Học sinh, sinh viên có thể vì các lý do khác mà không tham gia được kỳ thi sẽ phải làm đơn xin phép vắng kỳ thi kết thúc học phần. Vậy mẫu đơn này có hình thức và nội dung ra sao, cách soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin phép vắng thi kết thúc học phần dành cho học sinh, sinh viên là gì?
Đơn xin phép vắng thi kết thúc học phần dành cho học sinh, sinh viên là văn bản được soạn thảo bởi học sinh, sinh viên hoãn thi gửi cho chủ nhiệm khoa và phòng đào tao với nội dung xin phép được hoãn thi vì lý do chính đáng có kèm giấy xác nhận lý do.
Mục đích của Đơn xin phép vắng thi kết thúc học phần dành cho học sinh, sinh viên: Khi học sinh sinh viên có lý do chính đáng như có vấn đề sức khỏe, hoàn cảnh…không thể tham dự kỳ thi kết thúc học phần, học sinh sinh viên sẽ gửi đơn đến chủ nhiệm khoa và phòng đào tạo với mục đích xin phép được hoãn thi. Phòng đào tạo sẽ tiếp nhận đơn và xem xét, quyết định cho sinh viên hoãn thi hay không. Mẫu đơn phải được ký xác nhận bởi trưởng khoa và phòng đào tạo.
2. Mẫu đơn xin phép vắng thi kết thúc học phần dành cho học sinh, sinh viên:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
ÐƠN XIN PHÉP VẮNG THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Kính gửi: – Quý Thầy/Cô giảng dạy học phần……….
– Ban Chủ nhiệm Khoa……………
– Phòng Đào tạo
Tôi tên:……….Mã số sinh viên:……..
Ngày sinh:……….
Nơi sinh:…………
Là sinh viên lớp:………. (HG……………) khóa ………. (20…. – 20…. )
Hệ đào tạo: Dài hạn tập trung (chính quy) tại Trường………..
Tôi kính đơn này đến Ban Chủ nhiệm Khoa, Phòng Đào tạo và quý Thầy/Cô giảng dạy học phần: Mã số HP: …………, cho phép tôi không thi kết thúc học phần và được bảo lưu kết quả đánh giá giữa kỳ nhận điểm I cho học phần này trong học kỳ ……, năm học: …………. Trong thời hạn 1 năm tiếp theo, tôi sẽ dự thi để hoàn tất điểm học phần. Nếu quá thời hạn trên, tôi không hoàn tất điểm học phần này thì điểm………………sẽ được chuyển thành điểm…………………….
Lý do vắng thi:………..
(đính kèm giấy xác nhận minh chứng lý do).
Kính mong được sự chấp thuận của quý Thầy, Cô.
Chân thành cảm ơn và kính chào trân trọng./.
Ý kiến CBGD
…….., ngày …. tháng……năm…
Người viết đơn
(chữ ký, ghi rõ họ tên)
Ý kiến của Trưởng Khoa
Ý kiến của Phòng Đào tạo
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
Người viết đơn là học sinh, sinh viên ghi rõ thông tin cá nhân: tên, mã số sinh viên, ngày sinh, nơi sinh, sinh viên lớp, khóa, hệ đào tạo, trường học.
Người viết đơn trình bày nội dung về việc hoãn thi, lý do hoãn thi và kèm giấy xác nhận lý do hoãn thi.
4. Khái quát về học phần và tín chỉ, thi kết thúc học phần:
Học phần và Tín chỉ được quy định tại Điều 3 Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Điều 2 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định chương trình đào tạo và thời gian học tập như sau:
1. Chương trình đào tạo được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, cấu trúc từ các môn học hoặc học phần (sau đây gọi chung là học phần), trong đó phải có đủ các học phần bắt buộc và đáp ứng chuẩn chương trình đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong trường hợp đào tạo song ngành hoặc ngành chính – ngành phụ, chương trình đào tạo phải thể hiện rõ khối lượng học tập chung và riêng theo từng ngành.
2. Nội dung, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo áp dụng chung đối với các hình thức, phương thức tổ chức đào tạo và đối tượng người học khác nhau. Đối với người đã tốt nghiệp trình độ khác hoặc ngành khác, khối lượng học tập thực tế được xác định trên cơ sở công nhận, hoặc chuyển đổi tín chỉ đã tích lũy và miễn trừ học phần trong chương trình đào tạo trước.
3. Chương trình đào tạo phải được công khai đối với người học trước khi tuyển sinh và khi bắt đầu khóa học; những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành và công bố trước khi áp dụng, không gây tác động bất lợi cho sinh viên.
4. Đối với mỗi hình thức đào tạo, chương trình đào tạo cần cung cấp kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá để định hướng cho sinh viên.
– Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo chính quy phải phù hợp với thời gian quy định trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời đảm bảo đa số sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo;
– Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học dài hơn tối thiểu 20% so với hình thức đào tạo chính quy của cùng chương trình đào tạo.
5. Thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo. Đối với sinh viên học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định Phương thức tổ chức đào tạo như sau:
1. Đào tạo theo niên chế:
– Là phương thức tổ chức đào tạo theo lớp học tương đối cố định đối với tất cả các học phần bắt buộc của chương trình đào tạo trong toàn khoá học, cho phép sinh viên cùng lớp thực hiện theo kế hoạch học tập chuẩn và theo một thời khóa biểu chung trừ những học phần tự chọn hoặc học lại;
– Sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường sẽ được học tiếp năm sau theo kế hoạch học tập chuẩn và đăng ký học lại những học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo;
– Sinh viên được đánh giá không đạt tiến độ học tập bình thường sẽ phải học cùng sinh viên khóa sau để học lại các học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo.
2. Đào tạo theo tín chỉ:
– Là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo;
– Sinh viên không đạt một học phần bắt buộc sẽ phải học lại học phần đó hoặc học một học phần tương đương theo quy định trong chương trình đào tạo, hoặc học một học phần thay thế nếu học phần đó không còn được giảng dạy;
– Sinh viên không đạt một học phần tự chọn sẽ phải học lại học phần đó hoặc có thể chọn học một học phần tự chọn khác theo quy định trong chương trình đào tạo.
3. Cơ sở đào tạo lựa chọn, áp dụng phương thức tổ chức đào tạo như sau:
– Đào tạo theo tín chỉ, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo;
– Đào tạo theo niên chế, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo;
– Áp dụng đào tạo theo tín chỉ cho một số khóa hoặc cho một hình thức đào tạo; áp dụng đào tạo theo niên chế cho một số khóa khác hoặc hình thức đào tạo còn lại.