như sau:
4.1. Quyền và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên ngoại trú:
Quyền của học sinh, sinh viên ngoại trú
-Học sinh, sinh viên ngoại trú được hưởng các quyền theo quy định hiện hành của Quy chế học sinh, sinh viên trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
– Được hưởng các quyền công dân cư trú trên địa bàn, được chính quyền địa phương, nhà trường tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong việc ngoại trú.
– Được quyền khiếu nại, đề đạt nguyện vọng của mình đến chính quyền địa phương, Hiệu trưởng nhà trường và các cơ quan hữu quan đối với các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng tại nơi cư trú. (Điều 5 Thông tư 27/2009/TT-BGDĐT)
Nghĩa vụ của học sinh, sinh viên ngoại trú
-Thực hiện nghĩa vụ theo quy định hiện hành của Quy chế học sinh, sinh viên trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
-Thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật. Chấp hành các quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường nơi cư trú và các hoạt động khác do địa phương tổ chức.
-Phải đăng ký tạm trú với công an xã (phường, thị trấn) và báo với nhà trường về địa chỉ ngoại trú của mình trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhập học.
-Khi có sự thay đổi về nơi cư trú, phải báo địa chỉ cư trú mới của mình với nhà trường trong thời hạn 20 ngày. ( Điều 6 Thông tư 27/2009/TT-BGDĐT)
Từ điều trên thì khi ở ngoại trú sinh viên cần lưu ý thực hiện đúng nhiệm vụ của mình theo quy chế học sinh, sinh viên trường đại học, ao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Ngoài ra thì sinh viên còn phải thực hiện nghĩa vụ của công dân và đăng ký tạm trú với công an xã (phường, thị trấn).
Trách nhiệm của học sinh, sinh viên ngoại trú
Làm thủ tục đăng ký ở ngoại trú với nhà trường (theo mẫu Phụ lục số 2 kèm theo), để đăng ký tạm trú với công an phường (xã, thị trấn) theo đúng Nghị định số 51/CP của Chính phủ về việc đăng ký và quản lý hộ khẩu, Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) và quy định của Quy chế này.
Riêng đối với học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi trường đóng và cùng ở với gia đình, chỉ làm đơn không cần có ý kiến của công an phường (xã, thị trấn).
Khi được phép của công an phường (xã, thị trấn) cho đăng ký tạm trú, chậm nhất sau 15 ngày học sinh, sinh viên phải báo cáo với nhà trường về địa chỉ ngoại trú của mình: họ tên chủ nhà trọ, số nhà, đường phố (thôn, xóm), phường (xã, thị trấn), quận (huyện), điện thoại liên hệ (nếu có).
Học sinh, sinh viên có trách nhiệm thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng với chủ nhà trọ; không đưa người khác vào nhà trọ khi chưa có sự đồng ý của chủ nhà trọ; báo với chủ nhà trọ đăng ký tạm vắng với công an phường (xã, thị trấn) trong trường hợp rời khỏi nhà trọ từ 24 giờ trở lên.
Khi thay đổi chỗ ở ngoại trú mới, học sinh, sinh viên phải làm đơn xin phép nhà trường để làm lại thủ tục đăng ký tạm trú với công an phường (xã, thị trấn) và phải báo cáo với nhà trường về địa chỉ ngoại trú mới của mình.
Học sinh, sinh viên phải cam kết với nhà trường và công an phường (xã, thị trấn) nơi đang ngoại trú thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương về trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn môi trường sống lành mạnh.
Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hoạt động khác do địa phương tổ chức.
Nghiêm cấm các hành vi sau đây: Sản xuất, sử dụng, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ các chất ma túy, các loại vũ khí, chất nổ, chất gây cháy, chất độc hại, tham gia các hoạt động đánh bạc, số đề, mại dâm và đua xe trái phép. tàng trữ, lưu hành, sử dụng hoặc truyền bá phim ảnh, băng đĩa và các văn hóa phẩm đồi trụy, kích động bạo lực, các tài liệu có nội dung phản động. gây ồn ào, mất trật tự và các hành vi thiếu văn hóa khác; gây gổ, kích động đánh nhau; tổ chức băng nhóm, bè phái, tụ tập gây rối trật tự, trị an; gây ô nhiễm môi trường nơi đang ở, truyền đạo trái phép, truyền bá mê tín, hủ tục. mười lăm (15) ngày trước khi kết thúc học kỳ, học sinh, sinh viên phải nộp Giấy nhận xét của công an phường (xã, thị trấn) nơi đang ngoại trú cho nhà trường.
Như vậy, để được ở ngoại trú thì sinh viên cần làm thủ tục đăng ký ở ngoại trú với nhà trường (theo mẫu Phụ lục số 2 kèm theo), để đăng ký tạm trú với công an phường ngoài ra sinh viên có trách nhiệm thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng với chủ nhà trọ; không đưa người khác vào nhà trọ khi chưa có sự đồng ý của chủ nhà trọ; báo với chủ nhà trọ đăng ký tạm vắng với công an phường (xã, thị trấn) trong trường hợp rời khỏi nhà trọ từ 24 giờ trở lên. trong trương hợp thay đổi chỗ ở ngoại trú mới, học sinh, sinh viên phải làm đơn xin phép nhà trường để làm lại thủ tục đăng ký tạm trú với công an phường (xã, thị trấn) và phải báo cáo với nhà trường về địa chỉ ngoại trú mới của mình.
4.2. Công tác học sinh, sinh viên ngoại trú:
Công tác quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú
– Phổ biến các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường về công tác ngoại trú của học sinh, sinh viên; hướng dẫn và tư vấn thủ tục đăng ký tạm trú ngay từ khi nhập học.
– Lập kế hoạch hàng năm để thực hiện công tác quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú.
– Lập sổ học sinh, sinh viên ngoại trú (Phụ lục số II), cập nhật đầy đủ, kịp thời việc thay đổi nơi cư trú của học sinh, sinh viên ngoại trú. (Điều 7 Thông tư 27/2009/TT-BGDĐT)
Công tác lập kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương nắm bắt tình hình về nhà trọ để tư vấn, giới thiệu chỗ ở cho học sinh, sinh viên có nhu cầu. Nhà trường chủ động phối hợp với chính quyền địa phương,
-Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội khác có liên quan để tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ, tổ chức thực hiện công tác ngoại trú của học sinh, sinh viên.
4.3. Trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường, giám đốc sở giáo dục và đào tạo:
Trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường
-Căn cứ điều kiện cụ thể của nhà trường, tổ chức thực hiện công tác ngoại trú của học sinh, sinh viên theo quy định tại chương III của Quy chế này,
-Phê duyệt kế hoạch hoạt động công tác quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú hàng năm của trường và chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
-Bố trí cán bộ làm công tác ngoại trú của học sinh, sinh viên.
-Bảo đảm các điều kiện nhằm phát huy vai trò của các tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam trong công tác ngoại trú của học sinh, sinh viên.
-Có cơ chế phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương để tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên ngoại trú thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.
-Phối hợp với sở giáo dục và đào tạo tham mưu, đề xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện công tác ngoại trú của học sinh, sinh viên phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. (Điều 9 Thông tư 27/2009/TT-BGDĐT)
Trong trường hợp sinh viên đã nhập học ở trường đại học thì ngoài trách nhiệm của sinh viên và gia đình của sinh viên thì hiệu trưởng nhà trường cũng phải có trách nhiệm đối với những học sinh này. Hiểu trưởng phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương để tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên ngoại trú thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình và bố trí cán bộ làm công tác ngoại trú của học sinh, sinh viên.