Để hiểu thêm về quyên góp từ thiện thì dưới dây chúng tôi xin cung cấp cho bạn đọc mẫu đơn xin quyên góp, ủng hộ từ thiện và các thông tin cần thiết.
Mục lục bài viết
1. Quyên góp, ủng hộ từ thiện là gì?
Quyên góp ủng hộ từ thiện là sự ủng hộ về vật chất một cách tự nguyện thường thông qua vận động, kêu gọi, thuyết phục, với mục đích thiện nguyện hoặc là sự ủng hộ để đạt được mục đích nào đó. … Đôi khi người ta quyên góp hàng cứu trợ, vật dụng cá nhân, thuốc y tế…. trong các trường hợp khẩn cấp.
Như chúng ta đã biết, ủng hộ từ thiện là chia sẻ về vật chất giúp cho bà con ở vùng khó khăn có cuộc sống ổn định hơn, Quyên góp ủng hộ từ thiện cũng giúp cho đất nước phát triển đồng dều hơn, dân trí cao hơn và đặc biệt là san sẻ tình cảm ” lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. thế nhưng trên phương diện đó chúng ta phải Quyên góp ủng hộ từ thiện sao cho đúng và tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
2. Mẫu đơn xin quyên góp, ủng hộ từ thiện:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———
…ngày…tháng…năm…
ĐƠN XIN QUYÊN GÓP ỦNG HỘ TỪ THIỆN
Kính gửi: Cơ quan/ tổ chức ……
Tôi là: …….
Sinh ngày: …..
CMND số: …. cấp ngày … Tại …
Công tác: …. Chức vụ: ………. Tôi xin trình bày với Quý cơ quan như sau: ……
(Ví dụ: Trên tinh thần tự nguyện và lòng nhiệt huyết, cùng mong muốn tạo ra sân chơi lành mạnh cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, tôi – Nguyễn Văn A cho công ty ABC có kế hoạch tổ chức một buổi vui chơi tại Công viên cho các em ở lớp học tình thương PT. Chương trình mang tên “Miềm vui Mái Ấm” sẽ được diễn ra vào ngày 3/2/….. ở Công viên. Kinh phí dự trù cho chương trình: Tiền xe: 1.500.000đ Tiền ăn cho các bé: 1.000.000đ ( 30 em) Hiện tại công ty đang kêu gọi sự ủng hộ từ phía các nhà tài trợ. Đồng thời nhóm cũng mong muốn sẽ nhận được sự quyên góp từ phía các cơ quan.) Tôi xin cam đoan nội dung trên hoàn toàn đúng sự thật. Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ phía Quý cơ quan. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn và lưu ý khi nộp đơn xin quyên góp ủng hộ từ thiện:
Bước 1: Viết đơn
– Trước tiên bạn sẽ ghi nơi gởi, ngày tháng năm, viết tay hoặc đánh máy đều được. (CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ….)
– Nội dung chính gồm thông tin hoàn cảnh cần giúp đỡ như: Họ tên, Năm sinh, Địa chỉ, Số điện thoại, mô tả chi tiết về khó khăn hiện tại
– Thông tin của người viết đơn (nếu là nhờ viết giúp Họ tên, Năm sinh, Địa chỉ, Số điện thoại)
– Ký rõ họ tên và cam kết nội dung trên hoàn toàn đúng sự thật và có kèm theo ảnh
Bước 2: Xác nhận đơn
– Để xác minh bạn đem đơn đến (Trưởng làng, trưởng thôn, phố….) để xác minh ký tên đóng dấu.
– Rồi đem lên Xã, phường…. để xác nhận, ký tên, đóng dấu.
Bước 3: Gửi đơn
– Bạn tiến hành gởi đơn cho đài truyền hình, báo chí nơi bạn ở, các trung tâm công tác xã hội
– Một số tỉnh sẽ có những tổ chức từ thiện xin thông tin địa chỉ sđt rồi đem đến tận nơi của hội từ thiện để nộp.
– Một số công ty doanh nghiệp, ngân hàng, thường thì họ đều có quỹ riêng để giúp
– Đăng lên mạng xã hội để kêu gọi cộng đồng giúp đỡ
4. Quyên góp ửng hộ từ thiện sao cho đúng:
Theo Nghị định Số: 93/2019/NĐ-CP về tổ chức hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Hồ sơ thành lập quỹ từ thiện bao gồm
1. Hồ sơ thành lập quỹ được lập thành 01 bộ và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này.
2. Hồ sơ thành lập quỹ, gồm:
a) Đơn đề nghị thành lập quỹ;
b) Dự thảo điều lệ quỹ;
c) Bản cam kết đóng góp tài sản thành lập quỹ của các sáng lập viên, tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định của pháp luật
d) Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Ban sáng lập quỹ và các tài liệu theo quy định của pháp luật
đ) Văn bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ;
e) Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của quỹ.
Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của quỹ
1. Thành lập và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
2. Tự nguyện, tự chủ, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của mình.
3. Tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật và điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
4. Công khai, minh bạch về tổ chức, hoạt động và thu, chi tài chính, tài sản của quỹ.
5 . Không phân chia tài sản
Điều 6. Chính sách của Nhà nước đối với quỹ
1. Được Nhà nước tạo điều kiện hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và điều lệ của quỹ.
2. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ được Nhà nước giao.
3. Việc đóng góp tài sản của cá nhân, tổ chức vào quỹ được áp dụng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Quyền hạn và nghĩa vụ của quỹ
1. Quyền hạn của quỹ:
a) Tổ chức, hoạt động theo pháp luật và điều lệ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
b) Vận động quyên góp, tài trợ cho quỹ; tiếp nhận tài sản do các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước tài trợ, hiến, tặng hoặc bằng các hình thức khác theo đúng mục đích của quỹ và quy định của pháp luật. Tổ chức các hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo tồn và tăng trưởng tài sản quỹ;
c) Được thành lập pháp nhân trực thuộc theo quy định của pháp luật;
d) Được quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật;
đ) Quỹ được phối hợp với cá nhân, tổ chức để vận động quyên góp, vận động tài trợ cho quỹ hoặc để triển khai các đề án, dự án cụ thể của quỹ theo quy định của pháp luật;
e) Phối hợp với các địa phương, tổ chức, cá nhân cần sự trợ giúp để xây dựng và thực hiện các đề án tài trợ theo mục đích hoạt động của quỹ.
2. Nghĩa vụ của quỹ:
a) Quỹ hoạt động trong lĩnh vực nào thì phải chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước về ngành, lĩnh vực đó và chỉ được tiếp nhận tài trợ, vận động tài trợ trong phạm vi hoạt động theo điều lệ của quỹ;
b) Thực hiện tài trợ đúng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức đã ủy quyền phù hợp với mục đích của quỹ;
c) Quỹ được thành lập từ các nguồn tài sản hiến, tặng hoặc theo
d) Lưu trữ và có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ, các chứng từ, tài liệu về tài sản, tài chính của quỹ, nghị quyết, biên bản về các hoạt động của quỹ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
đ) Sử dụng tài sản, tài chính tiết kiệm và hiệu quả theo đúng mục đích của quỹ; nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê theo quy định của pháp luật; phải đăng ký mã số thuế và kê khai thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
e) Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân tài trợ và cộng đồng theo quy định của pháp luật. Có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ quỹ và báo cáo kết quả giải quyết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Hàng năm, quỹ có trách nhiệm công khai các khoản đóng góp trên phương tiện thông tin đại chúng trước ngày 31 tháng 3;
h) Khi thay đổi trụ sở chính hoặc Giám đốc quỹ, quỹ phải báo cáo bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ;
i) Hàng năm, quỹ phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và tài chính với cơ quan cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính cùng cấp với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực hoạt động của quỹ và báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi quỹ đặt trụ sở trước ngày 31 tháng 12;
k) Công bố về việc thành lập quỹ theo quy định tại Điều 22 Nghị định này;
l) Thực hiện các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến tổ chức, hoạt động của quỹ và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ quỹ.
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm lợi dụng việc thành lập và tổ chức các hoạt động của quỹ để thực hiện các hành vi sau:
1. Làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng; gây phương hại đến lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng, khối đại đoàn kết dân tộc.
2. Xâm hại đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục, truyền thống, bản sắc dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Tư lợi, gian dối về tài chính trong quá trình thành lập quỹ và quỹ hoạt động.
4. Rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động trái pháp luật.
5. Làm giả, tẩy xóa, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp giấy phép thành lập quỹ dưới bất kỳ hình thức nào.
6. Sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng hoặc hỗ trợ tài sản được ngân sách nhà nước giao hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để tham gia góp tài sản thành lập quỹ.
Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết để cho các nhà hảo tâm, các quỹ từ thiện quyên góp và ủng hộ từ thiện sao cho đúng với các quy định của pháp Luật mang đến sự tiện lợi trong cong tác chuẩn bị cho quá trình quyên góp và ủng hộ từ thiện!